Bài văn cúng Đức Ông ở chùa Hương

Bùi Thế Hiển
Admin 11 Tháng hai, 2019

Văn khấn Đức Ông ở chùa Hương

Bài văn khấn cúng tại cửa Đức Ông ở chùa Hương dưới đây sẽ giúp bạn biết cách khấn cúng ở cửa Đức Ông khi đi chùa Hương. Lễ hội chùa Hương là một lễ hội lớn trong năm, kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng tới tận tháng 3 Âm lịch. Dưới đây là bài văn cúng Đức Ông ở chùa Hương để các bạn cùng tham khảo.

Bài khấn khi đi chùa

Cách xưng hô khi đi chùa

Văn khấn lễ dâng sao giải hạn rằm Tháng Giêng

Bài văn cúng Đức Ông ở chùa Hương

1. Cách sắm lễ ban Đức Ông ở chùa Hương

Theo phong tục cổ truyền khi đến Chùa nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Nơi Chùa là nơi thờ Tam Bảo nên cần sắm các lễ chay như hương hoa quả, phẩm oản... để dâng.

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản... dùng để dâng lễ Phật, Bồ Tát.

Lưu ý khi dâng lễ ở chùa

Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

2. Hạ lễ sau khi lễ Đức Ông

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Bài văn cúng Đức Ông ở chùa Hương

Bài cúng ban Đức Ông

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn giả, Thập bát long thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay tại.............chùa Hương huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.

Ngày............ tháng............... năm...........

Tín chủ con là:.......................................................................................

Cùng gia quyến, ngụ tại:..........................................................................

Trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con kính tâu lên Ngài Tu Đạt Đa Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét. Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh chùa đây:

Chúng con người trần phàm tục phạm sai, trước điện Đức Ông sám hối ăn năn, kính xin Đức Ông mở lòng tế độ, che chở chúng con làm ăn thuận lợi trong năm, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn. Cúi mong ngài chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn nguyện.

Văn khấn Đức Ông ở chùa Hương sẽ được khấn trước khi thắp hương khấn ở các bàn thánh, mẫu, tổ và bàn thờ chính.

Ngoài việc làm lễ ở ban Đức ông, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài văn cúng khi đi chùa khác để sử dụng cho đúng:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!