Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Video bài giảng
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Thạch Lam (1910-1942)
- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương.
- Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương Thạch Lam đi theo hướng riêng: viết về những người lao động cơ cực, bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc.
- Thạch Lam sở trường về truyện ngắn - truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng, giàu chất thơ. Nhân vật của Thạch Lam là nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy.
- Có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh.
- Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị: "Gió đầu mùa"; "Nắng trong vườn"; "Sợi tóc"; … và là cây bút phê bình văn học xuất sắc.
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Rút từ tập “Nắng trong vườn”
- Cảm nhận chung: Thông qua bức tranh phố huyện nghèo, nhà văn đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước cuộc sống nghèo khổ tăm tối, bế tắc của nhân dân ta trước cách mạng. Đồng thời ông đã bộc lộ niềm trân trọng đối với niềm hy vọng dẫu rất mong manh của họ.
- Nghệ thuật: Truyện không có cốt truyện, kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
- Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người → tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác → điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.
- Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc
⇒ Không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.
- Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm...","Đêm tối".
⇒ Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết → thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ → nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.
- Không gian: thu hẹp dần: quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ → yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.
Bóng tối
- Tối hết cả: đường phố, ngõ con...
- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào bong tối.
⇒ Bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người.
Ánh sáng
- Khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí (7 lần)
⇒ Lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.
⇒ Tương phản: động - tĩnh; ánh sang - bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi... → Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.
- Những kiếp người tàn:
- Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
- Mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu..."
- Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
- Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
- Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
- Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu
→ Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán,... Tuy vậy, họ vẫn hi vọng - cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.
⇒ Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của Thạch Lam, qua lời văn đều đều, chậm buồn, giàu chất thơ và những chi tiết dường như khách quan.
b. Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng chờ đợi của hai đứa trẻ
- Thạch Lam tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ đợi của Liên và An.
- Con tàu mang đến một thế giới khác:
- Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.
- Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.
- Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi → trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện
- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích là có khách mua hàng mà vì:
- Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.
- Niềm say mê
- Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội
⇒ Đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.
- Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng → nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.
c. Nhân vật Liên
- Là cô bé giàu tình thương:
- Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác "Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng".
- Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm).
- Là cô bé chu đáo và đảm đang:
- Là cô bé nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng.
- Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, "chiếc xà tích,... chị là con gái lớn và đảm đang".
- Là cô bé có tâm hồn nhạy cảm → làm nên chất thơ cho truyện.
- Liên thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn.
- Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
- Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.
⇒ Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
d. “Hai đứa trẻ”- bài ca về quê hương, đất nước
- Bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: “Chiều, chiều rồi...gió mát”
- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã: “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”
- Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên: “Qua kẽ lá...”
Tổng kết
-
Nghệ thuật
- Truyện không có cốt truyện
- Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.
- Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực.
- Miêu tả tâm lí đặc sắc.
-
Nội dung
- Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồ của họ.
Ví dụ:
Đề: Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Thạch Lam.
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu chất thơ.
b. Thân bài
- Khái quát
- Xuất xứ của tác phẩm.
- Cảm nhận chung về tác phẩm.
- Phân tích
Luận điểm 1: Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:
- "Chất thơ": Tính chất trữ tình, được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó, để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.
- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi người viết không chú trọng vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà tập trung làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
Luận điểm 2: Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
- Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
- Nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống.
- Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó…
- Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Dù kỉ niệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hào quang rạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ quá khứ luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô.
- Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ, Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có một tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong cô không phải không có cảm giác sờ sợ . Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với những gì tự nhiên thuần khiết nhất.
- Cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Thạch Lam đã viết truyện ngắn "Hai đứa trẻ" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Nhà văn đã hoá thân vào nhân vật để tạo nên sự cộng hưởng của những cảm xúc làm cho những trang viết có một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm.
- Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
- Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó. Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường". Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp giữa thành thị và thôn quê song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất làng nhiều hơn tính chất phố.
- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân vật. Trong số đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơ trong tâm hồn người. Ánh sáng của đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi khám phá ra thứ ánh sáng này, tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn đáng quý.
- Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình: Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật.
- Đánh giá
- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể; một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị.
c. Kết bài
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện đều chan chứa chất thơ. Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Hai đứa trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn Tuân). Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch Lam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng độc giả.
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Thạch Lam (1910-1942)
- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương.
- Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương Thạch Lam đi theo hướng riêng: viết về những người lao động cơ cực, bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc.
- Thạch Lam sở trường về truyện ngắn - truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng, giàu chất thơ. Nhân vật của Thạch Lam là nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy.
- Có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh.
- Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị: "Gió đầu mùa"; "Nắng trong vườn"; "Sợi tóc"; … và là cây bút phê bình văn học xuất sắc.
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Rút từ tập “Nắng trong vườn”
- Cảm nhận chung: Thông qua bức tranh phố huyện nghèo, nhà văn đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước cuộc sống nghèo khổ tăm tối, bế tắc của nhân dân ta trước cách mạng. Đồng thời ông đã bộc lộ niềm trân trọng đối với niềm hy vọng dẫu rất mong manh của họ.
- Nghệ thuật: Truyện không có cốt truyện, kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Bức tranh phố huyện
- Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người → tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác → điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.
- Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc
⇒ Không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.
- Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm...","Đêm tối".
⇒ Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết → thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ → nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.
- Không gian: thu hẹp dần: quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ → yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.
Bóng tối
- Tối hết cả: đường phố, ngõ con...
- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào bong tối.
⇒ Bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người.
Ánh sáng
- Khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí (7 lần)
⇒ Lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.
⇒ Tương phản: động - tĩnh; ánh sang - bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi... → Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.
- Những kiếp người tàn:
- Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
- Mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu..."
- Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
- Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
- Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
- Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu
→ Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán,... Tuy vậy, họ vẫn hi vọng - cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.
⇒ Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của Thạch Lam, qua lời văn đều đều, chậm buồn, giàu chất thơ và những chi tiết dường như khách quan.
b. Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng chờ đợi của hai đứa trẻ
- Thạch Lam tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ đợi của Liên và An.
- Con tàu mang đến một thế giới khác:
- Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.
- Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.
- Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi → trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện
- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích là có khách mua hàng mà vì:
- Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.
- Niềm say mê
- Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội
⇒ Đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.
- Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng → nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.
c. Nhân vật Liên
- Là cô bé giàu tình thương:
- Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác "Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng".
- Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm).
- Là cô bé chu đáo và đảm đang:
- Là cô bé nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng.
- Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, "chiếc xà tích,... chị là con gái lớn và đảm đang".
- Là cô bé có tâm hồn nhạy cảm → làm nên chất thơ cho truyện.
- Liên thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn.
- Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
- Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.
⇒ Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
d. “Hai đứa trẻ”- bài ca về quê hương, đất nước
- Bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: “Chiều, chiều rồi...gió mát”
- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã: “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”
- Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên: “Qua kẽ lá...”
Tổng kết
-
Nghệ thuật
- Truyện không có cốt truyện
- Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.
- Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực.
- Miêu tả tâm lí đặc sắc.
-
Nội dung
- Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước cách mạng. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồ của họ.
Ví dụ:
Đề: Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Thạch Lam.
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu chất thơ.
b. Thân bài
- Khái quát
- Xuất xứ của tác phẩm.
- Cảm nhận chung về tác phẩm.
- Phân tích
Luận điểm 1: Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:
- "Chất thơ": Tính chất trữ tình, được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó, để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.
- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi người viết không chú trọng vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà tập trung làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
Luận điểm 2: Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
- Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
- Nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống.
- Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó…
- Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Dù kỉ niệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hào quang rạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ quá khứ luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô.
- Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ, Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có một tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong cô không phải không có cảm giác sờ sợ . Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với những gì tự nhiên thuần khiết nhất.
- Cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Thạch Lam đã viết truyện ngắn "Hai đứa trẻ" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Nhà văn đã hoá thân vào nhân vật để tạo nên sự cộng hưởng của những cảm xúc làm cho những trang viết có một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm.
- Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
- Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó. Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường". Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp giữa thành thị và thôn quê song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất làng nhiều hơn tính chất phố.
- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân vật. Trong số đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơ trong tâm hồn người. Ánh sáng của đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi khám phá ra thứ ánh sáng này, tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn đáng quý.
- Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình: Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật.
- Đánh giá
- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể; một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị.
c. Kết bài
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện đều chan chứa chất thơ. Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Hai đứa trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn Tuân). Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch Lam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng độc giả.