Chí Phèo: Tác phẩm


Video bài giảng

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh ra đời

  • Trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn, kinh hoàng.
  • Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong xã hội ấy không làm cho những người dân khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát sống tốt đẹp, lương thiện.
  • Tác phẩm được viết năm 1941.                     

b. Nhan đề

  • Truyện lúc đầu có tên “Cái lò gạch cũ” à gợi một vòng đời luẩn quẩn, số phận bế tắc của người nông dân trước CMT8.
  • Khi in lần đầu, Nhà xuất bản Đời mới đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi” à nhấn mạnh vào mối tình người ngợm của Chí Phèo và Thị Nở à dễ khiến người đọc tiếp nhận hời hợt và hiểu không đúng nội dung tư tưởng của tác phẩm.
  • Năm 1946, khi in lại trong tập Luống cày, Nam Cao lại đặt tên là Chí Phèo à thể hiện đúng đắn tư tưởng chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm đồng thời cũng là cách đặt tên quen thuộc của Nam Cao.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hình ảnh làng Vũ Đại

  • Làng Vũ Đại là không gian nghệ thuật của tác phẩm, là một lát cắt điển hình cho nông thôn Bắc Bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
  • Xã hội làng Vũ Đại là một xã hội có tôn ti, trật tự nghiêm ngặt:
    • Bá Kiến (cụ tiên chỉ): “bốn đời làm tổng lý”, uy thế ngất trời
    • Đám cường hào ác bá: đội Tảo, tư Đạm, bát Tùng…: Kết bè kết cánh đối chọi lẫn nhau và đối chọi với Bá Kiến, làm thành thế “quần ngư tranh thực”.
    • Dân làng Vũ Đại: Nông dân, thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén, áp bức
    • Hạng người dưới đáy: Chí Phèo, Năm Thọ, binh Chức: Cùng hơn cả dân cùng, sống tăm tối như thú vật.
  • Trong cái xã hội phân tầng bậc nghiêm ngặt ấy, Nam Cao đã trình bày hai xung đột cơ bản:
    • Xung đột 1: Xung đột trong nội bộ của bọn cường hào ác bá. Chúng ngấm ngầm chia rẽ, dùng mọi thủ đoạn, nhè từng chỗ hở để trị nhau. (Bá Kiến dùng tên đầu bò Chí Phèo trị đội Tảo; Bá Kiến chết, bọn cường hào nhìn Lí Cường bằng con mắt thỏa mãn, khiêu khích).
    • Xung đột 2: Xung đột giữa bọn cường hào ác bá (kẻ thống trị - tội đồ) và những người nông dân hiền lành, lương thiện (kẻ bị trị - nạn nhân). Chúng bóc lột người nông dân đến tận xương tủy, dồn họ vào đường cùng để rồi rơi vào bi kịch tha hóa, bi kịch bị tước đoạt quyền làm người.

NHẬN XÉT: Chỉ qua một số chi tiết chọn lọc kĩ lưỡng, sắp đặt rải rác tưởng ngẫu nhiên mà lại có tính chất quy luật, Nam Cao đã dựng nên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối. Đó chính là cái “hoàn cảnh điển hình” vừa sản sinh vừa tác động làm bộ lộ “tính cách điển hình” đó là Chí Phèo.

b. Nhân vật Bá Kiến

  • Bá Kiến là một nhân vật tiêu biểu cho bộ mặt của giai cấp thống trị ở làng Vũ Đại. Nam Cao khắc họa sâu sắc bản chất của bá Kiến qua:
    • Các chi tiết về ngoại hình: giọng nói rất sang, cái cười hơn người, lối nói ngọt nhạt...
    • Dùng nghệ thuật độc thoại nội tâm để phơi bày bản chất: Thói ghen tuông “cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù”
    • Dùng lời bình trực tiếp để miêu tả lí trí: “Thoáng nhìn qua cụ đã hiểu ra cơ sự rồi.”

⇒ Từ ngôn ngữ, giọng nói, tiếng cười, cái nhìn của Bá Kiến đều biểu hiện sư khôn ngoan, lọc lõi hơn người và khác người của một kẻ có kinh nghiệm bốn đời làm tổng lí.

