Nhân vật giao tiếp


Video bài giảng

1. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp

  • Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe:
    • Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau.
    • Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói.
  • Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội,…) chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ).
  • Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả.

Ví dụ 1:

Xác định nhân vật giao tiếp và phân tích quan hệ thân - sơ, quan hệ vị thế giữa các nhân vật giao tiếp trong các đoạn hội thoại sau đây:

Đoạn 1:

"Trẻ con trong xóm, cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn từ dốc chợ đi xuống là ùa cả ra vây lấy hắn, reo cười váng lên:

- A a a... Anh Tràng ! Anh Tràng đã về chúng mày ơi !

- Anh Tràng ơi bế em mấy...

- Anh Tràng ơi đã uống rượu chưa?

- Anh Tràng ơi !...

Đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch.

 (…) một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.

Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên:

- Anh Tràng ơi ! - Tràng quay đầu lại. Nó cong cổ gào lên lần nữa

- Chông vợ hài.

Tràng bật cười:

- Bố ranh!"

Đoạn 2:

"Tơ 1: Thưa cậu, bà Cửu có nhà không ạ?

Hàn 1: Thưa cô... Vâng! Mẹ tôi có nhà. Mời cô vào chơi.

Hàn 2: Mời cô cứ vào, tôi đánh chó... Mời cô đi trước, kẻo chó cắn.

Tơ 2: Cháu vô phép cậu...

Hàn 3: Vâng ạ, mời cô cứ đi.

Hàn 4: Thưa mẹ, có khách".

Gợi ý làm bài:

Đoạn 1:

  • Các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích gồm: anh cu Tràng và những đứa trẻ trong xóm chợ.
  • Cách sử dụng cặp từ xưng hô anh - em cho ta thấy:
    • Người có vị thế (tuổi tác) cao là anh cu Tràng.
    • Bọn trẻ có vị thể (tuổi tác) thấp hơn.
  • Qua cách nói năng và sử dụng các dấu hiệu ngoài lời trong cuộc giao tiếp này, ta thấy giữa Tràng và bọn trẻ có mối quan hệ thân thiện từ lâu (bọn trẻ ùa cả ra vây lấy hắn, reo cười váng lên, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi còn Tràng thì chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch, mắng yêu khi bọn trẻ trêu mình "Bố ranh".
  • Đoạn văn chủ yếu miêu tả lời của bọn trẻ, anh cu Tràng chỉ có một lượt lời duy nhất (Bố ranh).

Đoạn 2:

  • Nhân vật giao tiếp là anh Hàn  - một anh trai làng được lên tỉnh học, nghỉ hè về quê và cô Tơ  - một cô thôn nữ đến hỏi mua lá dâu ở vườn nhà anh Hàn.
  • Cách sử dụng từ ngữ xưng hô cậu - cháu, cô - tôi ta thấy quan hệ vị thế có sự chênh lệch:
    • Trong con mắt cô Tơ, anh Hàn là con nhà quyền quý, được học hành, đi đây đi đó nên xưng hô rất tôn trọng (cậu - cháu).
    • Anh Hàn cũng rất lịch sự khi xưng hô cô - tôi với cô Tơ.
  • Cách sử dụng từ ngữ xưng hô: thưa cô, thưa cậu, mời cô, vô phép,... ⇒ cuộc giao tiếp giữa những người chưa có quan hệ gần gũi, thân mật và giữa học có một khoảng cách.
  • Trong đoạn văn này các luợt lời được luân phiên nhau liên tục → việc đáp lời rất được tôn trọng -> phép lịch sự trong giao tiếp.

⇒ Quan hệ giữa hai người chưa đủ thân mật để giao tiếp thoải mái hơn.

Ví dụ 2:

Trong đoạn hội thoại sau đây, những đặc điểm về vị thế, quan hệ, tuổi tác, văn hóa,…của các nhân vật giao tiếp đã thể hiện trong việc sử dụng ngôn ngữ của họ như thế nào?

"Anh Mịch nhăn nhó, nói:
- Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết.
Ông lý cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi
- Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.
- Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?
- Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói.
- Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm, đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù. 
- Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
- Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu".

Gợi ý làm bài:

  • Quan hệ vị thế: quan hệ của người có vị thế xã hội cao (ông lý) với người có vị thế xã hội thấp (anh Mịch).
  • Quan hệ vị thế thể hiện ở cách dùng từ xưng hô: ông  - con, mày - tao.
    • Anh Mịch tự biết mình có thân phận thấp cổ bé họng hơn so với ông lý nên đã gọi ông lý bằng con xưng ông.
    • Ông lý tự cho mình là bề trên nên gọi anh Mịch bằng mày xưng tao.
  • Vị thế chênh lệch còn thể hiện:
    • Cách nói năng của anh Mịch: lạy ông...cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy...ông thương phận nào con nhờ phận ấy...
    • Lời của ông lý: kệ mày...đứa nào không tuân...tao trình thì rũ tù...mày mà không đi...

1. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp

  • Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe:
    • Dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai luân phiên lượt lời với nhau.
    • Vai người nghe có thể gồm nhiều người, có trường hợp người nghe không hồi đáp lời người nói.
  • Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội,…) chi phối lời nói (nội dung và hình thức ngôn ngữ).
  • Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả.

Ví dụ 1:

Xác định nhân vật giao tiếp và phân tích quan hệ thân - sơ, quan hệ vị thế giữa các nhân vật giao tiếp trong các đoạn hội thoại sau đây:

Đoạn 1:

"Trẻ con trong xóm, cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn từ dốc chợ đi xuống là ùa cả ra vây lấy hắn, reo cười váng lên:

- A a a... Anh Tràng ! Anh Tràng đã về chúng mày ơi !

- Anh Tràng ơi bế em mấy...

- Anh Tràng ơi đã uống rượu chưa?

- Anh Tràng ơi !...

Đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch.

 (…) một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.

Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên:

- Anh Tràng ơi ! - Tràng quay đầu lại. Nó cong cổ gào lên lần nữa

- Chông vợ hài.

Tràng bật cười:

- Bố ranh!"

Đoạn 2:

"Tơ 1: Thưa cậu, bà Cửu có nhà không ạ?

Hàn 1: Thưa cô... Vâng! Mẹ tôi có nhà. Mời cô vào chơi.

Hàn 2: Mời cô cứ vào, tôi đánh chó... Mời cô đi trước, kẻo chó cắn.

Tơ 2: Cháu vô phép cậu...

Hàn 3: Vâng ạ, mời cô cứ đi.

Hàn 4: Thưa mẹ, có khách".

Gợi ý làm bài:

Đoạn 1:

  • Các nhân vật giao tiếp trong đoạn trích gồm: anh cu Tràng và những đứa trẻ trong xóm chợ.
  • Cách sử dụng cặp từ xưng hô anh - em cho ta thấy:
    • Người có vị thế (tuổi tác) cao là anh cu Tràng.
    • Bọn trẻ có vị thể (tuổi tác) thấp hơn.
  • Qua cách nói năng và sử dụng các dấu hiệu ngoài lời trong cuộc giao tiếp này, ta thấy giữa Tràng và bọn trẻ có mối quan hệ thân thiện từ lâu (bọn trẻ ùa cả ra vây lấy hắn, reo cười váng lên, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi còn Tràng thì chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch, mắng yêu khi bọn trẻ trêu mình "Bố ranh".
  • Đoạn văn chủ yếu miêu tả lời của bọn trẻ, anh cu Tràng chỉ có một lượt lời duy nhất (Bố ranh).

Đoạn 2:

  • Nhân vật giao tiếp là anh Hàn  - một anh trai làng được lên tỉnh học, nghỉ hè về quê và cô Tơ  - một cô thôn nữ đến hỏi mua lá dâu ở vườn nhà anh Hàn.
  • Cách sử dụng từ ngữ xưng hô cậu - cháu, cô - tôi ta thấy quan hệ vị thế có sự chênh lệch:
    • Trong con mắt cô Tơ, anh Hàn là con nhà quyền quý, được học hành, đi đây đi đó nên xưng hô rất tôn trọng (cậu - cháu).
    • Anh Hàn cũng rất lịch sự khi xưng hô cô - tôi với cô Tơ.
  • Cách sử dụng từ ngữ xưng hô: thưa cô, thưa cậu, mời cô, vô phép,... ⇒ cuộc giao tiếp giữa những người chưa có quan hệ gần gũi, thân mật và giữa học có một khoảng cách.
  • Trong đoạn văn này các luợt lời được luân phiên nhau liên tục → việc đáp lời rất được tôn trọng -> phép lịch sự trong giao tiếp.

⇒ Quan hệ giữa hai người chưa đủ thân mật để giao tiếp thoải mái hơn.

Ví dụ 2:

Trong đoạn hội thoại sau đây, những đặc điểm về vị thế, quan hệ, tuổi tác, văn hóa,…của các nhân vật giao tiếp đã thể hiện trong việc sử dụng ngôn ngữ của họ như thế nào?

"Anh Mịch nhăn nhó, nói:
- Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết.
Ông lý cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi
- Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.
- Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à?
- Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói.
- Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm, đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù. 
- Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
- Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu".

Gợi ý làm bài:

  • Quan hệ vị thế: quan hệ của người có vị thế xã hội cao (ông lý) với người có vị thế xã hội thấp (anh Mịch).
  • Quan hệ vị thế thể hiện ở cách dùng từ xưng hô: ông  - con, mày - tao.
    • Anh Mịch tự biết mình có thân phận thấp cổ bé họng hơn so với ông lý nên đã gọi ông lý bằng con xưng ông.
    • Ông lý tự cho mình là bề trên nên gọi anh Mịch bằng mày xưng tao.
  • Vị thế chênh lệch còn thể hiện:
    • Cách nói năng của anh Mịch: lạy ông...cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy...ông thương phận nào con nhờ phận ấy...
    • Lời của ông lý: kệ mày...đứa nào không tuân...tao trình thì rũ tù...mày mà không đi...

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung

Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến