Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903 tại Làng Xuân cầu - huyện Văn Giang – tỉnh Bắc Ninh
- Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng nhưng sa sút
- Các đề tài mà ông hướng ngòi bút của mình vào là những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán là bọn nhà giàu tư sản
- Ông là một trong những nhà văn đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, một cây bút sáng tạo dồi dào, dẻo dai, độc đáo, đậm bản sắc dân tộc; đặc biệt sở trường về truyện ngắn trào phúng.
- Tác phẩm của ông như bộ bách khoa thư sống động về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc
b. Tác phẩm
- Bố cục: 5 cảnh nhỏ nối tiếp
- Nội dung trát của quan huyện Lê Thăng
- Cảnh anh Mịch xin xỏ ông Lí được miễn đi xin đá bóng nhưng không được
- Cảnh bác Phô gái xin đi xem đá bóng thay chồng nhưng cũng không được
- Cảnh bà cụ Phó Bính xin hối lộ ông Lí để thuê thằng Sang đi thay con mình
- Cảnh tróc nã người đi xem bóng đá của lí trưởng và tuần phiên làng Ngũ Vọng
- Chủ đề: phê phán sự giả dối, bịp bợm, vạch rõ tư tưởng mị dân của chế độ thực dân phong kiến.
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Mâu thuẫn gây cười
- Nhan đề chứa đựng ý nghĩa trào phúng cơ bản của truyện: Tinh thần thể dục thể thao bình thường luôn đem lại sự hào hứng, hăng say, phấn chấn; thể hiện tinh thần tự nguyên tranh đua, mang đến niềm vui lành manh >< trong truyện: chỉ thấp ép buộc, răn đe, không khí căng thẳng, điêu đứng, là nỗi khổ đau, là thứ tai họa giáng xuống xóm làng bị một phen náo loạn, tan tác.
- Dân làng Ngũ Vọng đón nhận tin về hoạt động thể thao trong tình cảnh đói khổ, đang chạy ăn từng bữa, họ còn đâu tâm trí để mà nghĩ đến chuyện thể thao của bọn thực dân đề ra, bọn tay sai mẫn cán thực hiện, ép buộc dân chúng đi xem, khiến họ rơi vào tình cành dở khóc, dở cười.
→ Tố cáo trò lừa bịp bợm của bọn thực dân và bọn tay sai cố làm vừa lòng quan lại mặc tình nhân dân phê phán thứ thể thao xa lạ làm nguy hại đến mạng sống người dân nghèo.
b. Diễn biến màn bi hài kịch
- Mở đầu:
- Mở đầu truyện, tác giả trích nguyên văn tờ trát của quan huyện Lê Thăng đầy tính bịp bợm, đe dọa.
- Ngôn ngữ của tờ trát rất nghiêm trang đầy vẻ hăm dọa: "đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện..., nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu (bị kết tội)"
- Xen vào là những lời quảng cáo rất hài hước: "... có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đã rất hay"
→ Tờ trát đưa về làng như mang theo tai họa bất ngờ khiến làng quê nghèo đói bị một phen náo động cũng như đã làm rõ bản chất của tri huyện Lê Thăng: tên tai sai bịp bợm của thực dân.
- Nỗi niềm khổ sở ai oán vì tinh thần thể dục:
Cảnh 1:
- Anh Mịch đến tận nhà ông Lí cố xin nghỉ đi xem đá bóng.
- Lí do: nghỉ làm cho ông Nghị thì sẽ bị ông ấy đánh chết, mà không đi làm thì vợ con chết đói. Anh Mịch van "cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy... Ông thương phận nào con nhờ phận ấy".
- Ông lí không mảy may động lòng trước cảnh ấy
Cảnh 2:
- Bác Phô gái thì nài nỉ xin cho chồng mình không phải đi vì ông ấy đang ôm nặng
- Nhưng ông lý không cho mà nói rằng: “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.
Cảnh 3:
- Có người giàu hơn, thức thời hơn là bà cụ Phó Binh, cũng bởi vì có tiền mà bà xin ông lý miễn cho con bà không phải đi xem
- Ông lý thấy tiền thì cũng nhã nhặn hơn với bà, chỉ trách tầm phào ai cũng như con bà thì tôi chết mất
- Biết bao người đến để van xin, nài nỉ không phải đi xem đá bóng nhưng chỉ riêng có bà cụ Phó Binh là được chấp nhận. Điều đó cho thấy xã hội ấy đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt. Nó là cán cân có thể thay đổi mọi thứ từ chuyện không phải đi cho đến thái đô của người khác với mình như thế nào.