  • Nhà văn vạch trần bản chất cường hào của bá Kiến trong mối quan hệ với người nông dân - Chí Phèo.
    • Bá Kiến (lí Kiến) ghen với anh canh điền khỏe mạnh đã đẩy Chí vào tù - nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tha hóa của Chí.
    • Chí Phèo đến nhà bá Kiến để rạch mặt ăn vạ, để xin đi ở tù. Cả hai lần bá Kiến đều thắng Chí Phèo. Vì những hành vi lưu manh của Chí nằm trong cái cơ trí trị dân của bá Kiến.
    • Lần 3: Chí Phèo đòi bá Kiến “lương thiện”. Bá Kiến làm gì có lương thiện để trả cho Chí, bá Kiến cười, cái cười thất sách. Nó nằm ngoài cái cứng và cái mềm của bá Kiến, cho nên bá Kiến phải chết vì cơ trí bất lực, bất lực trước khát vọng chân chính của người lao động. Sự bất lực của bá Kiến là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch đau đớn nhất của Chí.

⇒ Xây dựng nhân vật bá Kiến, tác giả đã bóc trần bản chất của giai cấp địa chủ. Bá Kiến vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân sâu xa dẫn Chí đến những bi kịch đau đớn nhất của người lao động nghèo trong xã hội cũ. Nhân vật bá Kiến có ý nghĩa điển hình cho giai cấp địa chủ phong kiến đồng thời góp phần tô đậm tính cách bi kịch của Chí Phèo. Về phương diện này, tác phẩm có giá trị hiện thực và tố cáo sâu sắc.

c. Nhân vật Chí Phèo

  • Là hình tượng hội tụ đầy đủ những đặc sắc của thiên truyện; được giới thiệu một cách đặc biệt bằng tiếng chửi.

- Nguồn gốc, lai lịch

  • Không cha, không mẹ, không họ hàng.
  • Tuổi thơ bơ vơ: đi ở hết nhà này đến nhà nọ.
  • Tuổi hai mươi: khỏe mạnh, làm canh điền cho nhà lí Kiến.
  • Bản chất:
    • Lương thiện: Chí mơ ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải...
    • Có lòng tự trọng: bị bà ba gọi bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ chẳng thấy yêu.

- Quá trình tha hóa

  • Bá Kiến đẩy Chí vào tù. Bày, tám năm trong tù, nhà tù đã nhào nặn Chí biến thành một con người hoàn toàn khác.
  • Ra tù, Chí thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:
    • Nhân hình: “đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!” à Chí đã bị xã hội cướp đi bộ mặt của một con người.
    • Nhân tính: từ một người nông dân hiền lành, lương thiện, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại và bị xã hội từ chối.
  • Chí ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao với tiếng chửi lảm nhảm. Chửi trời, chửi đời, chửi cha mẹ đứa nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Tiếng chửi của Chí có một cái gì giống như sư vật vã tuyện vọng của một con người thèm được giao tiếp. Chí thèm được người ta chửi. Vì chửi lại hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người. Thế nhưng vẫn chỉ có một mình Chí trong sa mạc cô đơn.
  • Chí đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ, để liều chết với bố con nhà bá Kiến. Hành động của Chí tha hóa cho nên kết quả hết sức thảm hại “Chí ra về cũng thấy lòng nguôi ngoai"
  • Chí xin đi ở tù để kiếm bát cơm, manh áo. Mục đích đáng trân trọng nhưng hành động lại lưu manh “còn phải đâm chết dăm ba thằng” cho nên kết quả cũng thảm hại, và cũng từ đó, Chí Phèo trở thành tay sai đi đòi nợ cho bá Kiến hung hãn ngang ngược và triền miên trong những cơn say.
  • Nỗi khổ không phải là không thước đất cắm dùi, không cha, không mẹ... mà chính hắn đã cướp đi linh hồn, thể xác. Chí không có hạnh phúc, xã hội không mở đường đã cự tuyệt quyền làm người của Chí.

d. Cuộc gặp gỡ với thị Nở

  • Cuộc gặp đỡ với thị Nở như một tia chớp lóe sáng trong cuộc đời chí Phèo.
    • Lúc đầu, Chí đến với Thị một cách “rất Chí Phèo” – đến trong lúc say.
    • Điều đặc biệt là Thị không chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở một gã đàn ông như Chí mà còn làm thức dậy nhân tính trong con người Chí:
  • Lần đầu tiên trong bao nhiêu năm sống trong những cơn say triền miên, Chí nghe được tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài khua mái chèo đuổi cá, tiếng người đi chợ nói chuyện vui vẻ. Chí nhớ lại một thời đã từng mơ ước có một gia đình hạnh phúc.
  • Chí cảm thấy mình già mà vẫn còn cô độc, Chí sợ sự cô độc.

⇒ Lúc này nhân tính của Chí đã được hồi sinh.

  • Sự chăm sóc đầy ân tình của Thị đã làm thức tỉnh lương tâm của Chí:
    • Bát cháo hành của thị Nở như một liều thuốc giải độc đã hóa giải tâm hồn Chí: hắn trở nên hiền lành, thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người.
    • Chí hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị sẽ là chiếc cầu nối đưa Chí trở về với cuộc đời.

→ Đây chính là đỉnh cao sự thức tỉnh nhân tính của Chí.

⇒ Miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo với thị Nở, Nam Cao đã chứng minh ngòi bút tâm lí sắc sảo của mình, thể hiện một giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Nhà văn đã phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi họ đã mất đi nhân hình, nhân tính.

- Thị Nở từ chối Chí Phèo

  • Cánh của cuộc đời vừa mở ra lại đóng sập trước mặt. Giá như Thị là người bình thường có lẽ Chí đã tìm được hạnh phúc nhưng thị lại là người dở hơi. Gặp phải sự phản kháng của bà cô thị Nở từ chối Chí.
    • Chí cố níu kéo: Chí đuổi theo Thị, nắm lấy tay.
    • Chí hết hi vọng hòa nhập với mọi người.
  • Rơi vào bế tắc, Chí đã hành động:
    • Chí uống rượu, Chí muốn uống cho thật say nhưng càng uống lại càng tỉnh. Chí khóc rưng rức. Tiếng khóc của Chí là tiếng khóc cho nỗi đau thân phận bị ruồng bỏ. Chí không mong ước gì cao sang. Chí muốn sống với người đàn bà “xấu ma chê quỷ hờn” ở làng Vũ Đại mà cũng không được. Thị Nở càng xấu, bi kịch của Chí càng được khơi sâu.
    • Xách dao đi đến nhà bá Kiến trả thù, đòi lương thiện: đây là giờ phút Chí Phèo tỉnh táo nhất. Chí đã nhận ra kẻ thù gây tội ác, chà đạp lên nhân phẩm Chí không phải là thị Nở, bà cô thị mà là bá Kiến. Trước mặt bá Kiến, Chí dõng dạc đòi lương thiện. Chí đã giết chết bá Kiến – kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời của Chí. Hành động đòi lương thiện của Chí là đỉnh cao của sự ý thức về nhân phẩm.
    • Giết được kẻ thù, Chí lại rơi vào tuyệt vọng. Chí đau đớn nhận ra rằng: Chí Phèo không thể trở về làm người được nữa và Chí đã tự đâm chết chính mình. Chí sinh ra trong cô đơn và trở về cũng cô đơn. Chí phải sống một kiếp thú vật nhưng đã chết cái chết của một con người.
  • Cái chết của Chí có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến đã xô đẩy những người nông dân hiền lành, lương thiện như Chí trở nên tha hóa à Đây là hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức, bóc lột ở nông thôn Việt nam trước Cách mạng. Chí Phèo là một nhân vật điển hình cho người nông dân bị áo bức bóc lột, đè nén đến tận cùng đã chống trả bằng hành động lưu mang hóa. Về phương diện này, tác phẩm có giá trị tố cáo sâu sắc.

