Cách phân biệt rượu thật và rượu giả để tránh bị ngộ độc
Cách phân biệt rượu thật và rượu giả để tránh bị ngộ độc
Những ngày cuối năm cũng là lúc thị trường rượu giả, rượu làm nhái kém chất lượng tràn ngập trên thị trường để chuẩn bị cho dịp Tết nguyên đán. Mời các bạn cùng tham khảo một số cách phân biệt rượu thật và rượu giả để luôn đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Mẹo phân biệt mật ong thật không phải ai cũng biết
Mẹo đơn giản phân biệt gà ta với gà thải Trung Quốc
Mách bạn mẹo phân biệt thịt lợn sạch và thịt lợn bẩn
1. Rượu giả là gì
Các sản phẩm rượu giả không được kiểm soát trên thị trường Việt Nam đa phần là loại rượu có pha chế thêm phẩm màu hoặc methanol, một loại dung môi phổ biến. Methanol là một loại cồn công nghiệp. Đây là một chất siêu độc và siêu mạnh với cơ thể.
Chất độc methanol thường xuất hiện trong nhiều chế phẩm như được sử làm dung môi dùng để lau kính xe, dung dịch mực in cho máy photocopy, dung dịch tẩy rửa, làm lạnh, sản xuất sơn hoặc làm nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ. Đây được coi như là một chất dung môi công nghiệp. Methanol được pha vào rượu để giảm giá thành, tăng dung tích rượu và là chất cực độc nếu uống vào cơ thể.
2. Tác hại của rượu giả đối với cơ thể
Methanol trong rượu gây ngộ độc theo hai phương thức là ngấm vào não bộ và gây ức chế bộ phận này.
Cách thứ hai và cũng là cách thức nguy hại nhất là methanol chuyển thành aldehyd tạo ra formal aldehyd (còn gọi phoóc-môn). Những chất này gây độc cho các cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thị giác, gây suy thận cấp, viêm gan, gan nhiễm độc, nghiêm trọng hơn là gây nên toan hóa máu nặng nề. Những người uống rượu giả lâu ngày có thể mờ mắt dẫn đến mù lòa, suy hô hấp, hôn mê, co giật, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.
Độc tính của methanol tác động chủ yếu lên hệ thần kinh (nhất là thần kinh điều khiển thị giác) nên thường có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống hệt cảm giác say rượu khiến người đã uống rượu hay lầm tưởng là say nhưng thực chất là bị ngộ độc.
Đặc biệt, trong rượu giả còn có nồng độ andehit vượt quá mức cho phép. Đây là hóa chất dùng trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa, phẩm màu, nước hoa và dược phẩm. Hóa chất này nếu có trong rượu sẽ gây mù mắt.
3. Cách phân biệt rượu thật và rượu giả
Để phân biệt rượu Vodka giả, thật, theo một số chuyên gia, dễ nhận thấy nhất là ngày sản xuất in trên nắp chai. Ở Vodka thật, nét chữ nhỏ, rõ nét còn ở rượu giả thì nét chữ nhòe mờ.
Khi bóc nhãn mác của rượu Vodka, rượu giả sẽ trơn tuột, dễ bóc, còn Vodka thật sẽ để lại một lớp giấy bám chặt vào chai. Khi mở nắp chai, Vodka thật dễ mở, rãnh đứt sắc nét, có tiếng tách rất gọn. Với Vodka giả sẽ khó mở và dai hơn. Nếu như để ý kĩ phần nắp chai và đếm số rãnh đứt sẽ có 8 rãnh, còm rượu giả thì số rãnh không đều.
Về mùi vị, rượu Vodka giả thường có mùi cồn hoặc là mùi của sơn móng tay (acetone) khá nặng. Thường thì màu nước rượu giả ít sóng sánh, nếu lắc nhiều sau đó sẽ phát hiện những hạt cặn li ti từ từ rơi xuống đáy chai.
Dùng thử một mẩu giấy ăn nhúng vào rượu sau đó dùng bật lửa đốt, nếu thấy cháy bùng lên như xăng và ngọn lửa có màu hồng đỏ tức là rượu bị pha rất nhiều cồn và tạp chất.
Bên cạnh đó, các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ, còn màu sắc của nắp giả trông dại hơn.
4. Mẹo phân biệt rượu nhập khẩu thật và giả
Mức rượu trong chai:
Thông thường, các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được sản xuất công nghiệp và đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, màu sắc của rượu cũng như mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Rượu giả được làm thủ công nên màu sắc và mức rượu bên trong chai thường không đều nhau.
Khi mua, nên quan sát vài chai rượu cùng nhãn hiệu, xếp thành dãy và cùng một góc ảnh sáng để nếu thấy chai nào có màu rượu và mức rượu khác biệt thì có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.
Kiểm tra nhãn:
Đây là yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng nên quan tâm. Hầu hết các chai rượu giả đều sử dụng lại vỏ của chai rượu thật. Trong quá trình tẩy rửa, đóng chai, nhãn thật bì trầy xước hoặc bị bong ra chút ít. Vì vậy, người mua nên thận trọng với những lời giải thích "hàng bị xước trong quá trình vận chuyển". Sự khác biệt lớn là nhãn giả không thể bắt chước được các kỹ thuật in đặc biệt của các hãng chính gốc.
Kiểm tra tem nhập khẩu, tem chống giả
Một số thương hiệu có sử dụng tem chống giả dưới dạng tem vỡ dán ở cổ chai, không thể bóc tách và rất dễ cho người tiêu dùng kiểm tra, nhận biết như Chivas, Martell, Royal Solute Salute... bằng cách: thấm nước lên tem hoặc dùng bút dạ, ánh đèn huỳnh quang chiếu vào tem trên cổ chai để nổi lên thương hiệu in chìm. Việc các loại tem chống giả đặc biệt này đưa vào thị trường từ năm 2009 đã thu được hiệu quả đáng kể.
Kiểm tra nắp/ nút:
Thông thường, các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật... Tinh vi hơn, lỗi trên nắp/nút chai còn được che đậy bởi tem nhập khẩu hoặc tem chống giả.
Kiểm tra đáy chai:
Có một số loại rượu được làm giả bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó, khi mua, nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua.
Các vết khoan thường ở những chỗ khó thấy, ví dụ chính giữa vòng tròn của những chữ "A,O,B,.. hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi hút rượu ra, lỗ được dán thật kĩ bằng keo trong nên rất khó phát hiện. Người tiêu dùng cần quan sát thật kĩ để tìm những lỗ như vậy.
Nếu được tặng chai rượu ngoại thì trước khi đem ra sử dụng, nên thử bằng một trong các cách sau đây để tránh tác hại khi uống nhầm rượu giả:
Đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra, nếu có hiện tượng đông đá thì có thể bị làm giả.
Thử nồng độ cồn:
Đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi sốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.
Rượu giả khi uống không thấy mùi thơm, có vị hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng. Sau khi uống có thể bị đau đầu.
Rượu thường được chưng cất từ nho và được ngâm ủ lên men trong thùng gỗ sồi. Ngoài ra, rượu phải có độ sánh (người ta hay nói rượu có chân) và có mùi thơm của nho, của gỗ sồi, mật ong... Khi rót rượu vào ly chỉ cần lắc nhẹ ly rượu, mùi thơm được tỏa ra mùi vị rất đặc trưng và rượu vẫn còn bám nhẹ trên thành ly.