Bài 3: Các thành phần của phép cộng, phép trừ


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Số hạng, tổng

- Biết vị trí và tên gọi của số hạng, tổng trong một phép cộng.

6 gọi là số hạng

3 gọi là số hạng

9 gọi là tổng

6 + 3 cũng gọi là tổng

1.2. Số bị trừ, số trừ, hiệu

- Ghi nhớ tên gọi và vị trí của số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép tính trừ.

1.3. Các dạng bài tập

Dạng 1: Thực hiện phép tính

- Cộng các số từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- Thực hiện phép trừ theo thứ tự từ hàng đơn vị đến hàng chục.

- Thực hiện phép trừ các số tròn chục mà không cần đặt tính.

+ Em trừ các chữ số ở hàng chục

+ Viết thêm vào kết quả một chữ số 0

Dạng 2: Bài toán

- Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.

- Tìm cách giải: Dựa vào các từ khóa của bài toán như tìm “tất cả”, “còn lại”… và yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.

- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.

Bài tập minh họa

Câu 1: Số?

Hướng dẫn giải

14 + 5 = 19

20 + 30 = 50

62 + 37 = 99

Hoàn thành bảng được:

Câu 2: Số?

Bài 2 trang 14 Toán lớp 2 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn giải

68 – 45 = 23

90 – 40 = 50

73 – 31 = 42

Hoàn thành bảng, ta có:

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Ghi nhớ vị trí và tên gọi của số hạng, tổng trong một phép cộng.

- Ghi nhớ tên gọi và vị trí của số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép tính trừ.

- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả

Bài học tiếp theo

Bài 4: Hơn, kém nhau bao nhiêu?
Bài 5: Ôn tập phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100
Bài 6: Luyện tập chung

Bài học bổ sung