Bài 1: Tóc xoăn, tóc thẳng


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Chia sẻ điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm theo gợi ý:

Điều em thích ở bạn:

- Bạn Nam: tóc ngắn mát mẻ, đôi mắt đen láy, làn da bánh mật khỏe mạnh…

- Bạn Na: tóc đen dài óng mượt, đôi mắt nâu xinh xắn, làn da trắng hồng đáng yêu…

1.2. Khám phá và luyện tập

1.2.1. Đọc

Tóc xoăn và tóc thẳng

Năm học lớp Hai, Lam chuyển đến trường mới. Cô bé nổi bật giữa lớp với mái tóc xoăn bồng bềnh. Nhưng có bạn lại trêu Lam.

Vừa giận bạn, vừa thắc mắc không hiểu sao tóc bố mẹ đều thẳng mà tóc mình lại xoăn, Lam về nhà hỏi mẹ. Mẹ xoa đầu Lam, nói:

- Tóc con xoăn giống tóc bà nội, đẹp lắm!

Cô bé phụng phịu:

- Không. Tóc thẳng mới đẹp.

Mẹ nhìn cô bé, âu yếm:

- Con xem, bạn nào có được mái tóc đẹp và lạ như con không?

Lam vẫn chưa tin lời mẹ. Cho đến hôm Hội diễn văn nghệ thì cô bé đã hiểu. Tiết mục nhảy tập thể của Lam và các bạn đạt giải Nhất. Khi trao giải, thầy hiệu trưởng khen: “Không chỉ Lam biết nhảy mà mái tóc của Lam cũng biết nhảy."

Từ đó, các bạn không còn trêu Làm nữa. Cô bé rất vui. Sáng nào, Lam cũng dậy sớm để chải tóc thật đẹp trước khi đến trường.

a) Cùng tìm hiểu:

Câu 1. Tìm từ ngữ tả mái tóc của Lam.

- Từ ngữ tả mái tóc của Lam là: xoăn bồng bềnh

Câu 2. Thầy hiệu trưởng khen Lam thế nào?

- Thầy hiệu trưởng khen Lam: “Không chỉ Lam biết nhảy mà mái tóc của Lam cũng biết nhảy."

Câu 3. Sau hội diễn văn nghệ, Lam và các bạn thay đổi ra sao?

Sau Hội diễn Văn nghệ, Lam và các bạn thay đổi như sau:

- Các bạn: không còn trêu ghẹo Lam nữa

- Lam: sáng nào cũng dậy sớm chải tóc thật đẹp trước khi đến trường

Câu 4. Nói với bạn điều em thích ở bản thân.

b) Cùng sáng tạo

Ai cũng đáng yêu: Nói với bạn về một bức ảnh của em. Đặt tên cho bức ảnh.

Em có thể giới thiệu một vài thông tin liên quan đến bức ảnh của em như:

- Bức ảnh chụp khi em mấy tuổi?

- Bức ảnh được chụp nhân dịp gì?

- Có kỉ niệm gì đáng nhớ khi em chụp bức ảnh đó không?

1.2.2. Viết

- Viết chữ hoa B:

* Cấu tạo: Gồm nét móc ngược trái và nét cong trái, nét cong phải kết hợp với nét thắt

* Cách viết:

- Bước 1: Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái sát bên phải ĐK dọc 2, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2.

- Bước 2: Lia bút đến điểm trên ĐK ngang 3, sát bên phải ĐK dọc 2, viết nét cong trái, liền mạch viết nét cong phải nhỏ và nét cong phải to kết hợp với nét thắt (cắt ngang nét móc ngược trái giữa ĐK ngang 2, 3) và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 3 (Lưng của nét cong trái chưa tiếp xúc với ĐK dọc 1; Lưng của nét cong phải nhỏ tiếp xúc với ĐK dọc 3; Lưng của nét cong phải to lấn sang bên phải ĐK dọc 3)

- Luyện viết câu:

 

 

1.2.3. Luyện từ

Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của con người, con vật trong tranh.

1.2.4. Luyện câu

Đặt và trả lời câu hỏi về con người, con vật tìm được ở bài tập 3.

Mẫu:

- Ai tưới cây?

- Bạn nhỏ tưới cây?

Đặt câu hỏi

Trả lời

Ai giặt quần áo?

Mẹ giặt quần áo.

Ai cuốc đất?

Bố cuốc đất.

Ai tưới cây?

Bạn nhỏ tưới cây.

Con gì sủa?

Chó sủa.

Con gì gáy?

Gà trống gáy.

Con gì hót?

Chim hót.

Con gì mổ thóc?

Gà mái và gà con mổ thóc.

Bài tập minh họa

Chơi trò chơi Nhà tạo mẫu nhí:

- Đặt tên cho từng kiểu tóc.

- Nói về kiểu tóc em thích.

Luyện tập

Học xong bài này, các em cần nắm:

  • Chia sẻ điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét riêng của bạn, rèn luyện để nét riêng của mình đáng yêu hơn; biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn qua việc thực hiện vẽ bạn và đặt tên cho bức vẽ.
  • Viết đúng kiểu chữ hoa B và câu ứng dụng.
  • Tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ hoạt động của người, con vật.
  • Đặt tên cho các kiểu tóc và nói về kiểu tóc em thích.

Bài học bổ sung