Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT4
Tìm Đáp Án xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT4 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch BDTX module THPT4 là bài thu hoạch về phương pháp và kĩ thuật thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch BDTX module THPT4
BÀI THU HOẠCH
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Họ và tên giáo viên:............................
Tổ chuyên môn:....................................
Chức vụ chuyên môn:.............................
Nhiệm vụ: .........................................
Phần 1: TỰ NHẬN THỨC VỀ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
I. MỤC TIÊU:
Thực hiện theo kế hoạch của Sở GD & ĐT ............... về việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học ...........
Căn cứ chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT ban hành kèm theo thông tư số 32/2011/TT- Bộ GD & ĐT ngày 08/08/2011 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo;
Căn cứ thông tư số 26/2012/TT - Bộ GD & ĐT ngày 10/07/2012 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Hiệu Trưởng trường THPT.........trong năm học ............ Nay tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo Module 4
II. THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG.
- Thời lượng tự học : 5 tiết.
- Thời lượng thảo luận tổ: 5 tiết.
III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG.
Phần 1: NHẬN THỨC
Câu 1. Các phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin về môi trường giáo dục:
Các phương pháp tìm hiểu môi trường giáo dục:
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ học sinh.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.
- Sử dụng phương pháp điều tra viết để thu nhập thông tin.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ học sinh: nghiên cứu học bạ, lí lịch của học sinh THPT và cha mẹ các em; nghiên cứu hồ sơ, sổ sách ghi chép của lớp. Học bạ của học sinh là hồ sơ ghi tương đối đầy đủ về tình hình học tập, tu dưỡng, khen thưởng và kỉ luật đối với mỗi học sinh. Nghiên cứu học bạ sẽ cho giáo viên hiểu khái quát về tình hình học sinh qua những năm học trước, lí lịch cá nhân cho biết về hoàn cảnh xuất thân, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội của học sinh. Nắm đuợc lí lịch học sinh sẽ giúp GV lựa chọn được phuơng pháp tác động đến học sinh phù hợp và hiệu quả.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm:
Người giáo viên THPT cần kiểm tra lại những thông tin thu được qua hồ sơ bằng việc quan sát hằng ngày các hoạt động tập thể, học tập, lao động, vui chơi, giải trí, thái độ, hành vi của học sinh trong lớp và ngoài lớp. Các sản phẩm lao động, học tập cũng phản ánh được sự phát triển nhân cách học sinh, vì thế, GV cần dựa vào đó để hiểu và nắm vững tình hình học sinh. Mặt khác, mỗi GV cần sắp xếp thời gian để cỏ điều kiện đến thăm hỏi và trao đổi cùng với gịa đình, phụ huynh học sinh.
- Sử dụng phương pháp điều tra viết để thu nhập thông tin: thực chất của phương pháp này là sử dụng bảng hỏi đã được soạn sẵn với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho nhiều người nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Là vận dụng lí luận về khoa học giáo dục để thu thập, phân tích, đánh giá, khái quát hóa, hệ thống hoá thực tiễn môi trường giáo dục THPT, từ đó rút ra lí luận giáo dục.
- Phương pháp trắc nghiệm: Trắc nghiệm là một phương pháp nghiên cứu đối tượng với những chương trình đặt trước, nhưng không gây biến đổi bất cứ một tiêu chí nào trên đối tượng nghiên cứu.
Câu 2. Các phương pháp thu thập thông tin định lượng và định tính được thiết kế như thế nào ?
Phương pháp thu thập thông tin định lượng:
- Khái niệm: Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu nhằm thu thập những số liệu để đo lượng kích thước, độ lớn, sụ phân bổ hay sự kết hợp của một sổ yếu tố của sự vật hay hiện tượng xã hội.
Nghiên cứu định lượng trả lời cho câu hỏi: cái gì? Ở đâu? Bao nhiêu? Bằng nào? Bao nhiêu lần?
- Phạm vi áp dung định lượng:
Úng dung trong các nghiên cứu mô tả khi cần đo sự kiện, đo mức độ hành động, ít quan tâm tới tìm hiểu lí do, nguyên nhân để mô tả bản chất sụ vật hiện tương.
- Phương pháp thu thập thông tin định tính
- Khái niệm: Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm thu thập thông tin để xác định, thăm dò một số yếu tố giúp ta hiểu sâu về bản chất nguyên nhân của vấn đề.
Nghiên cứu định tính trả lời câu hỏi: Ai, cái gì? Như thế nào? Tại sao? Làm thế nào?
Ví dụ: Mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình dạy học.
- Đối tượng chứa đúng thông tin;
- Sự hiểu biết về đổi tượng chứa đựng thông tin;
- Nguồn lực (thời gian, kinh phí, cán bộ, trình độ và kinh nghiệm).
Thường thì trong một nghiên cứu có phổi hợp cả thông tin định lương và định tính, song nếu vấn đề tập trung vào mô tả thu thập sổ liệu thì đỏ gọi là thông tin định lượng, Các thu thập tập trung vào việc tìm hiểu bản chất sụ vật, hiện tương thì đỏ gọi là thu thập thông tin định tính.
- Việc kết hợp thu thập thông tin định tính và thu thập thông tin định lượng diễn ra khi thu thập thông tin định tính hỗ trợ nghiên cứu định lượng bằng cách thăm dò
Phân tích định lượng: Là xem xét, đánh giá về số lượng các kết quả nghiên cứu, thể hiện bằng các con số. Để phân tích định lượng, cách hay sử dụng nhất là dùng các thuật toán.
Phân tích định tính: Xem xét, đánh giá kết quả nghiên cứu về mặt chất lượng, đòi hỏi phải phân tích, lí giải các số liệu trên cơ sở đối chiếu với tri thức lí luận, hoặc qua quan sát, qua trao đổi, phỏng vấn với đồng nghiệp về những nội dung đang nghiên cứu.
Câu 3: Trình bày quy trình xử lí số liệu định lượng:
1. Bộ câu hỏi trắc nghiệm (test)
Trong lĩnh vực giáo dục, có các loại trắc nghiệm sau:
Trắc nghiệm đầu vào (placement test): đánh giá ban đầu nhằm mục đích nắm bắt trình độ người học.
2. Trắc nghiệm tiềm năng (aptitude test): nhằm đánh giá khả năng của người học về một hướng chuyên môn nào đó.
3. Trắc nghiệm chẩn đoán (diagnostic test): nhằm phát hiện những quan niệm/nhận thức sai, không phù hợp với khoa học.
4. Trắc nghiệm quá trình (formative test): nhằm đánh giá sự tiếp thu của người học sau một giai đoạn nhất định.
5. Trắc nghiệm chung cuộc (summative test): nhằm đánh giá sự tiếp thu của người học sau một khoá học.
2. Bảng câu hỏi điều tra-thăm dò (questionaire)
Bảng câu hỏi điều tra-thăm dò là công cụ phổ biến nhất để thu thập số liệu trong lĩnh vực xã hội-nhân văn. Trước khi đặt vấn đề biên soạn chúng, hãy tìm hiểu xem thử đã có một bộ câu hỏi chuẩn được biên soạn phù hợp với yêu cầu của mình không. Bởi lẽ nếu chưa đủ kinh nghiệm biên soạn, không dễ gì xây dựng được một bộ câu hỏi có độ giá trị và độ tin cậy tốt.
1. Những lưu ý khi viết bảng câu hỏi:
-
- Cần có phần giới thiệu, phần kết thúc, phần bảo đảm giữ bí mật thông tin
- Hình thức bảng hỏi cần rõ ràng, trình bày đẹp, có tính lôgic cao, gọn gàng
- Có biện pháp giúp đạt hiệu quả thu về cao (vd: gởi quà tặng cho những người trả lời sớm)
- Có thời hạn trả lời hợp lý
- Xây dựng các câu hỏi định tính và định lượng trong cùng bảng hỏi
- Một số lưu ý khi viết các câu hỏi:
- Cần chính xác về ngữ pháp, cách dùng từ, không viết tắt
- Hướng dẫn rõ cách trả lời, nếu cần cho ví dụ mẫu
- Dành đủ các khoảng trống để viết, nếu cần thì gạch sẵn các đường dòng
- Bố trí các câu hỏi cùng tính chất gần nhau
2. Các dạng câu hỏi:
-
- Câu hỏi mở (open item):
Ví dụ: Anh/chị hãy nhận xét về ưu nhược điểm của phương pháp giảng dạy đang được áp dụng:
- Ưu điểm: ……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Nhược điểm: ……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Câu hỏi đóng (closed item):
Ví dụ: Thâm niên công tác giảng dạy của anh/chị: ……..
- Câu hỏi lựa chọn phương án (checklist item):
Ví dụ: Mức lương tháng hiện nay của anh/chị:
Dưới 1 triệu đồng Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu đồng
Từ 2 triệu đến dưới 3 triệu đồng Trên 3 triệu đồng
- Câu hỏi lựa chọn theo thang (scaled/ranked item):
Ví dụ:
Đánh giá của anh/chị về hiệu quả của lớp học (khoanh tròn con số tương ứng trên thang mức độ):
Rất không hiệu quả Rất hiệu quả
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
3. Một số thang đo mức độ:
- € Đúng € Sai
- € Đồng ý € Không đồng ý € Không có ý kiến
- € Rất đồng ý € Đồng ý € Không đồng ý lắm € Không đồng ý
- € Rất đúng € Đúng € Không đúng lắm € Không đúng € Rất không đúng
- Rất kém 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Rất tốt
4. Phỏng vấn (interview)
Phỏng vấn trong nghiên cứu định lượng thường là một hình thức lấy thông tin dựa trên bảng hỏi, được dùng trong các trường hợp:
- Người trả lời có thể không có điều kiện để viết (vd: phỏng vấn trên đường phố) hoặc không biết viết
- Cần lấy thông tin nhanh, chính xác (vì người phỏng vấn tự ghi)
- Bảo đảm tỷ lệ thu hồi cao
5. Quan sát (observation)
Quan sát trong nghiên cứu định lượng nhằm thống kê các sự kiện, hành vi của đối tượng khảo sát. Vì vậy trước khi quan sát cần xác lập cụ thể nội dung của các sự kiện, hành vi cần nghiên cứu. Có thể quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công cụ.
Ví dụ: Quan sát (trực tiếp hoặc gián tiếp) và thống kê các hành vi của HS trong một tiết trên lớp theo các tiêu chí sau:
- Số HS ngủ gật: …..
- Số HS nói chuyện riêng: …..
- Số HS có ghi chép bài giảng: …..
- Số HS nêu câu hỏi hoặc tham gia thảo luận: …..
Câu 4: Trình bày xử lý số liệu định tính:
Phỏng vấn sâu (in-depth interview)
1. Các dạng phỏng vấn sâu:
-
- Chủ đề và các câu hỏi được xác định trước
- Chủ đề được xác định trước nhưng các câu hỏi được xác định trong quá trình hỏi
- Chủ đề và các câu hỏi được xác định trong quá trình hỏi
2. Phương pháp đặt câu hỏi:
-
- Định hướng nội dung câu hỏi: hướng câu hỏi theo các chủ đề cụ thể như lược sử bản thân, ý kiến cá nhân, quan điểm, cảm xúc, nhận thức, tình cảm,…
- Định hình câu hỏi: các câu hỏi dần được phát triển dựa theo ngữ cảnh, dữ liệu đã có.
- Một số điều cần quan tâm:
- Lưu ý đến môi trường tiến hành phỏng vấn
- Tạo sự thân thiện, tin cậy
- Biết cách gợi mở vấn đề
- Giới thiệu về tầm quan trọng của nghiên cứu
- Khéo léo khi đặt các câu hỏi về lược sử bản thân, các vấn đề tế nhị
- Sự hiểu biết về văn hoá, phong tục, tập quán
“What the informant says is always a function of the interviewer and the interview situation” (Maxwell, 1996)
1. Trình bày và xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu
-
- Bảo đảm tính chính xác (không tóm tắt và dùng từ thay thế)
- Ký tự hoá các biểu hiện của cảm xúc/trạng thái lời nói (vd: tiếng thở dài, nói lắp, tiếng đệm,…)
- Ghi chú tất cả các đặc trưng của môi trường/điều kiện phỏng vấn (vd: thời tiết, địa điểm)
- Mã hoá dữ liệu phỏng vấn sâu
Ví dụ: Một mẫu phỏng vấn được ghi lại (giữa người PV và một nữ HS):
Hỏi: Em có thể cho biết lý do tại sao em lại quyết định nghỉ học ngay sau năm thứ nhất?
Đáp: (Giọng buồn bã) Dạ …. có nhiều lý do lắm ạ. (Ngưng khoảng 1 phút) Ba má em nói em cần phải đi làm để kiếm thêm tiền cho gia đình. Với lại em còn có hai em trai đang học phổ thông. (Thở dài và nhìn ra ngoài cửa) Mà thật ra…em…em…cũng nghĩ không biết mình sẽ làm được gì ở vùng quê này với cái bằng đại học. Ba má em chỉ muốn em sống ở đây thôi ạ.
Phương pháp dùng bảng câu hỏi mở (semi-structure questionaire)
1. Qui trình xây dựng bảng câu hỏi:
-
- Xem xét tính hiệu quả của phương pháp đối với nội dung nghiên cứu
- Xác định mục đích, mục tiêu nghiên cứu
- Tranh thủ kinh nghiệm từ các mẫu câu hỏi đã được sử dụng hiệu quả
- Viết thử nghiệm bảng câu hỏi
- Triển khai thử nghiệm bảng câu hỏi
- Đánh giá kết quả thử nghiệm
- Hoàn thiện bảng câu hỏi
2. Về thiết kế bảng câu hỏi: tương tự như trong phần thiết kế bảng câu hỏi của nghiên cứu định lượng
Các phương pháp khác
- Quan sát trực tiếp và gián tiếp (thông qua phim, ảnh, …)
- Nghiên cứu tư liệu
Phần 2: VẬN DỤNG: Trình bày dự kiến khi tiến hành thu thập thông tin định lượng (hoặc định tính) về một vấn đề nào đó của môi trường giáo dục đang công tác.
Trong quá trình phát triển của nền giáo dục chúng ta, các phong trào thi đua xây dựng nhà trường thành trường tiên tiến, sự phấn đấu của giáo viên để trở thành người giáo viên tiên tiến, giáo viên giỏi luôn luôn được nối tiếp. Nhiều công trình nghiên cứu viết về các Trường tiên tiến và Giáo viên giỏi... đã được thể hiện nhằm phổ biến sâu rộng trong nước, nhân các nhân tố ấy lên nhiều hơn. Nói cách khác, các đơn vị giáo dục, các cá nhân giáo viên có thể học tập kinh nghiệm, cách làm của các đơn vị và cá nhân điển hình thông qua các công trình nghiên cứu ấy. Phương pháp nghiên cứu này gọi là phương pháp tổng kết kinh nghiệm (PPTKKN).
1. Mục đích của PPTKKN
- Tìm hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân và cách giải quyết tình huống giáo dục ở một đơn vị giáo dục.
- Nghiên cứu con đường đi có hiệu quả của một đơn vị giáo dục.
- Tổng kết sáng kiến, tìm nguyên nhân thất bại của một đơn vị giáo dục.
- Nghiên cứu hoặc tự hệ thống lại thành tích phấn đấu của cá nhân giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục.
2. Các bước tiến hành:
1) Chọn đối tượng (tốt, kém) để nghiên cứu.
2) Sưu tầm tài liệu: văn bản báo cáo, các bài viết về đối tượng nghiên cứu (nếu có), phỏng vấn ....
3) Xây dựng mô hình lí thuyết (cấu trúc đơn vị, phân loại thành tích...).
4) Phân tích, hệ thống để rút ra bài học kinh nghiệm, qui luật giáo dục....
5) Viết bài.
3. Chú ý:
- Một bài nghiên cứu khoa học theo PPTKKN khác với bản báo cáo thành tích thông thường.
+ Bản báo cáo thành tích mang nhiều tính chất thống kê (thống kê thực trạng, thống kê những việc đã làm được, thống kê các kiến nghị...).
+ Bài nghiên cứu: mô tả hoạt động, phân tích hoạt động, dựa vào lí thuyết để khái quát thành những kết luận mang tính qui luật....
