[Review] Top 5+ Loại Máy Ép Trái Cây Tốt Nhất Hiện Nay 2021
- Công dụng của máy ép trái cây
- Nguyên lý hoạt động
- Máy ép trái cây
- Máy xay sinh tố
- Tiêu chí để đánh giá máy ép trái cây loại nào tốt
- 1. Các loại máy ép trái cây
- 1.1 Máy ép trái cây ly tâm (hay tốc độ cao)
- 1.2 Máy ép trái cây tốc độ thấp
- 1.3 Máy ép tốc độ chậm (hay tốc độ cực thấp)
- 2. Hiểu rõ nhu cầu sử dụng
- 3. Máy ép trái cây có giá bán bao nhiêu
- 4. Kiểu dáng, thiết kế của máy ép
- 5. Chất liệu các bộ phận
- 6. Dung tích bình
- 7. Công suất hoạt động
- 8. Chế độ bảo hành
- 9. Nguồn gốc xuất xứ
- Top 5 Loại máy ép trái cây tốt nhất hiện nay
- 1. Máy ép trái cây Philips HR1836 – Nên dùng
- 2. Máy ép trái cây giá rẻ Philips HR1811
- 3. Máy ép trái cây cao cấp Panasonic PAVH-MJ-DJ01SRA
- 4. Máy ép trái cây Bluestone JEB-6545 – Cân nhắc
- 5. Máy ép trái cây BlueStone JEB-6519
- Cách sử dụng máy ép trái cây đúng cách
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất
- Chọn nguyên liệu phù hợp
- Vệ sinh máy sau khi sử dụng xong
- Lời kết
Thị trường đồ gia dụng hiện nay rất đa dạng và phong phú, vì thế để chọn được máy ép trái cây loại nào tốt, giá rẻ trong rất nhiều sản phẩm không hề đơn giản.
Với kinh nghiệm đã từng sử dụng qua một số loại máy ép trái, đồng thời có tham khảo thông tin tiêu dùng từ các diễn đàn lớn như: webtretho hay lamchame thì hôm nay mình xin chia sẻ đến bạn một số bí quyết trong quá trình chọn mua và sử dụng máy ép, rất mong bạn đón nhận.
Bắt đầu nào!
Đầu tiên cùng mình lướt nhanh qua một số mẫu máy ép trái cây đang bán chạy nhất trên thị trường hiện nay nhé!
Công dụng của máy ép trái cây
Nguyên lý hoạt động
Máy ép trái cây (tên tiếng anh là: juicer) có cách thức hoạt động tương đối đơn giản, bạn chỉ việc cho trái cây, hoa quả vào và máy ép sẽ tự động thực hiện quá trình lấy nước này. Riêng với những loại máy ép bằng tay bạn sẽ hơi tốn công một xíu là bạn phải dùng ống đẩy để ép trái cây xuống bên dưới phần lõi để máy có thể ép lấy nước.
Nên mua máy ép trái cây hay máy xay sinh tố?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy cùng mình lướt qua về một số ưu, nhược điểm của từng loại.
Máy ép trái cây
❤️ Ưu điểm |
❌ Nhược điểm |
|
|
Máy xay sinh tố
❤️ Ưu điểm |
❌ Nhược điểm |
|
|
Tóm lại là nên mua máy ép hay máy xay: tùy trường hợp hay cụ thể hơn là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Chẳng hạn:
Nếu nhu cầu của bạn chỉ dừng lại ở việc chế biến ra những ly sinh tố cho gia đình mình thì chỉ cần chọn mua máy xay sinh tố là đủ.
Ngược lại, nhu cầu bạn nhiều hơn và tình hình tài chính dư giả thì tất nhiên chọn mua máy xay đa năng hoặc máy ép để đảm bảo.
Vậy để chọn mua máy ép loại nào tốt thì cần những tiêu chí gì, mời bạn tiếp tục theo dõi ở phần tiếp theo.
Tiêu chí để đánh giá máy ép trái cây loại nào tốt
1. Các loại máy ép trái cây
Trên thị trường hiện nay mình thấy có khá nhiều cách phân loại máy ép trái cây, một số loại phổ biến đó là máy ép bằng tay mini, máy ép trái cây công nghiệp, máy ép trái cây tốc độ cao, máy ép trái cây tốc độ thấp và máy ép trái cây tốc độ cực thấp.
