Bài 41: Diễn thế sinh thái


Video bài giảng

1. Khái niệm về diễn thế sinh thái

  • Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
  • Ví dụ:diễn biến sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn

Diễn biến sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn

  • Diễn thế sinh thái gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, giữa và cuối.

2. Các loại diễn thế sinh thái

a. Diễn thế nguyên sinh

  • Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

  • Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau:

    • Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên phong

    • Giai đoạn giữa: giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

    • Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định (giai đoạn đỉnh cực)

  • Ví dụ: Diễn thế nguyên sinh trải qua hàng trăm năm

Diễn thế nguyên sinh trải qua hàng trăm năm

b. Diễn thế thứ sinh:

  • Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống.
  • Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức huỷ diệt.
  • Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
  • Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định.
  • Ví dụ:

Diễn thế thứ sinh

3. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

  • Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã: như sự thay đổi khí hậu thường gây nên biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần xã; hoặc trên những vùng bị hủy diệt của tựn nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình thành và phát triển
  • Nguyên nhân bên trong:  Do sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã: sự hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế làm biến đổi quần xã, làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới

4. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

  • Nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật để bảo vệ và dự báo được các quần xã tồn tại trước đó và những quần xã sẽ thay thế trong tương lai; giúp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có cơ sở khoa học
  • Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

Ví dụ 1: Tại sao nói hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể được coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái?

Gợi ý trả lời:

Vì việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:

  • Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.
  • Thảm thực vật bị mất dần sẽ dẫn tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu, ...và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn, ...
  • Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định và gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật., ...

Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, kông ổn định.

Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vậtt phong phú hơn. Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ

Ví dụ 2: Hãy nêu diễn biến các giai đoạn của các kiểu diễn thế và nguyên nhân gây ra diễn thế đó?

Gợi ý trả lời:

- Diễn thế nguyên sinh:

  • Giai đoạn khởi đầu: Khởi đầu từ môi trường trống trơn
  • Giai đoạn giữa: Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
  • Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã tương đối ổn định
  • Nguyên nhân của diễn thế: 
    • Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
    • Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã

- Diễn thế thứ sinh:

  • Giai đoạn khởi đầu: Khởi đầu ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị hủy diệt do tự nhiên hay khai thác quá mức của con người
  • Giai đoạn giữa: Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt, các quần xã biến đôi tuần tự thay thế lẫn nhau
  • Giai đoạn cuối: Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái
  • Nguyên nhân của diễn thế: 
    • Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
    • Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
    • Hoạt động khai thác tài nguyên của con người

1. Khái niệm về diễn thế sinh thái

  • Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
  • Ví dụ:diễn biến sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn

Diễn biến sinh thái hình thành rừng cây gỗ lớn

  • Diễn thế sinh thái gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, giữa và cuối.

2. Các loại diễn thế sinh thái

a. Diễn thế nguyên sinh

  • Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

  • Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau:

    • Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên phong

    • Giai đoạn giữa: giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

    • Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định (giai đoạn đỉnh cực)

  • Ví dụ: Diễn thế nguyên sinh trải qua hàng trăm năm

Diễn thế nguyên sinh trải qua hàng trăm năm

b. Diễn thế thứ sinh:

  • Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống.
  • Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức huỷ diệt.
  • Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
  • Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định.
  • Ví dụ:

Diễn thế thứ sinh

3. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

  • Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã: như sự thay đổi khí hậu thường gây nên biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần xã; hoặc trên những vùng bị hủy diệt của tựn nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình thành và phát triển
  • Nguyên nhân bên trong:  Do sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã: sự hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế làm biến đổi quần xã, làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới

4. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

  • Nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật để bảo vệ và dự báo được các quần xã tồn tại trước đó và những quần xã sẽ thay thế trong tương lai; giúp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có cơ sở khoa học
  • Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

Ví dụ 1: Tại sao nói hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể được coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái?

Gợi ý trả lời:

Vì việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:

  • Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.
  • Thảm thực vật bị mất dần sẽ dẫn tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu, ...và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn, ...
  • Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định và gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật., ...

Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, kông ổn định.

Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vậtt phong phú hơn. Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ

Ví dụ 2: Hãy nêu diễn biến các giai đoạn của các kiểu diễn thế và nguyên nhân gây ra diễn thế đó?

Gợi ý trả lời:

- Diễn thế nguyên sinh:

  • Giai đoạn khởi đầu: Khởi đầu từ môi trường trống trơn
  • Giai đoạn giữa: Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
  • Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã tương đối ổn định
  • Nguyên nhân của diễn thế: 
    • Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
    • Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã

- Diễn thế thứ sinh:

  • Giai đoạn khởi đầu: Khởi đầu ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị hủy diệt do tự nhiên hay khai thác quá mức của con người
  • Giai đoạn giữa: Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt, các quần xã biến đôi tuần tự thay thế lẫn nhau
  • Giai đoạn cuối: Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái
  • Nguyên nhân của diễn thế: 
    • Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
    • Cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
    • Hoạt động khai thác tài nguyên của con người

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung