Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
1. Hướng dẫn chung
Đọc kĩ các bài Thao tác lập luận phân tích, Thao tác lập luận so sánh để có thể vận dụng tốt khi làm bài
- Thao tác lập luận phân tích
- Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. (sự vật, hiện tượng)
- Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
- Thao tác lập luận so sánh
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục
- Khi so sánh, phải đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết)
- Đọc lại các văn bản đã học, hệ thống hóa những kiến thức đã tiếp nhận từ các bài học để làm bài
2. Gợi ý một số đề bài
Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau:
Đầu lòng hai ả tố Nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rũ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình
Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
3. Gợi ý làm bài
Chú ý
- Bố cục bài viết:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Thân bài: Làm rõ vấn đề cần nghị luận (chú ý xác định thao tác nghị luận mà đề bài yêu cầu)
- Kết bài: Khẳng định, nhấn mạnh, mở rộng vấn đề
- Nội dung bài viết phải bám sát với những yêu cầu đề ra của đề bài, làm rõ được vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc....
- Từ ngữ chính xác, chọn lọc tinh tế, chú ý dấu câu, cách trình bày đúng và đẹp,....
Ví dụ:
Đề 1: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tiếng khóc bi tráng
Đề 2: Vẻ đẹp của bài Bài ca ngất ngưỡng
Gợi ý làm bài:
Đề 1:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tiếng khóc bi tráng
b. Thân bài:
- Những nét khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích:
- Bi tráng: vừa bi ai, vừa hùng tráng
- Tiếng khóc bi tráng là tiếng khóc như thế nào?
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy rõ đây là tiếng khóc bi tráng của tác giả
- Tác phẩm khóc cho ai?
- Khóc về điều gì?
- Khóc như thế nào?
- Chú ý: Phân tích và chỉ ra những biểu hiện của yếu tố "bi" và "tráng" qua câu chữ, từ ngữ, hình ảnh, âm hưởng, nhịp điệu, các biện pháp tu từ...
- Nhận xét đánh giá chung về vấn đề
c. Kết bài:
- Khẳng định nhấn mạnh vấn đề và mở rộng vấn đề nghị luận
Đề 2:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Vẻ đẹp của bài Bài ca ngất ngưỡng
b. Thân bài:
- Những nét khái quát:
- Những vấn đề có liên quan đến bài "Bài ca ngất ngưỡng" như: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, nội dung, chủ đề
- Vẻ đẹp của tác phẩm văn học là vẻ đẹp về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Vẻ đẹp ấy chính là sự gắn bó hài hòa giữa nội dung và hình thức
- Làm rõ vấn đề cần nghị luận:
- Nội dung:
- Thấy được tính cách "ngông" trong lối sống của nhà nho tài tử đầy ngất ngưỡng Nguyễn Công Trứ.
- Tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
- Nghệ thuật:
- Thể thơ, âm hưởng, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ
- Nhận xét: Ý nghĩa và giá trị khái quát của bài thơ
c. Kết bài:
- Khẳng định và mở rộng vấn đề nghị luận
1. Hướng dẫn chung
Đọc kĩ các bài Thao tác lập luận phân tích, Thao tác lập luận so sánh để có thể vận dụng tốt khi làm bài
- Thao tác lập luận phân tích
- Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. (sự vật, hiện tượng)
- Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
- Thao tác lập luận so sánh
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục
- Khi so sánh, phải đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết)
- Đọc lại các văn bản đã học, hệ thống hóa những kiến thức đã tiếp nhận từ các bài học để làm bài
2. Gợi ý một số đề bài
Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau:
Đầu lòng hai ả tố Nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rũ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình
Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
3. Gợi ý làm bài
Chú ý
- Bố cục bài viết:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Thân bài: Làm rõ vấn đề cần nghị luận (chú ý xác định thao tác nghị luận mà đề bài yêu cầu)
- Kết bài: Khẳng định, nhấn mạnh, mở rộng vấn đề
- Nội dung bài viết phải bám sát với những yêu cầu đề ra của đề bài, làm rõ được vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc....
- Từ ngữ chính xác, chọn lọc tinh tế, chú ý dấu câu, cách trình bày đúng và đẹp,....
Ví dụ:
Đề 1: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tiếng khóc bi tráng
Đề 2: Vẻ đẹp của bài Bài ca ngất ngưỡng
Gợi ý làm bài:
Đề 1:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tiếng khóc bi tráng
b. Thân bài:
- Những nét khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích:
- Bi tráng: vừa bi ai, vừa hùng tráng
- Tiếng khóc bi tráng là tiếng khóc như thế nào?
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy rõ đây là tiếng khóc bi tráng của tác giả
- Tác phẩm khóc cho ai?
- Khóc về điều gì?
- Khóc như thế nào?
- Chú ý: Phân tích và chỉ ra những biểu hiện của yếu tố "bi" và "tráng" qua câu chữ, từ ngữ, hình ảnh, âm hưởng, nhịp điệu, các biện pháp tu từ...
- Nhận xét đánh giá chung về vấn đề
c. Kết bài:
- Khẳng định nhấn mạnh vấn đề và mở rộng vấn đề nghị luận
Đề 2:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Vẻ đẹp của bài Bài ca ngất ngưỡng
b. Thân bài:
- Những nét khái quát:
- Những vấn đề có liên quan đến bài "Bài ca ngất ngưỡng" như: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, nội dung, chủ đề
- Vẻ đẹp của tác phẩm văn học là vẻ đẹp về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Vẻ đẹp ấy chính là sự gắn bó hài hòa giữa nội dung và hình thức
- Làm rõ vấn đề cần nghị luận:
- Nội dung:
- Thấy được tính cách "ngông" trong lối sống của nhà nho tài tử đầy ngất ngưỡng Nguyễn Công Trứ.
- Tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
- Nghệ thuật:
- Thể thơ, âm hưởng, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ
- Nhận xét: Ý nghĩa và giá trị khái quát của bài thơ
c. Kết bài:
- Khẳng định và mở rộng vấn đề nghị luận