Bác ơi - Tố Hữu


Video bài giảng

1. Tìm hiểu chung

a. Tố Hữu và những sáng tác về Bác Hồ

  • Tố Hữu là nhà thơ có sáng tác nhiều nhất, hay nhất, cảm động nhất về Bác.
  • Tố Hữu đã nói hộ cho bao tấm lòng người con Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
  • Các sáng tác:
    • Hồ Chí Minh
    • Sáng tháng Năm
    • Theo chân Bác…

b. Bài thơ Bác ơi!

  • Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bác ơi!
    • Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang gay go ác liệt.
    • Bài thơ Bác ơi! ra đời ít ngày sau đó, như một tiếng khóc tiễn biệt vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
  • Bố cục: 3 phần

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời

  • Lòng người:
    • Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác.
    • Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”
  • Cảnh vật:
    • Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...).
    • Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người.

⇒ Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu “Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa” ⇒ Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác. 

⇒ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người.

b. Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ

  • Giàu tình yêu thương đối với mọi người.
  • Giàu đức hy sinh.
  • Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. 

⇒ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi.

c. Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi

  • Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ.
  • Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.
  • Yêu Bác ⇒ quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp CM.

⇒ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

  • Tổng kết

    • Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam. 
    • Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu.

Ví dụ:

Phân tích 4 khổ thơ đầu để thấy được nghệ thuật diễn tả nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Bác Hồ là một đề tài, nguồn cảm hứng lớn trong nhiều chặng đường sáng tác của Tố Hữu. “Bác ơi” là một tác phẩm xuất sắc viết về Bác Hồ trong tập thơ “Ra trận”.
  • Bài thơ được viết khi lãnh tụ của Đảng và dân tộc ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời. Bài thơ là lời khóc Bác bằng thơ, bộc lộ nỗi đau xót, tiếc thương tràn đầy.

b. Thân bài

  • Nỗi đau xót: mở đầu bài thơ Tố Hữu tái hiện lại khung cảnh những ngày Bác mất : Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa / Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
  • Khung cảnh thực nhưng có ý nghĩa tượng trưng. Cả dân tộc đau xót khóc Bác, trời đất tạo vật cũng sụt sùi tiếc thương một con người – tinh hoa của dân tộc, tinh hoa của đất trời.
    • Nỗi đau xót được diễn tả bằng hình ảnh biểu thị động tác có sức gợi tả tâm trạng: Chạy về thăm Bác, lần theo lối sỏi quen, đến bên thang gác, đứng nhìn lên…
    • Nỗi đau xót được diễn tả bằn cách nói giảm: về thăm Bác, Bác đã đi rồi sao.
    • Nỗi đau xót được diễn tả bằng hình ảnh thực tại trong cảm nhận của nhà thơ:

Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa

Chuông ôi, chuông như còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

  • Nỗi đau xót thể hiện bằng liên tưởng:

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời 

Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm thấy Bác cười

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai…

  • Tâm trạng đau đớn tới thảng thốt, không tin ở cái tin sét đánh phũ phàng kia.
    • Dường như không còn Bác, cũng không nên tồn tại những gì là thơm ngọt, đẹp đẽ.
    • Bác ra đi đồng nghĩa với lạnh, lặng, tắt… tâm trạng đau đớn đến tột cùng.
    • Bác ra đi, trong khi đó ở ngoài kia đang là trời đầu thu, đang là chiến thắng và hi vọng.

⇒ Khung cảnh và lòng người trở nên tương phản, đối lập, gợi bao nỗi day dứt về tính chất phi lí, không thể chấp nhận được của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra đi của Bác càng gợi bao đau xót, nhức nhối tâm can. 

c. Kết bài

  • Cùng với nghệ thuật đối lập và cách dùng hình ảnh quen thuộc gần gũi, tác giả đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi đau, sự mất mát to lớn và đột ngột của mọi người trong 4 khổ thơ đầu.