Tổng kết

  • Nội dung

    • Truyện phản ánh số phận bi kịch của Chí Phèo, một người cố nông hiền lành, lương thiện, bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Nhưng vẫn khao khát hạnh phúc, khao khát lương thiện. Cuộc đời và số phận của Chí có ý nghĩa điển hình cho những người nông dân trước Cách mạng.
    • Qua tác phẩm, Nam Cao thể hiện niềm cảm thông với nỗi khổ, nỗi bất hạnh của người lao động; đồng cảm với khát vọng hạnh phúc chân chính của họ; phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp của con người khi họ mất nhân hình, nhân tính; lên án tố cáo xã hội phong kiến đả chà đạp nhân phẩm người lao động nghèo.
  • Nghệ thuật

    • Tác phẩm thể hiện nghệ thuật viết văn già dặn của Nam Cao. Giọng điệu của người kể chuyện khách quan, lạnh lùng. Xây dựng thành công nhân vật điển hình. Ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo.

⇒ Nội dung phong phú, tư tưởng nhân đạo mới mẻ, nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm xứng đáng là một kiệt tác của nhà văn.


Ví dụ:

ĐỀ: Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo được thể hiện trong tác phẩm

Gợi ý làm bài:

Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

  • Đó là bi kịch bị từ chối (bị cự tuyệt) quyền làm người.
  • Bi kịch này kéo dài cả cuộc đời Chí Phèo từ khi sinh ra đến khi kết thúc số phận với nhiều giai đoạn: ấu thơ bị bỏ rơi rồi thành món hàng chuyền tay của dân làng, sống kiếp trâu ngựa trong nhà Bá Kiến, ra tù dần trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Sau này, bị Thị Nở cự tuyệt và kết thúc ở hành động vác dao đi đòi lương thiện - giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình
  • Bá Kiến là nguyên nhân trực tiếp, sâu xa khiến Chí Phèo phải chịu đựng những bi kịch đau đớn, nhất là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bên cạnh đó cũng phải đề cập đến dân làng Vũ Đại đã vô cảm trước nỗi đau Chí Phèo.
  • Nhận xét:
    • Cùng với bi kịch bị lưu manh hóa, bi kịch này đã làm nên tính chất điển hình cho nhân vật Chí Phèo
    • Khẳng định nỗi đau lớn nhất ở Chí Phèo chính là nỗi đau của một con người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tinh thần, bị xã hội cự tuyệt không cho làm người, chứ không phải là nỗi đau vì đói cơm rách áo, không nhà cửa, không nơi nương tựa
    • Góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh ra đời

  • Trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn, kinh hoàng.
  • Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong xã hội ấy không làm cho những người dân khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát sống tốt đẹp, lương thiện.
  • Tác phẩm được viết năm 1941.                     

b. Nhan đề

  • Truyện lúc đầu có tên “Cái lò gạch cũ” à gợi một vòng đời luẩn quẩn, số phận bế tắc của người nông dân trước CMT8.
  • Khi in lần đầu, Nhà xuất bản Đời mới đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi” à nhấn mạnh vào mối tình người ngợm của Chí Phèo và Thị Nở à dễ khiến người đọc tiếp nhận hời hợt và hiểu không đúng nội dung tư tưởng của tác phẩm.
  • Năm 1946, khi in lại trong tập Luống cày, Nam Cao lại đặt tên là Chí Phèo à thể hiện đúng đắn tư tưởng chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm đồng thời cũng là cách đặt tên quen thuộc của Nam Cao.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hình ảnh làng Vũ Đại

  • Làng Vũ Đại là không gian nghệ thuật của tác phẩm, là một lát cắt điển hình cho nông thôn Bắc Bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
  • Xã hội làng Vũ Đại là một xã hội có tôn ti, trật tự nghiêm ngặt:
    • Bá Kiến (cụ tiên chỉ): “bốn đời làm tổng lý”, uy thế ngất trời
    • Đám cường hào ác bá: đội Tảo, tư Đạm, bát Tùng…: Kết bè kết cánh đối chọi lẫn nhau và đối chọi với Bá Kiến, làm thành thế “quần ngư tranh thực”.
    • Dân làng Vũ Đại: Nông dân, thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén, áp bức
    • Hạng người dưới đáy: Chí Phèo, Năm Thọ, binh Chức: Cùng hơn cả dân cùng, sống tăm tối như thú vật.
  • Trong cái xã hội phân tầng bậc nghiêm ngặt ấy, Nam Cao đã trình bày hai xung đột cơ bản:
    • Xung đột 1: Xung đột trong nội bộ của bọn cường hào ác bá. Chúng ngấm ngầm chia rẽ, dùng mọi thủ đoạn, nhè từng chỗ hở để trị nhau. (Bá Kiến dùng tên đầu bò Chí Phèo trị đội Tảo; Bá Kiến chết, bọn cường hào nhìn Lí Cường bằng con mắt thỏa mãn, khiêu khích).
    • Xung đột 2: Xung đột giữa bọn cường hào ác bá (kẻ thống trị - tội đồ) và những người nông dân hiền lành, lương thiện (kẻ bị trị - nạn nhân). Chúng bóc lột người nông dân đến tận xương tủy, dồn họ vào đường cùng để rồi rơi vào bi kịch tha hóa, bi kịch bị tước đoạt quyền làm người.

NHẬN XÉT: Chỉ qua một số chi tiết chọn lọc kĩ lưỡng, sắp đặt rải rác tưởng ngẫu nhiên mà lại có tính chất quy luật, Nam Cao đã dựng nên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối. Đó chính là cái “hoàn cảnh điển hình” vừa sản sinh vừa tác động làm bộ lộ “tính cách điển hình” đó là Chí Phèo.

b. Nhân vật Bá Kiến

  • Bá Kiến là một nhân vật tiêu biểu cho bộ mặt của giai cấp thống trị ở làng Vũ Đại. Nam Cao khắc họa sâu sắc bản chất của bá Kiến qua:
    • Các chi tiết về ngoại hình: giọng nói rất sang, cái cười hơn người, lối nói ngọt nhạt...
    • Dùng nghệ thuật độc thoại nội tâm để phơi bày bản chất: Thói ghen tuông “cụ chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù”
    • Dùng lời bình trực tiếp để miêu tả lí trí: “Thoáng nhìn qua cụ đã hiểu ra cơ sự rồi.”

⇒ Từ ngôn ngữ, giọng nói, tiếng cười, cái nhìn của Bá Kiến đều biểu hiện sư khôn ngoan, lọc lõi hơn người và khác người của một kẻ có kinh nghiệm bốn đời làm tổng lí.

  • Nhà văn vạch trần bản chất cường hào của bá Kiến trong mối quan hệ với người nông dân - Chí Phèo.
    • Bá Kiến (lí Kiến) ghen với anh canh điền khỏe mạnh đã đẩy Chí vào tù - nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tha hóa của Chí.
    • Chí Phèo đến nhà bá Kiến để rạch mặt ăn vạ, để xin đi ở tù. Cả hai lần bá Kiến đều thắng Chí Phèo. Vì những hành vi lưu manh của Chí nằm trong cái cơ trí trị dân của bá Kiến.
    • Lần 3: Chí Phèo đòi bá Kiến “lương thiện”. Bá Kiến làm gì có lương thiện để trả cho Chí, bá Kiến cười, cái cười thất sách. Nó nằm ngoài cái cứng và cái mềm của bá Kiến, cho nên bá Kiến phải chết vì cơ trí bất lực, bất lực trước khát vọng chân chính của người lao động. Sự bất lực của bá Kiến là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch đau đớn nhất của Chí.

⇒ Xây dựng nhân vật bá Kiến, tác giả đã bóc trần bản chất của giai cấp địa chủ. Bá Kiến vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là nguyên nhân sâu xa dẫn Chí đến những bi kịch đau đớn nhất của người lao động nghèo trong xã hội cũ. Nhân vật bá Kiến có ý nghĩa điển hình cho giai cấp địa chủ phong kiến đồng thời góp phần tô đậm tính cách bi kịch của Chí Phèo. Về phương diện này, tác phẩm có giá trị hiện thực và tố cáo sâu sắc.

c. Nhân vật Chí Phèo

  • Là hình tượng hội tụ đầy đủ những đặc sắc của thiên truyện; được giới thiệu một cách đặc biệt bằng tiếng chửi.

- Nguồn gốc, lai lịch

  • Không cha, không mẹ, không họ hàng.
  • Tuổi thơ bơ vơ: đi ở hết nhà này đến nhà nọ.
  • Tuổi hai mươi: khỏe mạnh, làm canh điền cho nhà lí Kiến.
  • Bản chất:
    • Lương thiện: Chí mơ ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải...
    • Có lòng tự trọng: bị bà ba gọi bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ chẳng thấy yêu.

- Quá trình tha hóa

  • Bá Kiến đẩy Chí vào tù. Bày, tám năm trong tù, nhà tù đã nhào nặn Chí biến thành một con người hoàn toàn khác.
  • Ra tù, Chí thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:
    • Nhân hình: “đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!” à Chí đã bị xã hội cướp đi bộ mặt của một con người.
    • Nhân tính: từ một người nông dân hiền lành, lương thiện, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại và bị xã hội từ chối.
  • Chí ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao với tiếng chửi lảm nhảm. Chửi trời, chửi đời, chửi cha mẹ đứa nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Tiếng chửi của Chí có một cái gì giống như sư vật vã tuyện vọng của một con người thèm được giao tiếp. Chí thèm được người ta chửi. Vì chửi lại hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người. Thế nhưng vẫn chỉ có một mình Chí trong sa mạc cô đơn.
  • Chí đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ, để liều chết với bố con nhà bá Kiến. Hành động của Chí tha hóa cho nên kết quả hết sức thảm hại “Chí ra về cũng thấy lòng nguôi ngoai"
  • Chí xin đi ở tù để kiếm bát cơm, manh áo. Mục đích đáng trân trọng nhưng hành động lại lưu manh “còn phải đâm chết dăm ba thằng” cho nên kết quả cũng thảm hại, và cũng từ đó, Chí Phèo trở thành tay sai đi đòi nợ cho bá Kiến hung hãn ngang ngược và triền miên trong những cơn say.
  • Nỗi khổ không phải là không thước đất cắm dùi, không cha, không mẹ... mà chính hắn đã cướp đi linh hồn, thể xác. Chí không có hạnh phúc, xã hội không mở đường đã cự tuyệt quyền làm người của Chí.

d. Cuộc gặp gỡ với thị Nở

  • Cuộc gặp đỡ với thị Nở như một tia chớp lóe sáng trong cuộc đời chí Phèo.
    • Lúc đầu, Chí đến với Thị một cách “rất Chí Phèo” – đến trong lúc say.
    • Điều đặc biệt là Thị không chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở một gã đàn ông như Chí mà còn làm thức dậy nhân tính trong con người Chí:
  • Lần đầu tiên trong bao nhiêu năm sống trong những cơn say triền miên, Chí nghe được tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài khua mái chèo đuổi cá, tiếng người đi chợ nói chuyện vui vẻ. Chí nhớ lại một thời đã từng mơ ước có một gia đình hạnh phúc.
  • Chí cảm thấy mình già mà vẫn còn cô độc, Chí sợ sự cô độc.

⇒ Lúc này nhân tính của Chí đã được hồi sinh.

  • Sự chăm sóc đầy ân tình của Thị đã làm thức tỉnh lương tâm của Chí:
    • Bát cháo hành của thị Nở như một liều thuốc giải độc đã hóa giải tâm hồn Chí: hắn trở nên hiền lành, thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người.
    • Chí hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị sẽ là chiếc cầu nối đưa Chí trở về với cuộc đời.

→ Đây chính là đỉnh cao sự thức tỉnh nhân tính của Chí.

⇒ Miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo với thị Nở, Nam Cao đã chứng minh ngòi bút tâm lí sắc sảo của mình, thể hiện một giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Nhà văn đã phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi họ đã mất đi nhân hình, nhân tính.

- Thị Nở từ chối Chí Phèo

  • Cánh của cuộc đời vừa mở ra lại đóng sập trước mặt. Giá như Thị là người bình thường có lẽ Chí đã tìm được hạnh phúc nhưng thị lại là người dở hơi. Gặp phải sự phản kháng của bà cô thị Nở từ chối Chí.
    • Chí cố níu kéo: Chí đuổi theo Thị, nắm lấy tay.
    • Chí hết hi vọng hòa nhập với mọi người.
  • Rơi vào bế tắc, Chí đã hành động:
    • Chí uống rượu, Chí muốn uống cho thật say nhưng càng uống lại càng tỉnh. Chí khóc rưng rức. Tiếng khóc của Chí là tiếng khóc cho nỗi đau thân phận bị ruồng bỏ. Chí không mong ước gì cao sang. Chí muốn sống với người đàn bà “xấu ma chê quỷ hờn” ở làng Vũ Đại mà cũng không được. Thị Nở càng xấu, bi kịch của Chí càng được khơi sâu.
    • Xách dao đi đến nhà bá Kiến trả thù, đòi lương thiện: đây là giờ phút Chí Phèo tỉnh táo nhất. Chí đã nhận ra kẻ thù gây tội ác, chà đạp lên nhân phẩm Chí không phải là thị Nở, bà cô thị mà là bá Kiến. Trước mặt bá Kiến, Chí dõng dạc đòi lương thiện. Chí đã giết chết bá Kiến – kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời của Chí. Hành động đòi lương thiện của Chí là đỉnh cao của sự ý thức về nhân phẩm.
    • Giết được kẻ thù, Chí lại rơi vào tuyệt vọng. Chí đau đớn nhận ra rằng: Chí Phèo không thể trở về làm người được nữa và Chí đã tự đâm chết chính mình. Chí sinh ra trong cô đơn và trở về cũng cô đơn. Chí phải sống một kiếp thú vật nhưng đã chết cái chết của một con người.
  • Cái chết của Chí có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến đã xô đẩy những người nông dân hiền lành, lương thiện như Chí trở nên tha hóa à Đây là hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức, bóc lột ở nông thôn Việt nam trước Cách mạng. Chí Phèo là một nhân vật điển hình cho người nông dân bị áo bức bóc lột, đè nén đến tận cùng đã chống trả bằng hành động lưu mang hóa. Về phương diện này, tác phẩm có giá trị tố cáo sâu sắc.

Tổng kết

  • Nội dung

    • Truyện phản ánh số phận bi kịch của Chí Phèo, một người cố nông hiền lành, lương thiện, bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Nhưng vẫn khao khát hạnh phúc, khao khát lương thiện. Cuộc đời và số phận của Chí có ý nghĩa điển hình cho những người nông dân trước Cách mạng.
    • Qua tác phẩm, Nam Cao thể hiện niềm cảm thông với nỗi khổ, nỗi bất hạnh của người lao động; đồng cảm với khát vọng hạnh phúc chân chính của họ; phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp của con người khi họ mất nhân hình, nhân tính; lên án tố cáo xã hội phong kiến đả chà đạp nhân phẩm người lao động nghèo.
  • Nghệ thuật

    • Tác phẩm thể hiện nghệ thuật viết văn già dặn của Nam Cao. Giọng điệu của người kể chuyện khách quan, lạnh lùng. Xây dựng thành công nhân vật điển hình. Ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo.

⇒ Nội dung phong phú, tư tưởng nhân đạo mới mẻ, nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm xứng đáng là một kiệt tác của nhà văn.


Ví dụ:

ĐỀ: Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo được thể hiện trong tác phẩm

Gợi ý làm bài:

Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

  • Đó là bi kịch bị từ chối (bị cự tuyệt) quyền làm người.
  • Bi kịch này kéo dài cả cuộc đời Chí Phèo từ khi sinh ra đến khi kết thúc số phận với nhiều giai đoạn: ấu thơ bị bỏ rơi rồi thành món hàng chuyền tay của dân làng, sống kiếp trâu ngựa trong nhà Bá Kiến, ra tù dần trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Sau này, bị Thị Nở cự tuyệt và kết thúc ở hành động vác dao đi đòi lương thiện - giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình
  • Bá Kiến là nguyên nhân trực tiếp, sâu xa khiến Chí Phèo phải chịu đựng những bi kịch đau đớn, nhất là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bên cạnh đó cũng phải đề cập đến dân làng Vũ Đại đã vô cảm trước nỗi đau Chí Phèo.
  • Nhận xét:
    • Cùng với bi kịch bị lưu manh hóa, bi kịch này đã làm nên tính chất điển hình cho nhân vật Chí Phèo
    • Khẳng định nỗi đau lớn nhất ở Chí Phèo chính là nỗi đau của một con người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tinh thần, bị xã hội cự tuyệt không cho làm người, chứ không phải là nỗi đau vì đói cơm rách áo, không nhà cửa, không nơi nương tựa
    • Góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm

Bài học bổ sung