Nghị quyết 27-NQ/TW được ban hành với quy định xóa bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, như vậy sẽ có sự thay đổi trong cách tính và xác định lương của công chức viên chức trong thời gian sắp tới. Vậy nếu bỏ lương cơ sở, lương công chức viên chức được tính như thế nào? Quy định về tiền lương đóng BHXH, chế độ BHXH có thay đổi hay không?
Theo đó, căn cứ Điểm b Mục 3.1 Nghị quyết 27-NQ/TW thì về nguyên tắc chung lương công chức viên chức sẽ được tính theo vị trí việc làm và mức tiền lương sau cải cách không thấp hơn mức tiền lương hiện hưởng. Tùy vào vị trí, chức vụ, đối tượng thì nguyên tắc tính lương là khác nhau, cụ thể:
I. Bỏ lương cơ sở, lương công chức viên chức được tính như thế nào?
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.
- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
- Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
3. Đối với lực lượng vũ trang
Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
II. Bãi bỏ lương cơ sở: Sửa 13 quy định về tiền lương đóng BHXH, chế độ BHXH
Nghị quyết 27/NQ-TW nêu rõ nội dung bãi bỏ lương cơ sở. Những quy định gắn liền với mức lương cở sở sẽ phải sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có dự thảo Tờ trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), trong đó nhắc đến việc sửa đổi các nội dung gắn với mức lương cơ sở, cụ thể:
(1) Tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (trước khi đi chưa tham gia BHXH).
(2) Mức trần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHXH tự nguyện
(3) Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau và trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
(4) Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
(5) Trợ cấp 1 lần khi bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(6) Trợ cấp hàng tháng khi bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(7) Trợ cấp phục vụ khi bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(8) Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(9) Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
(10) Trợ cấp mai táng
(11) Trợ cấp tuất hàng tháng
(12) Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất
(13) Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
-
Xem thêm: Bãi bỏ lương cơ sở: Sửa 13 quy định về tiền lương đóng BHXH, chế độ BHXH
"Theo chủ trương tại các văn bản ban hành cho đến lúc này cụ thể như tại Nghị quyết 27-NQ/TW đã nêu rõ sẽ không còn áp dụng chế độ lương cơ sở từ năm 2021, thay vào đó các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được áp dụng chế độ tiền lương mới được tính theo số tiền cụ thể theo từng vị trí việc làm và chính sách này sẽ được quy định cụ thể trong thời gian sắp tới. Hi vọng đây sẽ là bước cải cách mang tính đột phá, giúp cải thiện mức sống và tạo niềm hứng khởi cho các đối tượng làm việc trong khối Nhà nước".
Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tán thành với kiến nghị của Ban cán sự Đảng Chính phủ về thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 01/7/2022 thay vì vào năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết 27.
Vì vậy, từ 01/7/2022 mới thực hiện chính sách bãi bỏ mức lương cơ sở, năm 2021 vẫn áp dụng mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng
- Bảng lương theo vị trí việc làm năm 2022 của cán bộ, công chức, viên chức
Theo lộ trình cải cách tiền lương được Bộ Chính trị đề ra tại Nghị quyết 27, từ năm 2022, mức lương cơ sở và hệ số lương sẽ được bãi bỏ, thay vào đó là 05 bảng lương mới với cán bộ, công chức, viên chức.
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Bỏ lương cơ sở, lương công chức viên chức được tính như thế nào? Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được Tìm Đáp Án cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
- Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu từ 2021 dành cho mọi người lao động
- Cách xác định thời điểm nghỉ hưu, thời điểm bắt đầu nhận lương hưu
- Mức hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 ai cũng cần biết
- 04 trường hợp được nghỉ hưu sớm từ 2021
- 3 trường hợp đủ điều kiện giải quyết hưởng lương hưu 2021
- 07 quy định liên quan đến lương hưu sẽ bị bãi bỏ từ 2021