Cảnh 4:
- Sáng hôm sau vẫn không đủ người đi xem đá bóng. Tờ mờ sáng, cảnh lùng sục, bắt bớ náo động: tiếng ông Lí quát giữa sân đình, tiếng bọn tuần dạ ran, những ngọn đuốc kéo đi khắp ngã, tiếng chó rống dậy. Nghệ thuật miêu tả âm thanh, ánh sáng... đã dựng nên khung cảnh sống động, tạo không khí căng thẳng, náo loạn mang tính chất khủng bố.
- Đêm trước người ta tản cư sang làng bên để lánh nạn cả, may mắn bắt sống được anh Cò đang ôm con trốn trong đống rơm. (Lí do trốn không đi của anh Cò cũng như bao người khác: anh không mượn được quần áo để mặc, với lại không đi làm thuê thì chết đói cả nhà)
- Cảnh đoàn người được dẫn đi xem bóng đá thất thểu, thảm hại như cảnh đi phu nhưng bên ngoài thì giống như đi giễu hành "xếp hàng năm lại đi cho đều bước". Bọn tuần và lí trưởng đi theo canh giữ cẩn thận chẳng khác gì giữ tù nhân.
- Lời bình phẩm thấm thía: Kết thúc là tiếng chửi của ông Lí, khi vừa đi kèm canh gác với nhiều người: "Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc"
→ Chi tiết này là đỉnh cao của màn trào phúng làm bộc lộ bản chất sự kiện: thể thao là một thứ giặc và làm toát lên chủ đề của truyện.
Tổng kết
-
Nội dung
- Phê phán sự giả dối, bịp bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc. Trong khi đời sống nhân dân còn nghèo khổ, không thích hợp, bọn thực dân và tay sai đã tìm mọi cách để thực thi mệnh lệnh: cưỡng ép, tróc nã... khiến người dân khổ sở trăm điều.
- Vạch rõ tư tưởng mị dân của thực dân phong kiến: đề ra và cổ động rầm rộ nhằm đánh lạc hướng nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên.
-
Nghệ thuật
- Nghệ thuật dựng truyện độc đáo: năm cảnh tưởng như rời rạc mà lại liên kết rất chặt chẽ thể hiện rõ nét chủ đề tác phẩm.
- Xây dựng tình huống độc đáo dựa trên mâu thuẫn cơ bản giữa mệnh lệnh yêu cầu gắt gao và sự sợ hãi, lẫn trốn, tìm mọi cách không tuân lệnh của dân làng.
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903 tại Làng Xuân cầu - huyện Văn Giang – tỉnh Bắc Ninh
- Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng nhưng sa sút
- Các đề tài mà ông hướng ngòi bút của mình vào là những thói hư tật xấu trong xã hội cũ. Đối tượng phê phán là bọn nhà giàu tư sản
- Ông là một trong những nhà văn đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, một cây bút sáng tạo dồi dào, dẻo dai, độc đáo, đậm bản sắc dân tộc; đặc biệt sở trường về truyện ngắn trào phúng.
- Tác phẩm của ông như bộ bách khoa thư sống động về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc
b. Tác phẩm
- Bố cục: 5 cảnh nhỏ nối tiếp
- Nội dung trát của quan huyện Lê Thăng
- Cảnh anh Mịch xin xỏ ông Lí được miễn đi xin đá bóng nhưng không được
- Cảnh bác Phô gái xin đi xem đá bóng thay chồng nhưng cũng không được
- Cảnh bà cụ Phó Bính xin hối lộ ông Lí để thuê thằng Sang đi thay con mình
- Cảnh tróc nã người đi xem bóng đá của lí trưởng và tuần phiên làng Ngũ Vọng
- Chủ đề: phê phán sự giả dối, bịp bợm, vạch rõ tư tưởng mị dân của chế độ thực dân phong kiến.
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Mâu thuẫn gây cười
- Nhan đề chứa đựng ý nghĩa trào phúng cơ bản của truyện: Tinh thần thể dục thể thao bình thường luôn đem lại sự hào hứng, hăng say, phấn chấn; thể hiện tinh thần tự nguyên tranh đua, mang đến niềm vui lành manh >< trong truyện: chỉ thấp ép buộc, răn đe, không khí căng thẳng, điêu đứng, là nỗi khổ đau, là thứ tai họa giáng xuống xóm làng bị một phen náo loạn, tan tác.
- Dân làng Ngũ Vọng đón nhận tin về hoạt động thể thao trong tình cảnh đói khổ, đang chạy ăn từng bữa, họ còn đâu tâm trí để mà nghĩ đến chuyện thể thao của bọn thực dân đề ra, bọn tay sai mẫn cán thực hiện, ép buộc dân chúng đi xem, khiến họ rơi vào tình cành dở khóc, dở cười.
