Tuyên Ngôn Độc Lập - Hồ Chí Minh - Phần 2: Tác phẩm


Video bài giảng

1. Tìm hiểu chung

 a. Hoàn cảnh sáng tác

- Thế giới

  • Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh).

- Trong nước:

  • Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
  • Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản "Tuyên ngôn Độc lập".
  • Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh nước Việt Nam mới. 

b. Mục đích và đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập

- Mục đích

  • Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Thể hiện nguyện vọng hòa bình, tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do.

- Đối tượng

  • Tất cả đồng bào Việt Nam.
  • Nhân dân thế giới.
  • Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc…. 

c. Giá trị của Tuyên ngôn Độc lập

  • Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn.
  • Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn

- Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngôn

  • Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
  • Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.

- Ý nghĩa

  •  Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn (Mĩ và Pháp).
  •  Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ của nhân loại.

- Mục đích

  • Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông”: để bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của Pháp và Mĩ.
  • Dùng lập luận so sánh: đặt vai trò của cách mạng Việt Nam ngang hang với cách mạng Pháp và Mĩ.
  • Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam.

b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt nam

- Tố cáo tội ác của Pháp

  • Pháp kể công “khai hóa”, bản tuyên ngôn kể tội chúng:
    • Về chính trị: thiếu tự do dân chủ, luật pháp dã man, chia rẽ dân tộc, đàn áp các cuộc khởi nghĩa...
    • Về kinh tế: Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, đặt hàng trăm thứ thuế vô lí...
    • Về văn hóa - xã hội - giáo dục: nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân...
  • Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng:
    •  “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.”
    • “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.”
  • Pháp khẳng đinh Đông Dương là thuộc địa của chúng, tuyên ngôn nói rõ:
    • “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.”
    • “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”
  • Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, tuyên ngôn vạch rõ:
    • Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật.
    • Không hợp tác với Việt Minh chống Nhật  mà trước khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
  • Tinh thần nhân đạo của Việt Nam đối với Pháp:
    • Giúp và cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật
    • Bảo vệ tính mạng và tài sản cho người Pháp.

- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc

  • Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp ký về nước Việt Nam.
  • Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
  • Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.

c. Tuyên bố độc lập

  • Tuyên bố với thế giời nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
  • Bày tỏ ý chí bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc.

d. Nghệ thuật

  • Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào quyền lợi tối cao của các dân tộc và nhân dân ta.
  • Lí lẽ: hùng hồn, gợi cảm, xuất phát từ tình yêu công lí, tôn trọng sự thật và chính nghĩa của dân tộc.
  • Dẫn chứng: xác thực, không ai chối cãi được.
  • Ngôn ngữ: chan chứa tình cảm, cách xưng hô tha thiết, gần gũi.

Ví dụ:

Anh (chị) hãy phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của Tuyên ngôn Độc lập.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập, nêu hai giá trị cơ bản của bản Tuyên ngôn, đó là giá trị lịch sử và giá trị văn chương.

b. Thân bài

- Giá trị lịch sử

  • Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do.
  • Thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam.
  • Khẳng định tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm được.

- Giá trị văn chương

  • Kết cấu, bố cục khá chặt chẽ.
  • Lời lẽ hùng hồn, nhịp điệu câu văn khá dồn dập, sắc cạnh.
  • câu văn thật ngắn gọn nhưng lại diễn đạt ý nghĩa vô cùng phong phú.
  • Sử dụng rất thành công các biện pháp tu từ, điệp từ, điệp ngữ….
  • Bác còn dùng phép tăng cấp linh hoạt.

c. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn Độc lập.

1. Tìm hiểu chung

 a. Hoàn cảnh sáng tác

- Thế giới

  • Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh).

- Trong nước:

  • Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
  • Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản "Tuyên ngôn Độc lập".
  • Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh nước Việt Nam mới. 

b. Mục đích và đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập

- Mục đích

  • Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Thể hiện nguyện vọng hòa bình, tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do.

- Đối tượng

  • Tất cả đồng bào Việt Nam.
  • Nhân dân thế giới.
  • Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc…. 

c. Giá trị của Tuyên ngôn Độc lập

  • Là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn.
  • Là áng văn chính luận đặc sắc, bất hủ.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn

- Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngôn

  • Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
  • Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.

- Ý nghĩa

  •  Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn (Mĩ và Pháp).
  •  Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ của nhân loại.

- Mục đích

  • Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông”: để bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của Pháp và Mĩ.
  • Dùng lập luận so sánh: đặt vai trò của cách mạng Việt Nam ngang hang với cách mạng Pháp và Mĩ.
  • Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam.

b. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt nam

- Tố cáo tội ác của Pháp

  • Pháp kể công “khai hóa”, bản tuyên ngôn kể tội chúng:
    • Về chính trị: thiếu tự do dân chủ, luật pháp dã man, chia rẽ dân tộc, đàn áp các cuộc khởi nghĩa...
    • Về kinh tế: Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, đặt hàng trăm thứ thuế vô lí...
    • Về văn hóa - xã hội - giáo dục: nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân...
  • Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng:
    •  “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.”
    • “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.”
  • Pháp khẳng đinh Đông Dương là thuộc địa của chúng, tuyên ngôn nói rõ:
    • “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.”
    • “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”
  • Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, tuyên ngôn vạch rõ:
    • Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật.
    • Không hợp tác với Việt Minh chống Nhật  mà trước khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
  • Tinh thần nhân đạo của Việt Nam đối với Pháp:
    • Giúp và cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật
    • Bảo vệ tính mạng và tài sản cho người Pháp.

- Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc

  • Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp ký về nước Việt Nam.
  • Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
  • Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.

c. Tuyên bố độc lập

  • Tuyên bố với thế giời nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
  • Bày tỏ ý chí bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc.

d. Nghệ thuật

  • Lập luận: chặt chẽ, thống nhất, chủ yếu dựa vào quyền lợi tối cao của các dân tộc và nhân dân ta.
  • Lí lẽ: hùng hồn, gợi cảm, xuất phát từ tình yêu công lí, tôn trọng sự thật và chính nghĩa của dân tộc.
  • Dẫn chứng: xác thực, không ai chối cãi được.
  • Ngôn ngữ: chan chứa tình cảm, cách xưng hô tha thiết, gần gũi.

Ví dụ:

Anh (chị) hãy phân tích giá trị lịch sử và giá trị văn chương của Tuyên ngôn Độc lập.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập, nêu hai giá trị cơ bản của bản Tuyên ngôn, đó là giá trị lịch sử và giá trị văn chương.

b. Thân bài

- Giá trị lịch sử

  • Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do.
  • Thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam.
  • Khẳng định tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm được.

- Giá trị văn chương

  • Kết cấu, bố cục khá chặt chẽ.
  • Lời lẽ hùng hồn, nhịp điệu câu văn khá dồn dập, sắc cạnh.
  • câu văn thật ngắn gọn nhưng lại diễn đạt ý nghĩa vô cùng phong phú.
  • Sử dụng rất thành công các biện pháp tu từ, điệp từ, điệp ngữ….
  • Bác còn dùng phép tăng cấp linh hoạt.

c. Kết bài

  • Khái quát lại giá trị lịch sử và giá trị văn chương của bản Tuyên ngôn Độc lập.

Bài học bổ sung