Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà vô cùng đơn giản
Với công dụng chữa được rất nhiều bệnh nên tỏi được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Tuy vậy, do có mùi hôi đặc trưng khiến người dùng cảm thấy khó chịu, để khắc phục được nhược điểm này thì các nhà khoa học Hàn Quốc đã sử dụng phương pháp lên men tự nhiên tỏi tươi để tạo ra tỏi đen.
Loại tỏi đen này không chỉ khắc phục được mùi hôi thông thường mà còn làm tăng tác dụng chữa bệnh chống oxy hóa của tỏi tươi.
Với những công dụng tuyệt vời như vậy nên không bất ngờ khi tỏi đen có giá thành rất cao, để sở hữu được một kg tỏi đen đôi khi bạn phải bỏ ra một khoản chi phí từ 1-2 triệu, không hề rẻ với những gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp.
Hôm nay, Tìm Đáp Án sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện rất đơn giản giúp bạn có thể dễ dàng làm ngay, đồng thời tiết kiệm cho gia đình một khoản chi phí.
Quy trình làm tỏi đen như thế nào?
Quy trình làm tỏi đen được diễn ra khi tỏi củ (tỏi tươi đó nha) được nung nóng với những nhiệt độ khác nhau trong vài tuần liền để mục đích cuối cùng là tạo ra nhân hay còn gọi là tép tỏi. Thành phẩm cuối cùng là tỏi đen sẽ có vị ngọt như sirô hoặc có vị me.
Các nguyên vật liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu
- Tỏi: 1kg (tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình bạn).
- Bia: 1 lon (tùy thuộc vào số lượng tỏi cần làm).
Dụng cụ
- Nồi cơm điện (nên chuẩn bị 2 cái nồi nhé).
- Giấy bạc khổ lớn nhé.
- 1 cái thau.
Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện qua 3 bước đơn giản
Bước 1: Làm sạch tỏi và ngâm với bia
Đầu tiên, khi mua tỏi về bạn tiến hành làm sạch tỏi tươi bằng cách lột sạch hết các lớp vỏ bên ngoài và bụi bẩn, nhớ cắt bỏ phần cuốn đi nha.
Tiếp theo, bạn hãy ngâm tỏi đã được làm sạch với bia bằng cách cho tất cả tỏi vào một cái thau đã được chuẩn bị sẵn, kế đó bạn đổ bia vào và ngâm trong khoảng 30 phút để tỏi ngấm các men vi sinh có ở trong bia.
Bước 2: Chế biến tỏi đen từ tỏi tươi
Ở bước này, bạn hãy trải tờ giấy bạc khổ lớn đã chuẩn bị sẵn vào nồi cơm điện. Sau đó, bạn tiến hành vớt tỏi đã được ngâm trong bia (bạn nhớ là canh đồng hồ 30 phút nhé) ra và đặt vào trong nồi.
Tiếp đó, bạn tiến hành bật nồi cơm điện ở chế độ warm, chế độ giữ nóng và ủ trong thời gian 2 tuần.
Những lưu ý khi ủ:
- Mỗi ngày bạn nên dùng nồi cơm điện để ủ tỏi trong khoảng thời gian 8 tiếng thôi, sau đó chuyển sang ủ trong một nồi cơm điện khác. Việc bạn chỉ ủ trong một nồi nóng như thế sẽ không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Với những loại nắp đậy có sử dụng nắp rời bằng thủy tinh, nhôm,.. thì bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín xung quanh nồi. Mục đích là giữ nhiệt cho nồi.
Bước 3: Kết thúc quá trình làm tỏi đen
Tới đây công việc chế biến tỏi đã xong, bạn chỉ cần đợi quá trình ủ tỏi trong khoảng 14 ngày để biến tỏi tươi thành tỏi đen. Khi tỏi đã khô và trở thành tỏi đen thì bạn hãy cho vào trong các thẩu đựng rồi bảo quản nó ở ngăn mát tủ lạnh nhé.
Sau đây là nhật ký được mình ghi lại quá trình làm tỏi đen trong 14 ngày, bạn có thể theo dõi!
Nhật ký ghi lại quá trình làm tỏi đen
Ngày thứ 1: Với ngày đầu tiên này cũng chưa có vấn đề gì xảy ra vì ngày chúng ta bắt đầu quá trình ủ tỏi trong nồi cơm điện.
Ngày thứ 2: Tỏi lúc này đã ngã sang màu trắng cùng với mùi bung ngô. Bạn nên cẩn thận khi mở nắp ra để kiểm tra tỏi vì nồi rất nóng.
Ngày thứ 3: Ở ngày thứ 3 này thì tỏi đã có mùi vị dịu hơn nhưng màu vẫn không thay đổi.
Ngày thứ 4: Tỏi đã chín hơn tuy nhiên vẫn chưa chuyển màu.
Ngày thứ 5: Màu trắng đã chuyển hẳn sang có màu hơi nâu nâu.
Ngày thứ 6: Đến đây, bạn đã xem như đi được nũa đường khi các tép tỏi chuyển sang có màu hơi đen.
Ngày thứ 7: Ở ngày thứ 7 này màu các tép tỏi đã đen hơn ở ngày thứ 6.
Ngày thứ 8: Lúc này tỏi đã đen hơn so với ngày thứ 7.
Ngày thứ 9: Tỏi đang trong giai đoạn chuyển đổi màu.
Ngày thứ 10: Lúc này các tép tỏi bóc ra và có màu nâu đen. Vị cay và hôi của tỏi tươi đã không còn.
Ngày thứ 11: Các tép tỏi đã có màu đen và đang khô dần.
Ngày thứ 12: Tỏi đã có màu đen rất đẹp.
Ngày thứ 13: Chuẩn bị thu hoạch sản phẩm thôi nào.
Ngày thứ 14: Đây là ngày cuối cùng và cũng là ngày thu hoạch. Khi tỏi được lấy ra khỏi nồi cũng là lúc các lớp vỏ đã khô, màu đen đặc trưng của tỏi đen đã xuất hiện. Khi nếm thử bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngọt, chua chua, rất mềm và dẻo.
Những lưu ý:
- Tránh mở nắp nồi quá nhiều khi ủ tỏi, điều này sẽ làm giảm chất lượng của tỏi vì quá trình lên men không thật sự ổn định.
- Sau khi kết thúc quá trình ủ tỏi nếu cảm thấy tỏi đen còn ướt thì bạn có thể ủ thêm trong một vài ngày nữa.
Lời kết
Với cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện được Chọn Mua Chuẩn hướng dẫn khá chi tiết, hi vọng sẽ giúp bạn làm ra một thẩu tỏi đen ngon lành cho bạn và gia đình thưởng thức trong một thời gian dài.
Đừng quên chia sẻ nếu thấy hay và hữu ích nhé, cảm ơn các bạn đã theo dõi!