Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật


Video bài giảng

1. Tỉ lệ giới tính

  • Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời gian và điều kiện sống
  • Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. 
  • Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường. Trong chăn nuôi, người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ, các đàn gà, hưu, nai, ... người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn

2. Nhóm tuổi

Người ta chia cấu trúc tuổi thành:

  • Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể
  • Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể
  • Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

Nhân tố ảnh hưởng đến các nhóm tuổi:

  • Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch bệnh... các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

  • Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.

  • Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mùa sinh sản tập tính di cư...

  • Tháp tuổi của quần thể: 
    • Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng thái phát triển số lượng của quần thể: quần thể đang phát triển (quần thể trẻ), quần thể ổn định và quần thể suy thoái (quần thể già).
    • Các dạng tháp tuổi đặc trưng trong quần thể:

A. Tháp tuổi của quần thể đang phát triển: Quần thể trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao.

B. Tháp tuổi của quần thể ổn định: Quần thể ổn định có tỉ lệ nhóm trước và đang sinh sản xấp xỉ như nhau.

C. Tháp tuổi của quần thể suy thoái: Quần thể suy thoái có tỉ lệ nhóm trước sinh sản nhỏ hơn nhóm đang sinh sản.

Các dạng tháp tuổi

3. Sự phân bố cá thể của quần thể

Gồm có 3 kiểu phân bố

Các kiểu phân bố cá thể trong quần thể

a. Phân bố theo nhóm

  • Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện nhiều ở sinh vật sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư...
  • Ví dụ: Phân bố theo nhóm của các nhóm cây bụi

Phân bố theo nhóm của các nhóm cây bụi

  • ​Ý nghĩa: Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

b. Phân bố đồng đều

  • Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.
  • Ví dụ: Chim cánh cụt làm tổ

Chim cánh cụt làm tổ

  •  Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

c. Phân bố ngẫu nhiên

  •  Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.
  • Ví dụ: Sự phân bố ngãu nhiên của linh dương

Sự phân bố ngãu nhiên của linh dương

  • Ý nghĩa: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

4. Mật độ cá thể của quần thể

  • Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.
  • Ví dụ: Mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện tích đất đồi, mật độ sâu rau là 2 con/m2...

Ví dụ: Cho các tháp tuổi của một số quần thể người sau:

 tháp tuổi của một số quần thể người

Hãy xác định dạng các tháp tuổi trên?

Gợi ý trả lời:

 tháp tuổi của một số quần thể người

1. Tỉ lệ giới tính

  • Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời gian và điều kiện sống
  • Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. 
  • Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường. Trong chăn nuôi, người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ, các đàn gà, hưu, nai, ... người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn

2. Nhóm tuổi

Người ta chia cấu trúc tuổi thành:

  • Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể
  • Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể
  • Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể

Nhân tố ảnh hưởng đến các nhóm tuổi:

  • Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch bệnh... các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

  • Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.

  • Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mùa sinh sản tập tính di cư...

  • Tháp tuổi của quần thể: 
    • Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng thái phát triển số lượng của quần thể: quần thể đang phát triển (quần thể trẻ), quần thể ổn định và quần thể suy thoái (quần thể già).
    • Các dạng tháp tuổi đặc trưng trong quần thể:

A. Tháp tuổi của quần thể đang phát triển: Quần thể trẻ có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao.

B. Tháp tuổi của quần thể ổn định: Quần thể ổn định có tỉ lệ nhóm trước và đang sinh sản xấp xỉ như nhau.

C. Tháp tuổi của quần thể suy thoái: Quần thể suy thoái có tỉ lệ nhóm trước sinh sản nhỏ hơn nhóm đang sinh sản.

Các dạng tháp tuổi

3. Sự phân bố cá thể của quần thể

Gồm có 3 kiểu phân bố

Các kiểu phân bố cá thể trong quần thể

a. Phân bố theo nhóm

  • Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện nhiều ở sinh vật sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư...
  • Ví dụ: Phân bố theo nhóm của các nhóm cây bụi

Phân bố theo nhóm của các nhóm cây bụi

  • ​Ý nghĩa: Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

b. Phân bố đồng đều

  • Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.
  • Ví dụ: Chim cánh cụt làm tổ

Chim cánh cụt làm tổ

  •  Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

c. Phân bố ngẫu nhiên

  •  Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.
  • Ví dụ: Sự phân bố ngãu nhiên của linh dương

Sự phân bố ngãu nhiên của linh dương

  • Ý nghĩa: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

4. Mật độ cá thể của quần thể

  • Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.
  • Ví dụ: Mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện tích đất đồi, mật độ sâu rau là 2 con/m2...

Ví dụ: Cho các tháp tuổi của một số quần thể người sau:

 tháp tuổi của một số quần thể người

Hãy xác định dạng các tháp tuổi trên?

Gợi ý trả lời:

 tháp tuổi của một số quần thể người

Bài học bổ sung