Bài 3: Đồ đạc trong nhà


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Hát bài hát có nhắc đến tên các đồ vật.

Lời giải 

Tên bài hát “Đồ dùng bé yêu”

Chiếc quạt điện be bé cho gió mát ngày hè.

Chiếc máy giặt xinh xinh cho quần áo trắng tinh.

Chiếc ti vi biết hát vui mái ấm gia đình.

Chiếc lọ hoa muốn nói yêu bông hoa đẹp xinh.

1.2. Khám phá và vận dụng

1.2.1. Đọc

Đồ đạc trong nhà

                       (Trích)

Em yêu đồ đạc trong nhà

Cùng em trò chuyện như là bạn thân.

Cái bàn kể chuyện rừng xanh

Quạt nan mang đến gió lành trời xa.

Đồng hồ giọng nói thiết tha

Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau.

Ngọn đèn sáng giữa trời khuya

Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui.

Tủ sách im lặng thế thôi

Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.

                               Phan Thị Thanh Nhàn

a) Cùng tìm hiểu

Câu 1: Chọn từ ngữ phù hợp với từng đồ vật dưới đây:

nhắc em ngày tháng

mang đến gió lành

kể chuyện rừng xanh

Lời giải 

Quạt nan – mang đến gió lành

Cái bàn – kể chuyện rừng xanh

Đồng hồ - nhắc em ngày tháng

Câu 2: Ngọn đèn và tủ sách mang đến cho em điều gì thú vị?

Lời giải

Ngọn đèn – Như ngôi sao nhỏ gọi về tuổi thơ

Tủ sách – Kể bao chuyện lạ trên đời.

Câu 3: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?

Lời giải 

Bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân bởi vì đồ đạc cùng bạn nhỏ trò chuyện như là bạn thân.

b) Cùng sáng tạo 

Những người bạn nhỏ

- Thi kể các đồ vật trong nhà chứa tiếng bắt đầu bằng chữ ch:

- Nói về một đồ vật em vừa kể tên

Lời giải 

- Kể tên một số đồ vật trong nhà bắt đầu bằng chữ ch: chăn, chậu, chiếu, chén, chai, chum, chõng, chạn,...

- Nói về đồ vật mà em vừa kể tên:

+ Chăn thường đặt ở giường ngủ. Chăn được sử dụng khi trời lạnh.

+ Chậu thường đặt trong phòng tắm. Chậu dùng để chứa nước phục vụ sinh hoạt.

+ Chén thường được đặt ở bàn tiếp khách. Chén dùng để đựng nước uống.

1.2.2. Viết

Câu 1: Viết chữ hoa K

- Cấu tạo: gồm nét cong trái, móc ngược trái, móc phải, nét thắt và nét móc ngược phải.

- Cách viết:

+ Bước 1: Đặt bút trên ĐK ngang 3, trước ĐK dọc 2, viết nét cong trái, hơn lượn lên trước khi dừng dưới ĐK ngang 4, bên phải ĐK dọc 2.

+ Bước 2: Không nhấc bút, hơi lượn sang trái viết nét móc ngược trái theo ĐK dọc 2 khi chạm ĐK ngang 1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong, dừng bút bên trái ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 2, 3

+ Bước 3: Lia bút đến ĐK ngang 3, viết nét móc phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong viết nét thắt cắt ngang qua nét bút ở bước 2, liền mạch viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút dưới ĐK ngang 2, bên phải ĐK dọc 3.

Câu 2: Viết ứng dụng Kính thầy yêu bạn

Em viết lần lượt các từ trong câu ứng dụng theo thứ tự

1.2.3. Mở rộng vốn từ

Câu 3: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng có trong đoạn văn dưới đây:

Nhân dịp sinh nhật, bố mua tặng Kiên một bộ xếp hình bằng gỗ. Kiên mê tít những khối gỗ đủ màu sắc, hình dáng. Khối tam giác xanh lá, khối tròn đỏ thẫm, khối vuông xanh lơ và khối chữ nhật vàng tươi. Từ những khối gỗ nhỏ xinh ấy, Kiên xếp được rất nhiều ngôi nhà đẹp.

Lời giải

- Màu sắc: xanh lá, đỏ thẫm, xanh lơ, vàng tươi

- Hình dáng: tam giác, tròn, vuông, chữ nhật

Câu 4: Đặt 1 – 2 câu về đồ chơi em thích (theo mẫu)

- Ai (Cái gì, con gì), thế nào?

Lời giải

- Búp bê xinh xắn.

- Gấu bông dễ thương.

Bài tập minh họa

Chơi trò chơi Tìm đường đi

- Tìm đường về nhà

- Nói các vật em thấy trên đường đi

Lời giải 

- Tìm đường về nhà:

- Nói tên các vật em thấy trên đường: xe máy, ghế đá, cột đèn, xe đạp, thùng rác, ô tô

Luyện tập

Sau bài học này các em nắm được

- Hát bài hát có nhắc đến tên đồ vật; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Mọi đồ đạc trong nhà đều có ích lợi và gần gũi, thân quen với con người người; biết liên hệ bản thân: cần yêu quý, bảo quản, giữ gìn mọi đồ vật; biết gọi tên một số đồ dùng quen thuộc và nơi để đồ vật đó

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung