Bộ câu hỏi và gợi ý đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Bộ câu hỏi và gợi ý đáp án cuộc thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình là tài liệu tham khảo dành cho cuộc thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017. Tìm Đáp Án mời quý bạn đọc cùng tham khảo đề hoàn thành tốt bài dự thi của mình.
BỘ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN
Cuộc thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình
(Ban hành kèm theo Thể lệ số: 19 /TL-BTC ngày 15 /5/2017 của BTC cuộc thi)
Câu 1: Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua vào thời gian nào? Có hiệu lực thi hành từ thời gian nào? Bạo lực gia đình là gì? Các hành vi bạo lực gia đình, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình, nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình, quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định như thế nào?
Gợi ý đáp án:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2008.
- Nội dung đáp án trả lời ở Điều 1, 2, 3, 4, 5. Chương I. Những quy định chung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 2: Điều khoản nào trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về những hành vi nào bị nghiêm cấm? Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình; Nguyên tắc tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình được quy định như thế nào trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình?
Gợi ý đáp án:
- Nội dung đáp án trả lời ở Điều 8, Điều 12, 13, 14, 15, 17. Mục 2, Chương II của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 3: Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định như thế nào về các nội dung sau: Nguyên tắc phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình; Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ đối với nạn nhân bạo lực gia đình như thế nào; Việc xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được áp dụng khi nào, đối với đối tượng nào; Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống bạo lực gia đình?
Gợi ý đáp án:
- Nội dung đáp án trả lời ở Điều 18, 19. Mục 1. Chương III; Điều 42, 43, 44. Chương V của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 4. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với các Hành vi: xâm hại sức khỏe thành viên gia đình; hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình?
Gợi ý đáp án:
- Nội dung đáp án trả lời ở Điều 49, 50, 51, Mục 4, Chương II. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 5: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với các hành vi: cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng; cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ?
Gợi ý đáp án:
- Nội dung đáp án trả lời ở Điều 52, 53, 54, 55, Mục 4, Chương II. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 6: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với các hành vi: bạo lực về kinh tế; buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ; bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình; sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình; Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình?
Gợi ý đáp án:
- Nội dung đáp án trả lời ở Điều 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, Mục 4, Chương II. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 7. Trên cơ sở nhận thức về Luật phòng, chống bạo lực gia đình và thực tế việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương, các anh, chị hãy đề xuất những giải pháp mà anh, chị thấy cần thiết và có tính khả thi để thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc (Nội dung các giải pháp đề xuất không quá 2.000 từ. Có thể minh họa bằng hình ảnh)?
Câu 8. Anh, chị hãy viết về một gương điển hình tiêu biểu trong việc thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La (Bài viết không quá 2.000 từ. Có thể minh họa bằng hình ảnh)?
Gợi ý đáp án:
Có thể viết về gương tập thể hoặc cá nhân tiêu biểu trong công tác triển khai tuyên truyền và thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình ở khu dân cư hoặc cơ quan, đơn vị trên địa bàn tác giả sinh sống.