Đò Lèn - Nguyễn Duy
Video bài giảng
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Nguyễn Duy
- Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.
- Sinh năm 1948 tại Đông Vệ - Thanh Hóa.
- Là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá trị khiêm nhường mà bền vững.Thơ ND mang hơi hướng ca dao thâm trầm trong triết lý hồn nhiên và hóm hỉnh…
b. Bài thơ Đò Lèn
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 9-1938 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.
- In trong tập thơ Ánh Trăng.
2. Đọc – hiểu văn bản
a. Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình
- Thời thơ ấu: câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, chân đất đi đêm xem hội… níu váy bà đòi đi chợ…
⇒ tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
- Cách nhìn của nhà thơ: thành thực, thẳng thắn, tự nhiên, đậm chất hiện thực, khác với lối thi vị hoá thường gặp.
b. Tình cảm sâu nặng đối với người bà
- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng...
⇒ cơ cực, tần tảo, yêu thương .
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
- Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà. Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
- Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi "
c. Những đặc sắc trong cách thể hiện của Nguyễn Duy trong thi đề viết về tình bà cháu
- Sử dụng thủ pháp đối lập:
- Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
- Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
- Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
⇒ thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.
- Sử dụng phép so sánh đối chiếu:
- Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên, Phật, thánh thần => tương đồng.
- Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản.
⇒ Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà. Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
- Giọng điệu: thành thực, thẳng thắn. Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
-
Tổng kết
- Bài thơ gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn. Bài thơ gây xúc động về tình bà cháu bằng cảm xúc chân thành triết lý nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
Ví dụ:
Phân tích hình ảnh người bà và kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu về Nguyễn Duy và bài thơ Đò Lèn.
- Nêu vấn đề: Bài thơ được cấu tứ theo mạch hồi tưởng, những mẩu kí ức lần lượt hiện lên làm sống dậy một quãng đời tuổi thơ của Nguyễn Duy, trong đó sâu đậm nhất là hình ảnh người bà.
b. Thân bài
- Kí ức tuổi thơ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo nên sự sống động, chân thực cho hình ảnh và cảm xúc của bài thơ.
- Kí ức tuổi thơ gắn với:
- Khung cảnh, không khí "quê ngoại" (đền, chùa, con sông, những cánh đồng, những năm tháng yên bình, lam lũ, những ngày chiến tranh,...).
- Với những kỉ niêm (câu cá, bắt chim, hái quả, đi chợ, đi hội,...).
- Với hình ảnh người bà (đi chợ, lẽ chùa, xúc tép mò cua, bán trứng,...).
- Kí ức tuổi thơ gắn với những cảm giác, ấn tượng, suy nghĩ ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên của tuổi nhỏ.
- Sức ám ảnh và cuốn hút của hình ảnh người bà là một điểm đặc sắc khiến bài thơ có sức tác động mạnh mẽ, sâu xa đối với tâm hồn người đọc.
- Hình ảnh người bà gắn với thế giới bình yên cổ tích, với không gian làng quê, với những hành vi hiếu động của tuổi thơ, những kỉ niệm xa xôi của một thời.
- Nhưng in đậm hơn trong tâm trí người cháu là hình ảnh người bà đơn độc và mạnh mẽ trong cuộc sống lam lũ, bần hàn (năm đói), trong những bất hạnh, tai ương hay thách thức tồn vong của làng quê, gia đình, bà và cháu (bom Mĩ giội). Ở đây, hình ảnh người bà cũng ám ảnh, cuốn hút như hình ảnh người mẹ trong Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...
- Sức ám ảnh, cuốn hút của hình tượng người bà trong Đò Lèn, như vậy, chủ yếu được gợi lên từ hình ảnh một người bà rất gần, rất thực trong một thế giới pha trộn giữa cái hoang tưởng ngọt ngào với cái thực tế trần trụi, nhuốm vị chua chát. Cái nhìn của nhà thơ là cái nhìn tỉnh táo của một người từng trải, trưởng thành - cái nhìn tìm kiếm cái đẹp, cái thiêng trong sự giải thiêng.
- Cái hay của bài thơ là ở ấn tượng và suy nghĩ của nhân vật trữ tình (ấn tượng: chân đất đi đêm, màu huệ trắng, trầm thơm, bóng cô đồng lảo đảo, bước chân bà thập thững những đêm hàn, củ dong riềng luộc sượng...; những ý nghĩ trong suốt giữa hai bờ hư - thực về người bà và tiên, Phật, thánh thần và sự vỡ lẽ về những sự thực trần trụi của đời sống,...). Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự láng kết của những giá trị vĩnh hằng. Những xúc cảm chân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phơng vị thơ cổ điển phương Đông.
c. Kết bài
- Nêu cảm xúc, ấn tượng của cá nhân về vẻ đẹp của bài thơ.
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Nguyễn Duy
- Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ.
- Sinh năm 1948 tại Đông Vệ - Thanh Hóa.
- Là nhà thơ của những vẻ đẹp đời thường, những giá trị khiêm nhường mà bền vững.Thơ ND mang hơi hướng ca dao thâm trầm trong triết lý hồn nhiên và hóm hỉnh…
b. Bài thơ Đò Lèn
- Bài thơ được sáng tác vào tháng 9-1938 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.
- In trong tập thơ Ánh Trăng.
2. Đọc – hiểu văn bản
a. Cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình
- Thời thơ ấu: câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, chân đất đi đêm xem hội… níu váy bà đòi đi chợ…
⇒ tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên.
- Cách nhìn của nhà thơ: thành thực, thẳng thắn, tự nhiên, đậm chất hiện thực, khác với lối thi vị hoá thường gặp.
b. Tình cảm sâu nặng đối với người bà
- Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng...
⇒ cơ cực, tần tảo, yêu thương .
- Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
- Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà. Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
- Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng:
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi "
c. Những đặc sắc trong cách thể hiện của Nguyễn Duy trong thi đề viết về tình bà cháu
- Sử dụng thủ pháp đối lập:
- Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
- Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
- Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
⇒ thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.
- Sử dụng phép so sánh đối chiếu:
- Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên, Phật, thánh thần => tương đồng.
- Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản.
⇒ Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà. Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
- Giọng điệu: thành thực, thẳng thắn. Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
-
Tổng kết
- Bài thơ gợi nhắc con người ta về ý thức trân trọng cội nguồn, những giá trị bền vững, phải biết nhận lại nhiều điều cho dù là muộn. Bài thơ gây xúc động về tình bà cháu bằng cảm xúc chân thành triết lý nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
Ví dụ:
Phân tích hình ảnh người bà và kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ Đò lèn của Nguyễn Duy
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu về Nguyễn Duy và bài thơ Đò Lèn.
- Nêu vấn đề: Bài thơ được cấu tứ theo mạch hồi tưởng, những mẩu kí ức lần lượt hiện lên làm sống dậy một quãng đời tuổi thơ của Nguyễn Duy, trong đó sâu đậm nhất là hình ảnh người bà.
b. Thân bài
- Kí ức tuổi thơ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo nên sự sống động, chân thực cho hình ảnh và cảm xúc của bài thơ.
- Kí ức tuổi thơ gắn với:
- Khung cảnh, không khí "quê ngoại" (đền, chùa, con sông, những cánh đồng, những năm tháng yên bình, lam lũ, những ngày chiến tranh,...).
- Với những kỉ niêm (câu cá, bắt chim, hái quả, đi chợ, đi hội,...).
- Với hình ảnh người bà (đi chợ, lẽ chùa, xúc tép mò cua, bán trứng,...).
- Kí ức tuổi thơ gắn với những cảm giác, ấn tượng, suy nghĩ ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên của tuổi nhỏ.
- Sức ám ảnh và cuốn hút của hình ảnh người bà là một điểm đặc sắc khiến bài thơ có sức tác động mạnh mẽ, sâu xa đối với tâm hồn người đọc.
- Hình ảnh người bà gắn với thế giới bình yên cổ tích, với không gian làng quê, với những hành vi hiếu động của tuổi thơ, những kỉ niệm xa xôi của một thời.
- Nhưng in đậm hơn trong tâm trí người cháu là hình ảnh người bà đơn độc và mạnh mẽ trong cuộc sống lam lũ, bần hàn (năm đói), trong những bất hạnh, tai ương hay thách thức tồn vong của làng quê, gia đình, bà và cháu (bom Mĩ giội). Ở đây, hình ảnh người bà cũng ám ảnh, cuốn hút như hình ảnh người mẹ trong Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...
- Sức ám ảnh, cuốn hút của hình tượng người bà trong Đò Lèn, như vậy, chủ yếu được gợi lên từ hình ảnh một người bà rất gần, rất thực trong một thế giới pha trộn giữa cái hoang tưởng ngọt ngào với cái thực tế trần trụi, nhuốm vị chua chát. Cái nhìn của nhà thơ là cái nhìn tỉnh táo của một người từng trải, trưởng thành - cái nhìn tìm kiếm cái đẹp, cái thiêng trong sự giải thiêng.
- Cái hay của bài thơ là ở ấn tượng và suy nghĩ của nhân vật trữ tình (ấn tượng: chân đất đi đêm, màu huệ trắng, trầm thơm, bóng cô đồng lảo đảo, bước chân bà thập thững những đêm hàn, củ dong riềng luộc sượng...; những ý nghĩ trong suốt giữa hai bờ hư - thực về người bà và tiên, Phật, thánh thần và sự vỡ lẽ về những sự thực trần trụi của đời sống,...). Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự láng kết của những giá trị vĩnh hằng. Những xúc cảm chân thành, những suy tư sâu sắc được diễn tả bằng một hình thức thơ vừa giàu tính cách dân gian vừa phảng phất phơng vị thơ cổ điển phương Đông.
c. Kết bài
- Nêu cảm xúc, ấn tượng của cá nhân về vẻ đẹp của bài thơ.