Nhưng thật ra thì chỉ có 3 loại cơ bản là máy ép tốc trái cây ly tâm, máy ép trái tốc độ thấp và máy ép trái cây tốc độ chậm. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
1.1 Máy ép trái cây ly tâm (hay tốc độ cao)
Máy ép trái cây ly tâm được cấu thành bởi các bộ phận gồm: mô tơ, mâm xay dạng tròn (gồm: nhiều lưỡi dao và lưới lọc), nắp máy, xay hứng nước ép và dùng để xả bã.
Khi trái cây hoặc hoa quả được đưa vào ép, dưới lực xoay rất lớn của mâm xay lên đến 2.400 vòng/phút thì tất cả các loại nguyên liệu này sẽ được mài nhỏ và nước ép sẽ dần được tách ra khỏi bã.
❤️ Ưu điểm |
❌ Nhược điểm |
|
|
1.2 Máy ép trái cây tốc độ thấp
Loại máy này có thêm phần trục cán giúp nghiền nát nguyên liệu thành bã một cách nhanh chóng, sau đó phần bã này sẽ được màng lọc ép lại một lần nữa để lấy triệt để phần nước ép có trong trái cây và hoa quả.
❤️ Ưu điểm |
❌ Nhược điểm |
|
|
1.3 Máy ép tốc độ chậm (hay tốc độ cực thấp)
Khác hẳn với máy ép ly tâm thông thường, máy ép tốc độ chậm được cấu thành bởi 2 bộ phận là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt với tốc độ xoay chỉ khoảng 40-90 vòng /phút.
Máy ép trái cây tốc độ chậm hoạt động dựa trên nguyên lý trục vít cưỡng bức LSTS, tức là khi chúng ta đưa nguyên liệu vào máy ép sẽ được trục vít (có dạng xoắn ốc) từ từ nghiền nát và đẩy vào bộ phận lưới lọc một cách tự nhiên nhất mà không tạo ra bất kỳ lực ma sát hay ly tâm nào cả.
❤️ Ưu điểm |
❌ Nhược điểm |
|
|
2. Hiểu rõ nhu cầu sử dụng
Sau khi đã hiểu rõ các loại máy ép trái cây rồi thì bạn hãy tự suy nghĩ xem nhu cầu của mình sẽ phù hợp với loại máy ép nào?
Nếu nhu cầu của bạn là chế biến ra những ly nước ép dùng cho bữa sáng thì không cần phải quá tốn kém, vì chỉ với một chiếc một chiếc máy ép như máy vắt cam là quá đủ.
Tham khảo: Kinh nghiệm chọn mua máy vắt cam loại nào tốt nhất
Còn nếu nhu cầu của bạn đa dạng hơn thì bắt buộc bạn phải chọn những loại máy ép lớn hơn và nhiều chức năng hơn.
Hiểu rõ nhu cầu sẽ tránh được trường hợp mua về sử dụng vài ba lần rồi vứt gây ra rất lãng phí lớn.
3. Máy ép trái cây có giá bán bao nhiêu
Bước tiếp theo chúng ta sẽ chú ý đến giá thành sản phẩm khi lựa chọn, máy ép trái cây hiện nay không chỉ phong phú về chủng loại mà giá cả cũng vô cùng đa dạng, dao động từ những sản phẩm giá rẻ chỉ có vài trăm ngàn cho đến những sản phẩm cao cấp có giá bán lên đến 20-30 triệu.
Tham khảo thêm: Top 10 máy xay sinh tố giá rẻ 200k tốt nhất hiện nay
Bạn có thể dựa vào 3 phân khúc giá dưới đây để chọn lựa cho phù hợp với tình hình kinh tế của gia đình mình.
Phân khúc giá rẻ, bình dân với giá dao động dưới 400K: hầu hết các sản phẩm ở phân khúc này là các loại máy ép ly tâm bằng tay hoặc các loại máy vắt cam. Ưu điểm là giá thành rẻ tốc độ ép nhanh. Phân khúc này phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế eo hẹp.
Phân khúc tầm trung với giá dao động từ 400K-1,5 triệu: mức giá này đảm bảo cho bạn một sản phẩm đầy đủ về mặt chức năng và kiểu dáng đẹp, bắt mắt. Dòng này được khá nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Phân khúc cao cấp với giá dao động trên 1,5 triệu: dòng sản phẩm ở mức giá này thì khỏi nói rồi, đi kèm với chất liệu cao cấp, kiểu dáng sang trọng là mức giá rất cao. Trong đó phải kể đến một số máy ép của các hãng như: Kuvings, Hurom, Panasonic hay Philips.
