Bài thu hoạch môn Mỹ thuật - Chương trình giáo dục tổng thể
Bài thu hoạch môn Mỹ thuật - Chương trình giáo dục tổng thể là mẫu bài thu hoạch chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên sao chép toàn bộ bài viết.
- Bài thu hoạch môn Tiếng Việt - Chương trình giáo dục tổng thể
- Khung năng lực vị trí việc làm trường tiểu học
- Bài thu hoạch môn Chương trình tổng thể
- Bài thu hoạch môn Tự nhiên xã hội - Chương trình giáo dục tổng thể
BÀI THU HOẠCH MÔN MĨ THUẬT
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018
Giáo viên: ......................
Trường: .........................
Câu 1: Chương trình môn mĩ thuật trong giáo dục phổ thông mới 2018 có gì giống và khác nhau so với chương trình mĩ thuật hiện hành?
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã được tập huấn mỗi trường nghiên cứu và thiết kế một kế một kế hoạch bài dạy môn mĩ thuật.
BÀI LÀM
Câu 1: Điểm giống và khác nhau so với chương trình mĩ thuật hiện hành và mĩ thuật giáo dục phổ thông mới 2018.
So sánh |
ND chương trình MT hiện hành |
ND chương trình MT mới 2018 |
Tên môn |
Mĩ thuật |
Mĩ thuật |
Xác định MT |
Kiến thức, kĩ năng, thái độ |
Phẩm chất (5PC); Năng lực (chung, đặc thù: năng lực mĩ thuật và năng lực đặc thù khác) |
PP, hình thức tổ chức dh |
- PP: Trực quan, vấn đáp, thảo luận, thực hành luyện tập, đánh giá... - Hình thức tổ chức dạy học: trên lớp, ngoài trời, HĐ cá nhân, nhóm |
- PP: Trực quan, vấn đáp, thảo luận, thực hành luyện tập, đánh giá... - HTTC dạy học: Trên lớp, ngoài trời,trải nghiệm,HĐ cá nhân, nhóm kết hợp thảo luận |
Nội dung GD |
- Chia 5 phân môn: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, nặn và tạo dáng, TT mĩ thuật. Các phân môn thực hiện đan xen... -Thời lượng cho các bài/phân môn bằng nhau. -35 tiết/35 tuần/năm; Tên bài, số tiết/bài thực hiện theo qui định, áp dụng toàn quốc |
- Theo mạch ND: MT tạo hình và MT ứng dụng gồm Hội họa, đồ họa, điêu khắc, thủ công, lí luận và LSMT lồng ghép trong 4 ND trên. -Thời lượng: 60% MTTH, 30% MTƯD, 10% kiểm tra. - 35 tiết/35 tuần/năm - Thuộc giai đoạn cơ bản(lớp 1- 9 |
Đánh giá kết quả |
-Đánh giá thường xuyên (kiểm tra giữa kì, cuối kì) - CHT, hoàn thành, hoàn thành tốt |
- Đánh giá chuẩn đoán, quá trình, tổng kết (bài kiểm tra), định tính, định lượng - Đạt, hoàn thành, hoàn thành tốt |
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 1
(Theo sách mĩ thuật 1 của bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong Giáo dục)
BÀI: NHỮNG CHÚ CÁ ĐÁNG YÊU
(Thời lượng: 2 tiết)
1. MỤC TIÊU
1.1. Về phẩm chất
Chủ đề góp phần bồi dưỡng các phẩm chất như:
- Yêu quý các con vật, có tinh thần trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ các con vật.
- Có đức tính chăm chỉ, siêng năng thông qua quá trình quan sát, tìm hiểu về cá và sưu tầm vật liệu để thực hành tạo sản phẩm.
- Trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
1.2.Về năng lực
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
- Năng lực mĩ thuật:
+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của các loại cá. Nhận biết được các yếu tố tạo hình như: Hình, đường nét, màu sắc, đậm nhạt.Biết cách sử dụng sản phẩm mĩ thuật làm đồ chơi, đồ dùng học tập.
+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình và trang trí được con cá từ giấy, bìa màu. Thực hiện được những sản phẩm chung của cả nhóm.
+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vẽ, xé dán tạo được một vài con cá theo ý thích. Tạo được sản phẩm cá nhân và chung của cả nhóm.
- Năng lực đặc thù khác:
Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
2.1 Giáo viên:
Một số tranh, ảnh, sản phẩm của học sinh, loa đài....
2.2 Học sinh:
Giấy vẽ A4, giấy màu, màu, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác...
3. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm,... và kết hợp với những phương pháp tích cực khác.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (2 phút)
Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
Đồ dùng thiết bị dạy học |
1. Hoạt động khởi động (3 phút) |
||
- Cho HS nghe bài hát cá vàng bơi. - Trong bài hát cá vàng làm những gì? - Cá vàng đã làm gì cho nước thêm sạch trong? - Giới thiệu về bài học:... |
- Nghe và hát theo nhạc - Ngoi lên, lặn xuống,múa tung tăng - Cá vàng bắt bọ gậy. |
Loa, nhạc |
2. Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ (6 phút) |
||
Quan sát hình, màu của những chú cá - HD HS kể về những con cá mà mình biết. • Con cá có hình dáng như thế nào? • Con cá có những bộ phận bên ngoài nào?
•Cá được nuôi để làm gì?
+ Em biết thêm những giống cá nào? + Nhà em có nuôi cá không? + Em đã làm gì để giúp bố mẹ nuôi cá? + GVTT: Con cá có các bộ phận đầu,thân,vây,đuôi…màu sắc đa dạng |
- Nghe HD
+ Kể về con cá.
+ Bộ phận chính: Đầu, thân,vây, đuôi.
+ Vàng, nâu, đỏ…
+ Nuôi để làm cảnh, làm thức ăn hàng ngày... + Cá rô,cá chép, cá trôi…
+ TL… + Cho cá ăn. |
Tranh ảnh về cá.
|
3. Hoạt động sáng tạo, ứng dụng thẩm mĩ(42 phút) |
||
* Cách tạo hình cá – Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (trang 39) thảo luận nhóm đôi để nhận biết các bước để tạo hình con cá? + Con cá được làm bằng vật liệu gì?
+ Thao tác mẫu và hướng dẫn HS làm theo
GVTT: Có thể tạo hình con cá bằng cách gấpvà cắt, dán giấy |
+ HS thảo luận nhóm đôi.
+ Báo cáo kết quả thảo luận: cá được làm bằng giấy màu, kéo,hồ dán..
+ QS + Các bước: Bước 1: Xé hình thân cá theo tưởng tượng.
|
- Tranh HD vẽ, cắt, xé dán về con cá.
|
* hình chú cá yêu thích Khuyến khích HS trang trí cá theo ý thích. • Em sẽ tạo hình và trang trí con cá mà em yêu thích. Có thể trang trí thêm cho cá bằng cách vẽ nét hay cắt dán giấy màu. |
- QS
+ HS trả lời theo câu hỏi gợi mở. - Lựa chọn và tạo hình sản phẩm về con cá.
|
- Hình ảnh một số sản phẩm
|
4. Hoạt động phân tích, đánh giá thẩm mĩ (10phút) |
||
*Trưng bày sản phẩm và chia sẻ - Hướng dẫn HS tạo đàn gà theo nhóm để trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về: • Đàn cá nào em thích? |
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm tổ. - Tập chia sẻ về sản phẩm trước lớp theo HD của GV |
- SP của học sinh
|
5.Hoạt động mở rộng (5 phút) |
||
Cùng sắp xếp và trang trí đàn cá.
|
- TLN4: Tìm hiểu theo câu hỏi HD của GV, sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận
|
- Sản phẩm mĩ thuật tramh vẽ cá của HS khóa trước
|
5. NHẬN XÉT, DẶN DÒ (2 phút)
GV củng cố lại kiến thức đã học. Dặn dò chuẩn bị cho bài sau
Nguồn: Cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trên chuyên mục Biểu mẫu giáo dục của Tìm Đáp Án.