Thao tác lập luận bình luận


1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

a. Khái niệm

  • Xét ví dụ
  • Thế nào là thao tác lập luận bình luận?
    • Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận, đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc về một tình hình, một vấn đề nào đó.

b. Mục đích

  • Tìm hiểu văn bản "Xin lập khoa luật":
    • Đối tượng: triều đình nhà Nguyễn.
    • Bàn về sự cần thiết của luật pháp với xã hội.
    • Mục đích: thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
    • Chủ trương: tất cả mọi người phải tôn trọng và thực hành pháp luật.
    • → Xin lập khoa luật là một đoạn trích có tính chất bình luận.
  • Mục đích
    • Thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó...

c. Yêu cầu

  • Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
  • Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
  • Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
  • Cần có quan điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Bố cục mạch lạc, khi bình luận cần chính xác, trong sáng.
  • Phải nắm vững kĩ năng bình luận.

d. Vai trò

  • Thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe.

2. Cách bình luận

a. Phân tích ngữ liệu

- Vấn đề bàn luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.

- Giải quyết vấn đề: 

  • Dùng lí lẽ
    • "thần chết trao lưỡi hái cho... vượt ẩu trên đường phố"
    • "những kẻ hoặc không biết luật... luật giao thông"
    • "những kẻ đầu óc trống rỗng... làm khoái cảm"
  • Chỉ ra nguyên nhân
    • Hạn chế khách quan
    • Hạn chế chủ quan: là ý thức tham gia giao thông còn non kém.
  • Dẫn chứng:
    • "Theo thống kê của UNICEF... xe máy".
    • "Đó là sự tổn thương quá lớn... gia đình và xã hội".
  • Tác giả đưa ra lời bàn:
    • Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.
    • Hành động cần có: Tự điều chỉnh mình; Tự cứu mình và cứu người; Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.
    • → Bàn bạc, mở rộng vấn đề.

b. Kết luận

  • Cách bình luận: có 3 bước
    • Bước 1: Nêu hiện tượng, vấn đề cần bàn luận → Trình bày trung thực, rõ ràng, ngắn gọn vấn đề cần bình luận.
    • Bước 2: Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bàn luận → Phải đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.
    • Bước 3: Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận → Cần có những lời bàn xâu rộng về chủ đề bình luận.

3. Ghi nhớ

  • Khái niệm:
    • Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận, đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc về một tình hình, một vấn đề nào đó.
  • Mục đích: thuyết phục mọi người hiểu và đồng tình với ý kiến của mình.
  • Yêu cầu: 3 yêu cầu.
    • Phải có kĩ năng bình luận (lí lẽ - dẫn chứng)
    • Phải thực sự thuyết phục, lôi cuốn.
    • Trình bày rõ ràng, trực tiếp bộc lộ rõ thái độ.
  • Vai trò: Thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe.
  • Cách làm: 3 bước.
    • Nêu vấn đề bình luận.
    • Đánh giá vấn đề bình luận.
    • Bàn bạc vấn đề.

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

a. Khái niệm

  • Xét ví dụ
  • Thế nào là thao tác lập luận bình luận?
    • Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận, đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc về một tình hình, một vấn đề nào đó.

b. Mục đích

  • Tìm hiểu văn bản "Xin lập khoa luật":
    • Đối tượng: triều đình nhà Nguyễn.
    • Bàn về sự cần thiết của luật pháp với xã hội.
    • Mục đích: thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
    • Chủ trương: tất cả mọi người phải tôn trọng và thực hành pháp luật.
    • → Xin lập khoa luật là một đoạn trích có tính chất bình luận.
  • Mục đích
    • Thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó...

c. Yêu cầu

  • Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
  • Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
  • Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
  • Cần có quan điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Bố cục mạch lạc, khi bình luận cần chính xác, trong sáng.
  • Phải nắm vững kĩ năng bình luận.

d. Vai trò

  • Thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe.

2. Cách bình luận

a. Phân tích ngữ liệu

- Vấn đề bàn luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.

- Giải quyết vấn đề: 

  • Dùng lí lẽ
    • "thần chết trao lưỡi hái cho... vượt ẩu trên đường phố"
    • "những kẻ hoặc không biết luật... luật giao thông"
    • "những kẻ đầu óc trống rỗng... làm khoái cảm"
  • Chỉ ra nguyên nhân
    • Hạn chế khách quan
    • Hạn chế chủ quan: là ý thức tham gia giao thông còn non kém.
  • Dẫn chứng:
    • "Theo thống kê của UNICEF... xe máy".
    • "Đó là sự tổn thương quá lớn... gia đình và xã hội".
  • Tác giả đưa ra lời bàn:
    • Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.
    • Hành động cần có: Tự điều chỉnh mình; Tự cứu mình và cứu người; Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.
    • → Bàn bạc, mở rộng vấn đề.

b. Kết luận

  • Cách bình luận: có 3 bước
    • Bước 1: Nêu hiện tượng, vấn đề cần bàn luận → Trình bày trung thực, rõ ràng, ngắn gọn vấn đề cần bình luận.
    • Bước 2: Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bàn luận → Phải đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.
    • Bước 3: Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận → Cần có những lời bàn xâu rộng về chủ đề bình luận.

3. Ghi nhớ

  • Khái niệm:
    • Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận, đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc về một tình hình, một vấn đề nào đó.
  • Mục đích: thuyết phục mọi người hiểu và đồng tình với ý kiến của mình.
  • Yêu cầu: 3 yêu cầu.
    • Phải có kĩ năng bình luận (lí lẽ - dẫn chứng)
    • Phải thực sự thuyết phục, lôi cuốn.
    • Trình bày rõ ràng, trực tiếp bộc lộ rõ thái độ.
  • Vai trò: Thể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe.
  • Cách làm: 3 bước.
    • Nêu vấn đề bình luận.
    • Đánh giá vấn đề bình luận.
    • Bàn bạc vấn đề.

Bài học tiếp theo


Bài học bổ sung