→ Tố cáo trò lừa bịp bợm của bọn thực dân và bọn tay sai cố làm vừa lòng quan lại mặc tình nhân dân phê phán thứ thể thao xa lạ làm nguy hại đến mạng sống người dân nghèo.
b. Diễn biến màn bi hài kịch
- Mở đầu:
- Mở đầu truyện, tác giả trích nguyên văn tờ trát của quan huyện Lê Thăng đầy tính bịp bợm, đe dọa.
- Ngôn ngữ của tờ trát rất nghiêm trang đầy vẻ hăm dọa: "đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện..., nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu (bị kết tội)"
- Xen vào là những lời quảng cáo rất hài hước: "... có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đã rất hay"
→ Tờ trát đưa về làng như mang theo tai họa bất ngờ khiến làng quê nghèo đói bị một phen náo động cũng như đã làm rõ bản chất của tri huyện Lê Thăng: tên tai sai bịp bợm của thực dân.
- Nỗi niềm khổ sở ai oán vì tinh thần thể dục:
Cảnh 1:
- Anh Mịch đến tận nhà ông Lí cố xin nghỉ đi xem đá bóng.
- Lí do: nghỉ làm cho ông Nghị thì sẽ bị ông ấy đánh chết, mà không đi làm thì vợ con chết đói. Anh Mịch van "cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy... Ông thương phận nào con nhờ phận ấy".
- Ông lí không mảy may động lòng trước cảnh ấy
Cảnh 2:
- Bác Phô gái thì nài nỉ xin cho chồng mình không phải đi vì ông ấy đang ôm nặng
- Nhưng ông lý không cho mà nói rằng: “Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?”.
Cảnh 3:
- Có người giàu hơn, thức thời hơn là bà cụ Phó Binh, cũng bởi vì có tiền mà bà xin ông lý miễn cho con bà không phải đi xem
- Ông lý thấy tiền thì cũng nhã nhặn hơn với bà, chỉ trách tầm phào ai cũng như con bà thì tôi chết mất
- Biết bao người đến để van xin, nài nỉ không phải đi xem đá bóng nhưng chỉ riêng có bà cụ Phó Binh là được chấp nhận. Điều đó cho thấy xã hội ấy đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt. Nó là cán cân có thể thay đổi mọi thứ từ chuyện không phải đi cho đến thái đô của người khác với mình như thế nào.
Cảnh 4:
- Sáng hôm sau vẫn không đủ người đi xem đá bóng. Tờ mờ sáng, cảnh lùng sục, bắt bớ náo động: tiếng ông Lí quát giữa sân đình, tiếng bọn tuần dạ ran, những ngọn đuốc kéo đi khắp ngã, tiếng chó rống dậy. Nghệ thuật miêu tả âm thanh, ánh sáng... đã dựng nên khung cảnh sống động, tạo không khí căng thẳng, náo loạn mang tính chất khủng bố.
- Đêm trước người ta tản cư sang làng bên để lánh nạn cả, may mắn bắt sống được anh Cò đang ôm con trốn trong đống rơm. (Lí do trốn không đi của anh Cò cũng như bao người khác: anh không mượn được quần áo để mặc, với lại không đi làm thuê thì chết đói cả nhà)
- Cảnh đoàn người được dẫn đi xem bóng đá thất thểu, thảm hại như cảnh đi phu nhưng bên ngoài thì giống như đi giễu hành "xếp hàng năm lại đi cho đều bước". Bọn tuần và lí trưởng đi theo canh giữ cẩn thận chẳng khác gì giữ tù nhân.
- Lời bình phẩm thấm thía: Kết thúc là tiếng chửi của ông Lí, khi vừa đi kèm canh gác với nhiều người: "Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc"
→ Chi tiết này là đỉnh cao của màn trào phúng làm bộc lộ bản chất sự kiện: thể thao là một thứ giặc và làm toát lên chủ đề của truyện.
Tổng kết
-
Nội dung
- Phê phán sự giả dối, bịp bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc. Trong khi đời sống nhân dân còn nghèo khổ, không thích hợp, bọn thực dân và tay sai đã tìm mọi cách để thực thi mệnh lệnh: cưỡng ép, tróc nã... khiến người dân khổ sở trăm điều.
- Vạch rõ tư tưởng mị dân của thực dân phong kiến: đề ra và cổ động rầm rộ nhằm đánh lạc hướng nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên.
-
Nghệ thuật
- Nghệ thuật dựng truyện độc đáo: năm cảnh tưởng như rời rạc mà lại liên kết rất chặt chẽ thể hiện rõ nét chủ đề tác phẩm.
- Xây dựng tình huống độc đáo dựa trên mâu thuẫn cơ bản giữa mệnh lệnh yêu cầu gắt gao và sự sợ hãi, lẫn trốn, tìm mọi cách không tuân lệnh của dân làng.