Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại


1. Những kiến thức cơ bản của chương trình

- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

Thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại:

- Tháng 8/1566: Cách mạng Hà Lan → Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây ban Nha.

- Từ năm 1640 đến 1688: Cách mạng tư sản Anh → Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền - QCLH.

- Từ năm 1775 đến 1783: Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ → 13 thuộc địa Anh giành độc lập, Mỹ là 1 Liên bang.

- Từ năm 1789 đến 1794: Cách mạng tư sản Pháp → Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng Hòa.

- Từ năm 1840 đến 1842: Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược - Chiến tranh thuốc phiện → Trung Quốc trở thành nửa thuộc địa và thuộc địa

- Từ năm 1848 đến 1849: Cách mạng tư sản ở Châu Âu → Củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức, Ý, Áo-Hung

- Năm 1868: Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng → Kinh tế tư bản chủ nghĩa Nhật phát triển mạnh và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mở rộng xâm lược

- Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc → Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi khi chủ nghĩa tư bản phát triển

- Từ năm 1914 đến 1918: Chiến tranh thế giới thứ nhất → Các nước thắng trận thu được lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại, phong trào cách mạng thế giới  phát triển mạnh  mẽ, cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, làm thức tỉnh nhân dân thuộc địa.

- Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc

- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản, tùy thuộc vào mỗi nước)

- Động lực cách mạng: quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (cách mạng tư sản Pháp).

- Lãnh đạo cách mạng: tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa...

- Hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước...).

- Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Hạn chế:

+ Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng...

+ Hạn chế riêng: tùy vào mỗi cuộc cách mạng. Chỉ có cách mạng Pháp thời kỳ chuyên chính Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao của cách mạng nên cuộc cách mạng này còn có tình triệt để nhưng vẫn còn hạn chế).

2. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu

- Thứ nhất

+ Cần hiểu rõ về bản chất của cuộc cách mạng tư sản, dù hình thức, diễn biến và kết quả đạt được khác nhau, song có nguyên nhân giống nhau, cùng nhằm một mục tiêu chung:

+ Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc

+ Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản, tùy thuộc vào mỗi nước).

+ Thắng lợi của cách mạng tư sản ở mức độ khác nhau, nhưng đều tạo cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thứ hai: 

+ Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh thêm.

- Thứ ba:

+ Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phong trào công nhân và chống thực dân xâm lược.

+ Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:

  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
  • Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản
  • Mâu thuẫn giữa giàu - nghèo...
  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản dẫn đến phong trào công nhân  ngày càng mạnh, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác và Ăng ghen sáng lập.

- Thứ tư:

+ Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với  xâm chiếm châu Á. châu Phi và Mỹ La tinh…làm thuộc địa, dẫn đến đòi chia lại thuộc địa là nguyên nhân Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Nhân dân các nước bị xâm lược đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân và phong kiến tay sai.

1. Những kiến thức cơ bản của chương trình

- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

Thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại:

- Tháng 8/1566: Cách mạng Hà Lan → Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây ban Nha.

- Từ năm 1640 đến 1688: Cách mạng tư sản Anh → Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền - QCLH.

- Từ năm 1775 đến 1783: Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ → 13 thuộc địa Anh giành độc lập, Mỹ là 1 Liên bang.

- Từ năm 1789 đến 1794: Cách mạng tư sản Pháp → Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng Hòa.

- Từ năm 1840 đến 1842: Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược - Chiến tranh thuốc phiện → Trung Quốc trở thành nửa thuộc địa và thuộc địa

- Từ năm 1848 đến 1849: Cách mạng tư sản ở Châu Âu → Củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức, Ý, Áo-Hung

- Năm 1868: Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng → Kinh tế tư bản chủ nghĩa Nhật phát triển mạnh và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mở rộng xâm lược

- Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc → Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi khi chủ nghĩa tư bản phát triển

- Từ năm 1914 đến 1918: Chiến tranh thế giới thứ nhất → Các nước thắng trận thu được lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại, phong trào cách mạng thế giới  phát triển mạnh  mẽ, cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, làm thức tỉnh nhân dân thuộc địa.

- Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc

- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản, tùy thuộc vào mỗi nước)

- Động lực cách mạng: quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (cách mạng tư sản Pháp).

- Lãnh đạo cách mạng: tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa...

- Hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước...).

- Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Hạn chế:

+ Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng...

+ Hạn chế riêng: tùy vào mỗi cuộc cách mạng. Chỉ có cách mạng Pháp thời kỳ chuyên chính Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao của cách mạng nên cuộc cách mạng này còn có tình triệt để nhưng vẫn còn hạn chế).

2. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu

- Thứ nhất

+ Cần hiểu rõ về bản chất của cuộc cách mạng tư sản, dù hình thức, diễn biến và kết quả đạt được khác nhau, song có nguyên nhân giống nhau, cùng nhằm một mục tiêu chung:

+ Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc

+ Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản, tùy thuộc vào mỗi nước).

+ Thắng lợi của cách mạng tư sản ở mức độ khác nhau, nhưng đều tạo cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thứ hai: 

+ Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh thêm.

- Thứ ba:

+ Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phong trào công nhân và chống thực dân xâm lược.

+ Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là:

  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
  • Mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản
  • Mâu thuẫn giữa giàu - nghèo...
  • Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản dẫn đến phong trào công nhân  ngày càng mạnh, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do Các Mác và Ăng ghen sáng lập.

- Thứ tư:

+ Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn liền với  xâm chiếm châu Á. châu Phi và Mỹ La tinh…làm thuộc địa, dẫn đến đòi chia lại thuộc địa là nguyên nhân Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Nhân dân các nước bị xâm lược đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân và phong kiến tay sai.

Bài học tiếp theo


Bài học bổ sung