- Một bài viết theo PPTKKN cần đưa những cơ sở lí thuyết để phân tích dữ kiện cũng như để khái quát hóa các sự kiện thành lí luận.
4. Các ví dụ về PPTKKN:
Ví dụ 1: Bài nghiên cứu về một trường tiên tiến.
1) Xác định đối tượng nghiên cứu:
Trường A tiên tiến cấp tỉnh nhiều năm, thành tích nổi bật là học tốt, dạy tốt, phong trào tốt.
2) Sưu tầm tài liệu:
- Các báo cáo tổng kết của trường qua nhiều năm học.
- Những bài viết (báo, đài, truyền hình) về trường A.
- Nhận định của một số lãnh đạo.
- Những phóng vấn đối với địa phương, phụ huynh học sinh và hội phụ huynh.
- Một số thành tích cụ thể về dạy, học, văn nghệ, thể thao.
- Lịch sử của trường, của địa phương.
- Các tài liệu về lí luận giáo dục, lí luận dạy học, tâm lí, quản lí giáo dục.
3) Xây dựng mô hình lí thuyết
- Mô hình cấu trúc hành chánh (hình 2).
- Mô hình chỉ đạo hoạt động (hình 3)
4) Phân tích:
- Bối cảnh của trường: lịch sử có gì trở thành yếu tố có lợi, bất lợi cho sự phát triển của trường.
- Ðội ngũ thầy cô giáo.
- Thành tích chung, thành tích nổi bật, thành tích truyền thống.
- Ý nghĩa và nguyên nhân của các thành tích.
- Tìm ra một số nguyên nhân cơ bản (ví dụ: giáo dục truyền thống của địa phương, kết hợp hội phụ huynh học sinh như thế nào...).
5) Viết bài (xem phần 3, mục 5.4)
Ví dụ 2: Nghiên cứu các sáng kiến trong xây dựng trường, trong dạy và học của Sở Giáo dục - Ðào tạo.
1) Xác định đối tượng: Tỉnh nào có nhiều sáng kiến
2) Sưu tầm tài liệu:
- Báo cáo tổng kết của các Trường.
- Báo cáo của Sở.
- Các hội nghị, hội thảo của các Trường trong Sở.
- Triển lãm đồ dùng dạy học của các Trường.
- Các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học, lí luận dạy học...
3) Xây dựng mô hình: phân loại sáng kiến 4) Phân tích:
- Phân tích chung, dựa vào các bảng phân loại.
- Chọn một số sáng kiến điển hình: tìm cái hay, cái sáng tạo, ý nghĩa....
- Tìm nguyên nhân thành công.
5) Viết bài
Ví dụ 3: Bài nghiên cứu về một giáo viên dạy giỏi.
1) Xác định đối tượng nghiên cứu:
- Qua sự giới thiệu của Sở Giáo dục - Ðào tạo.
- Qua sự giới thiệu của Ban Giám Hiệu.
- Tìm hiểu sơ bộ qua một số giáo viên và học sinh.
2) Sưu tầm tài liệu:
- Lấy tài liệu qua tọa đàm với Ban Giám Hiệu, Tổ chuyên môn.
- Các bản báo cáo thi đua của cá nhân.
- Dự giờ, trắc nghiệm ở học sinh.
- Xem các thiết kế chế tạo đồ dùng dạy học và sản phẩm.
3) Mô hình một giáo viên dạy giỏi:
- Khả năng giảng dạy.
- Kết quả giảng dạy.
- Nâng cao trình độ.
- Số lượng sáng kiến.
- Chất lượng sáng kiến.
4) Phân tích và rút ra kết luận
5) Viết bài
Ví dụ 4: Bài nghiên cứu về giáo viên làm công tác giáo dục tốt
(Các bước 1, 2, 4 và 5 làm như ví dụ 3)
+ Mô hình giáo viên giáo dục giỏi:
* Tuổi nghề.
* Phẩm chất, đạo đức.
* Tinh thần công tác.
* Số năm làm công tác chủ nhiệm, số lớp đã chủ nhiệm và hiệu quả.
* Nâng cao trình độ.
- Số học sinh cá biệt đã giáo dục thành công.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT1
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT2