Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da … đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
- Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo
- Tín ngưỡng trở thành tôn giáo đòi hỏi phải có giáo lí, giáo lễ, giáo luật, giáo đường, và tất nhiên phải có giáo dân.
- Về mặt tổ chức, tôn giáo hình thành, phát triển từ tín ngưỡng, tức tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó.
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.
- Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời, đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, phát huy những giá trị văn hố đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
- Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hố, đạo đức tôn giáo được Nhà nước đảm bảo.
- Các cơ sở tôn giáo như: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, trụ sở, các cơ sở đào tạo, …được pháp luật bảo hộ; nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đồn kết tồn dân tộc, thúc đẩy tình đồn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da … đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
- Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo
- Tín ngưỡng trở thành tôn giáo đòi hỏi phải có giáo lí, giáo lễ, giáo luật, giáo đường, và tất nhiên phải có giáo dân.
- Về mặt tổ chức, tôn giáo hình thành, phát triển từ tín ngưỡng, tức tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó.
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.
- Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời, đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, phát huy những giá trị văn hố đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
- Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hố, đạo đức tôn giáo được Nhà nước đảm bảo.
- Các cơ sở tôn giáo như: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, trụ sở, các cơ sở đào tạo, …được pháp luật bảo hộ; nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó.
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đồn kết tồn dân tộc, thúc đẩy tình đồn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.