4. Kiểu dáng, thiết kế của máy ép
Một chiếc máy ép trái cây với kiểu dáng đẹp, thiết kế bắt mắt sẽ góp phần làm cho căn bếp nhà bạn trở nên sang trọng, tinh tế hơn.
5. Chất liệu các bộ phận
Trong đó bạn cần quan tâm các bộ phận quan trọng sau đây:
- Kích thước khay chứa bã lớn sẽ giúp quá trình vận hành được diễn ra liên tục hơn.
- Chất liệu lưỡi dao sử dụng chất liệu bằng kim loại bền, cứng cáp và sắc bén sẽ giúp quá trình cắt nguyên liệu diễn ra nhanh hơn.
- Bạn nên chọn các lưới lọc bằng chất liệu mềm vì nó sẽ đảm bảo dễ dàng vệ sinh chùi rửa hơn, đồng thời không bị biến dạng như các lưới sử dụng kim loại.
6. Dung tích bình
Dung tích máy ép trái cây phụ thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình, tất nhiên là những máy ép dung tích nhỏ thì cũng có thể xay được trái cây, tuy nhiên số lượng sẽ không nhiều được. Do đó sẽ đảm bảo hơn nếu bạn chọn những chiếc máy ép có dung tích lớn (mặc dù dung tích lớn sẽ tốn nhiều điện năng).
7. Công suất hoạt động
Phần này thì mình đã nói khá kỹ trong mục phân loại máy ép trái cây nên bạn có thể xem lại nhé.
8. Chế độ bảo hành
Đa phần các máy ép trái cây có thời gian bảo hành trung bình khoảng 1-2 năm, trừ một số sản phẩm của Kuvings sẽ có thời gian bảo hành cao hơn. Khi mua hàng nhớ kiểm tra xem sản phẩm có còn tem bảo hành hay không nhé.
9. Nguồn gốc xuất xứ
Nguồn gốc xuất xứ sản phẩm lúc nào cũng là vấn đề khiến người tiêu dùng quan tâm hàng đầu, trước tình hình bất ổn của thị trường như hiện nay thì bắt buộc bạn phải cẩn trọng.
Nên mua máy ép trái cây ở đâu, giá rẻ:
Lựa chọn những siêu thị hay trung tâm điện máy có uy tín để đảm bảo chất lượng, một số trường hợp khi bạn gặp phải vấn đề cũng kịp thời giải quyết hơn so với những chợ hay của hàng nhỏ lẻ.
Top 5 Loại máy ép trái cây tốt nhất hiện nay
1. Máy ép trái cây Philips HR1836 – Nên dùng
Giá ưu đãi: 2.020.000 VNĐ
Philips HR1836 là model đầu tiên ChonMuaChuan muốn giới thiệu đến bạn trong danh sách những chiếc máy ép trái cây, máy ép hoa quả tốt nhất hiện nay trên thị trường, sản phẩm mang trong mình rất nhiều ưu điểm nổi bật.
Sở hữu thiết kế đẹp mắt, kiểu dáng sang trọng với tông màu đen làm chủ đạo. Phần vỏ ngoài sử dụng chất liệu nhựa và inox sáng bóng vừa đảm bảo độ bền, an toàn cho sức khỏe và dễ vệ sinh sau khi sử dụng xong.
Ống tiếp nhiên liệu và dung tích bình chứa lớn 1,5 lít cho phép bạn có thể thoải mái ép được nguyên trái, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Lưỡi dao sắc bén kết hợp cùng công suất mạnh mẽ 500W để ép các loại thực phẩm nhanh chóng chỉ trong 1 lần ép.
Ứng dụng quy trình công nghệ Quickclean đánh bóng bằng điện tạo nên bề mặt lưới lọc rất mịn màng, dễ dàng lấy nước ép và loại bỏ hoàn toàn phần bã xơ. Bên cạnh đó, tiếng ồn khi máy vận hành được hạn chế ở mức thấp nhất không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình bạn.
Giống hầu hết các máy ép trái cây, hoa quả khác trên thị trường Philips HR1836 cũng được tích hợp tính năng tự động ngắt điện khi quá tải, qua đó hạn chế tối thiểu các động cơ của máy bị hư hỏng.
Ở thời điểm hiện tại Philips HR1836 được đánh giá là chiếc máy ép trái cây, hoa quả chất lượng nhất mà các chị em nội trợ nên cân nhắc lựa chọn cho gia đình mình. Dù rằng mức giá để sở hữu không hề rẻ tí nào.
2. Máy ép trái cây giá rẻ Philips HR1811
Giá ưu đãi: 950.000 VNĐ
Nếu ngân sách dành để mua máy ép trái cây của bạn không nhiều chỉ dao động trên dưới 1 triệu đồng thì Philips HR1811 là sự lựa chọn thích hợp nhất dành cho bạn. Về cơ bản Philips HR1811 có nhiều điểm tương tự như Philips HR1836.
Máy ép trái cây Philips HR1811 có thiết kế gọn nhẹ với dung tích chỉ khoảng 500ml, kiểu dáng rất bắt mắt nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữ 2 tông màu trắng và xanh. Phía bên dưới máy là hệ thống gồm 4 chân đế silicon có khả năng giữ ổn định máy và chống trơn trượt hiệu quả.
Đi kèm với dung tích vừa phải 0,5 lít là động cơ có công suất hoạt động vừa phải chỉ khoảng 350W; lưỡi dao bằng inox sắc bén; 2 chế độ ép trái cây cứng và mềm vẫn đảm bảo giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian, công sức để làm những việc quan trọng khác.
Điều chỉnh 2 tốc độ ép cứng và mềm dễ dàng thông qua núm xoay được thiết kế trên máy. Trong quá trình vận hành máy sẽ tự động ngắt điện nếu xảy ra tình trạng quá tải, qua đó hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng động cơ của máy.
Tuy khả năng ép của máy còn rất hạn chế, đặc biệt là với những loại trái cây cứng thì máy ép còn nhiều nước nhưng với giá bán khoảng 1 triệu đồng thì Philips HR1811 vẫn là sự lựa chọn chất lượng.
3. Máy ép trái cây cao cấp Panasonic PAVH-MJ-DJ01SRA
Giá ưu đãi: 2.820.000 VNĐ
Panasonic PAVH-MJ-DJ01SRA thuộc dòng máy ép trái cao cấp (máy ép nhanh) được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến chắc chắn sẽ đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu ép trái cây, thực phẩm của gia đình bạn dù đó là loại thực phẩm cứng hay mềm.
Thoạt nhìn vẻ ngoài máy sở hữu thiết kế vô cùng cồng kềnh, một phần vì có dung tích lớn 1,5 lít và phần thân máy bằng kim loại không gỉ nên khá nặng. Nhờ ống tiếp nhiên liệu lớn giúp máy có thể ép được nguyên trái mà không hề hấn gì.
Bên cạnh lưỡi dao lớn sắc bén bằng inox 304, việc được trang bị công suất quá mạnh mẽ lên đến 800W cũng giúp dễ dàng ép được nhiều loại trái cây như táo, ổi, xoài… chỉ trong thời gian ngắn và tiết kiệm công sức cho bạn.
Panasonic PAVH-MJ-DJ01SRA là một trong những chiếc máy ép có mức độ hoàn thiện thuộc hàng xuất sắc hiện nay trên thị trường. Các bộ phận của máy được thiết kế ăn khớp với nhau, kiểu dáng và thiết kế sang trọng với tông màu đen sáng bóng.
Dù cho máy ép trái cây Panasonic PAVH-MJ-DJ01SRA có chất lượng quá tốt nhưng việc có kiểu dáng khá cồng kềnh, khá nặng chưa kể mức giá tương đối cao sẽ khiến nhiều người e ngại khi muốn sở hữu.
4. Máy ép trái cây Bluestone JEB-6545 – Cân nhắc
Giá ưu đãi: 1.120.000 VNĐ
Dù rằng máy ép trái cây Philips HR1836 rất tốt nhưng với mức giá tương đối cao thì không phải ai trong chúng ta cũng có khả năng về tài chính để sở hữu. Do đó, một chiếc máy rẻ hơn phân nữa như Bluestone JEB-6545 được xem là giải pháp thay thế hoàn hảo.
Một trong những điểm mạnh nhất của Bluestone JEB-6545 đến từ động cơ mạnh mẽ, được trang bị công suất hoạt động lớn lên đến 850W cho phép ép nhuyễn nhanh chóng các loại trái cây, hoa quả hay bất cứ thực phẩm lớn nào.
Các bộ phận cấu thành nên máy đều được làm từ chất liệu an toàn với sức khỏe như bộ lọc siêu nhuyễn, trục quay, lưỡi dao bằng inox 304, thép không gỉ cao cấp hay thân máy, ca chứ nước sử dụng nhựa ABS siêu bền…
Kiểu dáng tinh tế, thiết kế hiện đại và tông màu hồng chủ đạo vừa tạo cảm giác nhẹ nhàng mà vẫn cực kỳ bắt mắt. Bên dưới là hệ thống 4 chân đế giúp máy luôn đứng vững, không bị xê dịch hay trơn trượt.
Công suất hoạt động mạnh mẽ 850W và vòng quay lớn 18000 vòng/phút tuy giúp cho động cơ ép thực phẩm nhanh chóng nhưng cũng đồng thời phát ra độ ồn lớn. Đây là điểm bạn cần lưu ý khi chọn mua sản phẩm này.
5. Máy ép trái cây BlueStone JEB-6519
Giá ưu đãi: 790.000 VNĐ
BlueStone JEB-6519 là model cuối cùng chúng tôi muốn gửi đến bạn. Bên cạnh Philips HR1811 thì đây cũng là chiếc máy ép trái cây có giá bán siêu rẻ nhưng chất lượng lại rất tốt và hiện tại sản phẩm này đang bán rất chạy trên Tiki.
Được trang bị công suất hoạt động tương đối thấp chỉ 250W kết hợp cùng 2 chế độ ép trái cây mềm và cứng như hầu hết các dòng máy ép khác trên thị trường sẽ giúp BlueStone JEB-6519 ép được trái cây với số lượng ít.
Các bộ phận cấu tạo nên máy đều được làm từ các chất liệu bền bỉ và an toàn với sức khỏe người dùng. Trong đó, phần vỏ ngoài bằng chất liệu nhựa ABS kháng vỡ, đảm bảo chịu lựa và chống va đập tốt, lưỡi dao inox sắc bén để chém trái cây nhanh chóng.
Tông màu trắng kết hợp viền đen đem lại cho máy sự năng động, trẻ trung và không kém phần sang trọng. Hỗ trợ các chức năng khóa an toàn, ngắt điện khi quá tải hay tính năng chống nhỏ giọt sau khi ép xong nước.
Máy ép trái cây BlueStone JEB-6519 thuộc dòng máy ép mini với giá bán rẻ và thời gian bảo hành 24 tháng sẽ thực sự phù hợp với những nhu cầu sử dụng nước ép không thường xuyên.
Cách sử dụng máy ép trái cây đúng cách
Sử dụng máy ép trái cây thì tất nhiên bạn có thể nắm được, nhưng làm thế nào để sử dụng đúng cách và hiệu quả thì không phải ai cũng có thể làm được, do đó trong bài này mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy ép trái cây hiệu quả, để bạn khỏi phải tốn thời gian để đi tìm kiếm ở những nơi khác.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất
Không chỉ riêng gì máy ép trái cây mà bất kỳ sản phẩm nào khi mua về đều có phần hướng dẫn sử dụng đi kèm do đó bạn cần đọc kỹ để nắm rõ quy trình. Tùy thuộc vào mỗi loại máy ép mà chúng ta sẽ có những cách sử dụng khác nhau.
Chọn nguyên liệu phù hợp
Việc lựa chọn nguyên liệu để ép cũng rất quan trọng, bạn chỉ nên lựa chọn những hoa quả có độ cứng vừa phải như: cam, bưởi, lê, táo, chanh, kiwi, dừa, nho, dâu tây, xoài…tránh một số loại trái cây quá mềm như: chuối, mãng cầu, vì các loại bã này rất dễ mắc kẹt vào lưới lọc gây ảnh hưởng đến quá trình ép.
Ngoài ra bạn cũng nên sáng tạo một chút trong việc kết hợp các nguyên liêu với nha hoặc có thể thử kết hợp nước ép với các loại đồ uống khác.
Vệ sinh máy sau khi sử dụng xong
Sau khi sử dụng xong máy ép bạn nhớ chú ý chùi rửa sơ qua với nước, tránh để lâu ngày các chất cạn gây ảnh hưởng xấu đến phần động cơ bên trong. Cẩn thận trong quá trình tháo lắp, đặc biệt là phần dây điện đừng để dính vào nước.
Lời kết
Hy vọng bài viết này của Tìm Đáp Án đã phần nào đó giải đáp thắc mắc trong việc chọn mua máy ép trái cây loại nào tốt và giá rẻ. Chúc bạn tìm được một sản phẩm như ý, hãy nhớ để lại cảm nhận trong phần bình luận bên dưới nhé, cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.
Và đừng quên like và share bài viết để mọi người cùng biết!