1. Tìm hiểu chung

a. Tố Hữu và những sáng tác về Bác Hồ

  • Tố Hữu là nhà thơ có sáng tác nhiều nhất, hay nhất, cảm động nhất về Bác.
  • Tố Hữu đã nói hộ cho bao tấm lòng người con Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
  • Các sáng tác:
    • Hồ Chí Minh
    • Sáng tháng Năm
    • Theo chân Bác…

b. Bài thơ Bác ơi!

  • Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bác ơi!
    • Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang gay go ác liệt.
    • Bài thơ Bác ơi! ra đời ít ngày sau đó, như một tiếng khóc tiễn biệt vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
  • Bố cục: 3 phần

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời

  • Lòng người:
    • Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác.
    • Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”
  • Cảnh vật:
    • Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...).
    • Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người.

⇒ Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu “Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa” ⇒ Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác. 

⇒ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người.

b. Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ

  • Giàu tình yêu thương đối với mọi người.
  • Giàu đức hy sinh.
  • Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn. 

⇒ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi.

c. Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi

  • Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ.
  • Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.
  • Yêu Bác ⇒ quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp CM.

⇒ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

  • Tổng kết

    • Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam. 
    • Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu.

Ví dụ:

Phân tích 4 khổ thơ đầu để thấy được nghệ thuật diễn tả nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Bác Hồ là một đề tài, nguồn cảm hứng lớn trong nhiều chặng đường sáng tác của Tố Hữu. “Bác ơi” là một tác phẩm xuất sắc viết về Bác Hồ trong tập thơ “Ra trận”.
  • Bài thơ được viết khi lãnh tụ của Đảng và dân tộc ta là Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời. Bài thơ là lời khóc Bác bằng thơ, bộc lộ nỗi đau xót, tiếc thương tràn đầy.

b. Thân bài

  • Nỗi đau xót: mở đầu bài thơ Tố Hữu tái hiện lại khung cảnh những ngày Bác mất : Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa / Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
  • Khung cảnh thực nhưng có ý nghĩa tượng trưng. Cả dân tộc đau xót khóc Bác, trời đất tạo vật cũng sụt sùi tiếc thương một con người – tinh hoa của dân tộc, tinh hoa của đất trời.
    • Nỗi đau xót được diễn tả bằng hình ảnh biểu thị động tác có sức gợi tả tâm trạng: Chạy về thăm Bác, lần theo lối sỏi quen, đến bên thang gác, đứng nhìn lên…
    • Nỗi đau xót được diễn tả bằn cách nói giảm: về thăm Bác, Bác đã đi rồi sao.
    • Nỗi đau xót được diễn tả bằng hình ảnh thực tại trong cảm nhận của nhà thơ:

Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa

Chuông ôi, chuông như còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

  • Nỗi đau xót thể hiện bằng liên tưởng:

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời 

Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm thấy Bác cười

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai…

  • Tâm trạng đau đớn tới thảng thốt, không tin ở cái tin sét đánh phũ phàng kia.
    • Dường như không còn Bác, cũng không nên tồn tại những gì là thơm ngọt, đẹp đẽ.
    • Bác ra đi đồng nghĩa với lạnh, lặng, tắt… tâm trạng đau đớn đến tột cùng.
    • Bác ra đi, trong khi đó ở ngoài kia đang là trời đầu thu, đang là chiến thắng và hi vọng.

⇒ Khung cảnh và lòng người trở nên tương phản, đối lập, gợi bao nỗi day dứt về tính chất phi lí, không thể chấp nhận được của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra đi của Bác càng gợi bao đau xót, nhức nhối tâm can. 

c. Kết bài

  • Cùng với nghệ thuật đối lập và cách dùng hình ảnh quen thuộc gần gũi, tác giả đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi đau, sự mất mát to lớn và đột ngột của mọi người trong 4 khổ thơ đầu.

Bài học bổ sung