Giá trị văn học và tiếp nhận văn học


Video bài giảng

1. Giá trị văn học

a. Khái quát chung

  • Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng  những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống.
  • Những giá trị cơ bản:
    • Giá trị nhận thức.
    • Giá trị giáo dục.
    • Giá trị thẩm mĩ.

b. Giá trị nhận thức

- Cơ sở:  

  • Là quá trình khám phá, lí giải hiện thực để chuyển hóa thành nội dung tác phẩm của nhà văn.
  • Do sự giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian, quan hệ xã hội của người đọc.

- Nội dung:

  • Hiểu được cuộc sống hiện thực phong phú.
  • Hiểu được bản chất của con người.
  • Hiểu bản thân mình hơn.

c. Giá trị giáo dục

- Cơ sở:

  • Khách quan: Nhu cầu hướng thiện
    • Con người luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương giữa người với người.
  • Chủ quan: Do thái độ tư tưởng, tình cảm của nhà văn.

- Nội dung:

  • Giúp con người rèn luyện bản thân mình ngày 1 tốt đẹp hơn.
  • Có thái độ và lẽ sống đúng đắn.
  • Đặc trưng của giá trị giáo dục của văn học: Văn học giáo dục con người bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hiện tượng sinh động.

d. Giá trị thẩm mỹ

- Cơ sở:

  • Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp
  • Nhà văn bằng tài năng đã thể hiện cái đẹp của cuộc sống, của con người vào trong tác phẩm của mình giúp người đọc cảm nhận, rung động.

- Nội dung:

  • Văn học mang đến cho con người vẻ đẹp muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người…).
  • Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong.
  • Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm : kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.

e. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học

  • 3 giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc (khái niệm chân - thiện - mĩ của cha ông):
    • Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục.
    • Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.
    • Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy.

⇒ Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Tuy nhiên, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ- giá trị tạo nên đặc trưng của văn học.

2. Tiếp nhận văn học

a. Tiếp nhận trong đời sống văn học

  • Tiếp nhận văn học: 
    • Là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo.
    • Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,… làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
  • Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.

b. Tính chất tiếp nhận văn học

  • Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận.
    • Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,…
    • Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân.
    • Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm.
  • Tính đa dạng, không thống nhất:
    • Cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ, đánh giá.
    • Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn từ đa nghĩa,…) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng,…).

c. Các cấp độ tiếp nhận văn học

  • Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học:
    • Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm ⇒ cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
    • Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
    • Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
  • Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
    • Nâng cao trình độ.
    • Tích lũy kinh nghiệm.
    • Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
    • Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
    • Không nên suy diễn tùy tiện.

Ví dụ:

Trình bày giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá, dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến - Quang Dũng)

Gợi ý trả lời:

  • Giá trị nhận thức
    • Nhận thức về hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp.
    • Nhận thức về hiện thực cuộc sống của người lính Tây Tiến (Đời sống vật chất và tinh thần).
    • Nhận thức về thái độ tình cảm của tác giả đối với người lính Tây Tiến…
  • Giá trị giáo dục
    • Giáo dục tình cảm yêu nước.
    • Giáo dục tình cảm yêu mến, quí trọng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp.

1. Giá trị văn học

a. Khái quát chung

  • Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng  những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống.
  • Những giá trị cơ bản:
    • Giá trị nhận thức.
    • Giá trị giáo dục.
    • Giá trị thẩm mĩ.

b. Giá trị nhận thức

- Cơ sở:  

  • Là quá trình khám phá, lí giải hiện thực để chuyển hóa thành nội dung tác phẩm của nhà văn.
  • Do sự giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian, quan hệ xã hội của người đọc.

- Nội dung:

  • Hiểu được cuộc sống hiện thực phong phú.
  • Hiểu được bản chất của con người.
  • Hiểu bản thân mình hơn.

c. Giá trị giáo dục

- Cơ sở:

  • Khách quan: Nhu cầu hướng thiện
    • Con người luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương giữa người với người.
  • Chủ quan: Do thái độ tư tưởng, tình cảm của nhà văn.

- Nội dung:

  • Giúp con người rèn luyện bản thân mình ngày 1 tốt đẹp hơn.
  • Có thái độ và lẽ sống đúng đắn.
  • Đặc trưng của giá trị giáo dục của văn học: Văn học giáo dục con người bằng con đường từ cảm xúc đến nhận thức bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hiện tượng sinh động.

d. Giá trị thẩm mỹ

- Cơ sở:

  • Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp
  • Nhà văn bằng tài năng đã thể hiện cái đẹp của cuộc sống, của con người vào trong tác phẩm của mình giúp người đọc cảm nhận, rung động.

- Nội dung:

  • Văn học mang đến cho con người vẻ đẹp muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người…).
  • Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong.
  • Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm : kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.

e. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học

  • 3 giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc (khái niệm chân - thiện - mĩ của cha ông):
    • Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục.
    • Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.
    • Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy.

⇒ Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Tuy nhiên, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ- giá trị tạo nên đặc trưng của văn học.

2. Tiếp nhận văn học

a. Tiếp nhận trong đời sống văn học

  • Tiếp nhận văn học: 
    • Là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo.
    • Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật,… làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
  • Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.

b. Tính chất tiếp nhận văn học

  • Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận.
    • Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,…
    • Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân.
    • Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm.
  • Tính đa dạng, không thống nhất:
    • Cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ, đánh giá.
    • Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn từ đa nghĩa,…) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng,…).

c. Các cấp độ tiếp nhận văn học

  • Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học:
    • Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm ⇒ cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
    • Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
    • Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
  • Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
    • Nâng cao trình độ.
    • Tích lũy kinh nghiệm.
    • Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
    • Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
    • Không nên suy diễn tùy tiện.

Ví dụ:

Trình bày giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá, dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến - Quang Dũng)

Gợi ý trả lời:

  • Giá trị nhận thức
    • Nhận thức về hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp.
    • Nhận thức về hiện thực cuộc sống của người lính Tây Tiến (Đời sống vật chất và tinh thần).
    • Nhận thức về thái độ tình cảm của tác giả đối với người lính Tây Tiến…
  • Giá trị giáo dục
    • Giáo dục tình cảm yêu nước.
    • Giáo dục tình cảm yêu mến, quí trọng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp.

Bài học tiếp theo

Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ

Bài học bổ sung