Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ


Video bài giảng

1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

  • Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm hai quá trình:
  • Quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện.
  • Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện.

⇒ Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua văn bản viết).

2. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết

  • Hai dạng nói và viết có sự khác biệt:
    • Về điều kiện để tạo lập và lĩnh hội văn bản.
    • Về đường kênh giao tiếp.
    • Về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết).
    • Về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết).
    • Về dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản,…

3. Ngữ cảnh

  • Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản.
  • Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố:
    • Nhân vật giao tiếp.
    • Bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa).
    • Bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống).
    • Hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.

4. Nhân vật giao tiếp

  • Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất trong ngữ cảnh.
  • Các nhân vật giao tiếp đều phải có cả năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội văn bản.
  • Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời.
  • Các nhân vật giao tiếp có những đặc điểm về các phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa,… Những đặc điểm đó luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân

  • Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của cá nhân.
  • Trong hoạt động đó:
    • Các nhân vật giao tiếp vừa sử dụng những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực chung, đồng thời biểu lộ những nét riêng trong năng lực ngôn ngữ của cá nhân.
    • Cá nhân sử dụng tài sản chung đồng thời cũng làm giàu thêm cho tài sản ấy.

6. Nghĩa của câu

- Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu đều có nghĩa.

  • Nghĩa của câu là nội dung mà câu biểu đạt.
  • Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa nghĩa sự việc và nghĩa tình thái:
    • Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
    • Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhạn, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

7. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

  •  Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
    • Mỗi cá nhân cần nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực.
    • Vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung.
    • Khi cần thiết có thể tiếp nhận những yếu tố tích cực của các ngôn ngữ khác, tuy cần chống lạm dụng tiếng nước ngoài.

Ví dụ 1:

Chỉ ra nhân tố giao tiếp như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp (rộng và hẹp), hiện thực được nói tới (đề tài giao tiếp) trong cuộc hội thoại sau:

Tan sương đã thấy bóng người

Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.

Sinh đà có ý đợi chờ,

Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:

“Thoa này bắt được hư không,

Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?”

Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:

“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi,

Chiếc thoa nào của mấy mươi

Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Gợi ý làm bài:

  • Cuộc giao tiếp giữa Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn thơ:
  • Hoàn cảnh giao tiếp rộng là thời đại phong kiến (qua cách nói năng của hai nhân vật giao tiếp: quân tử, điển tích châu vê Hợp Phố).
  • Hoàn cảnh giao tiếp hẹp:
    • Thời gian  - buổi sáng sớm (tan sương).
    • Không gian - hai bên của một bức tường (quanh tường).
  • Nhân vật giao tiếp: một nam - một nữ, cả hai đều là người hiểu biết, có học. Nam là quân tử nho nhã, nữ là gái khuê các.
  • Đề tài giao tiếp: xoay quanh việc nhặt được thoa và trả lại cái thoa cho người mất.

Ví dụ 2:

Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:

a. Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.

(Tố Hữu - Tiếng hát sang xuân)

b. Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.

(Nguyên Hồng - Mợ Du)

c. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành hẳn chỉ mạnh vì liều.

(Chí Phèo - Nam Cao)

d. Thật là một cái gông xứng đáng với tội ác sáu người tử tù.

Gợi ý làm bài:

Câu a:

  • Nghĩa sự việc: chỉ đặc điểm thời tiết ngoài này, trong ấy.
  • Nghĩa tình thái: “Chắc” → thể hiện sự phỏng đoán.

Câu b:

  • Nghĩa sự việc: tấm ảnh chụp hai mẹ con kia là mơ Du và thằng Dũng
  • Nghãi tình thái: “rõ ràng” thể hiện sự khẳng định chắc chắn.

Câu c:

  • Nghĩa sự việc: Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật và dọa nạt…
  • Nghĩa tình thái: “Đã đành” → Thái độ thừa nhận một thực tế

Câu d:

  • Nghĩa sự việc: một cái gông xứng đáng với tội ác sáu người tử tù.
  • Nghĩa tình thái: “Thật là” khẳng định.

1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

  • Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm hai quá trình:
  • Quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện.
  • Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện.

⇒ Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt (qua văn bản viết).

2. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết

  • Hai dạng nói và viết có sự khác biệt:
    • Về điều kiện để tạo lập và lĩnh hội văn bản.
    • Về đường kênh giao tiếp.
    • Về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết).
    • Về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ điệu bộ đối với ngôn ngữ nói và dấu câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu đối với ngôn ngữ viết).
    • Về dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản,…

3. Ngữ cảnh

  • Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản.
  • Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố:
    • Nhân vật giao tiếp.
    • Bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa).
    • Bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống).
    • Hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.

4. Nhân vật giao tiếp

  • Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất trong ngữ cảnh.
  • Các nhân vật giao tiếp đều phải có cả năng lực tạo lập và năng lực lĩnh hội văn bản.
  • Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời.
  • Các nhân vật giao tiếp có những đặc điểm về các phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa,… Những đặc điểm đó luôn chi phối nội dung và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.

5. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội và lời nói là sản phẩm của cá nhân

  • Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của cá nhân.
  • Trong hoạt động đó:
    • Các nhân vật giao tiếp vừa sử dụng những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực chung, đồng thời biểu lộ những nét riêng trong năng lực ngôn ngữ của cá nhân.
    • Cá nhân sử dụng tài sản chung đồng thời cũng làm giàu thêm cho tài sản ấy.

6. Nghĩa của câu

- Trong hoạt động giao tiếp, mỗi câu đều có nghĩa.

  • Nghĩa của câu là nội dung mà câu biểu đạt.
  • Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa nghĩa sự việc và nghĩa tình thái:
    • Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
    • Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhạn, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

7. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

  •  Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
    • Mỗi cá nhân cần nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực.
    • Vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung.
    • Khi cần thiết có thể tiếp nhận những yếu tố tích cực của các ngôn ngữ khác, tuy cần chống lạm dụng tiếng nước ngoài.

Ví dụ 1:

Chỉ ra nhân tố giao tiếp như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp (rộng và hẹp), hiện thực được nói tới (đề tài giao tiếp) trong cuộc hội thoại sau:

Tan sương đã thấy bóng người

Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.

Sinh đà có ý đợi chờ,

Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng:

“Thoa này bắt được hư không,

Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?”

Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:

“Ơn lòng quân tử sá gì của rơi,

Chiếc thoa nào của mấy mươi

Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Gợi ý làm bài:

  • Cuộc giao tiếp giữa Thúy Kiều và Kim Trọng trong đoạn thơ:
  • Hoàn cảnh giao tiếp rộng là thời đại phong kiến (qua cách nói năng của hai nhân vật giao tiếp: quân tử, điển tích châu vê Hợp Phố).
  • Hoàn cảnh giao tiếp hẹp:
    • Thời gian  - buổi sáng sớm (tan sương).
    • Không gian - hai bên của một bức tường (quanh tường).
  • Nhân vật giao tiếp: một nam - một nữ, cả hai đều là người hiểu biết, có học. Nam là quân tử nho nhã, nữ là gái khuê các.
  • Đề tài giao tiếp: xoay quanh việc nhặt được thoa và trả lại cái thoa cho người mất.

Ví dụ 2:

Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:

a. Ngoài này nắng đỏ cành cam

Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.

(Tố Hữu - Tiếng hát sang xuân)

b. Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.

(Nguyên Hồng - Mợ Du)

c. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành hẳn chỉ mạnh vì liều.

(Chí Phèo - Nam Cao)

d. Thật là một cái gông xứng đáng với tội ác sáu người tử tù.

Gợi ý làm bài:

Câu a:

  • Nghĩa sự việc: chỉ đặc điểm thời tiết ngoài này, trong ấy.
  • Nghĩa tình thái: “Chắc” → thể hiện sự phỏng đoán.

Câu b:

  • Nghĩa sự việc: tấm ảnh chụp hai mẹ con kia là mơ Du và thằng Dũng
  • Nghãi tình thái: “rõ ràng” thể hiện sự khẳng định chắc chắn.

Câu c:

  • Nghĩa sự việc: Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật và dọa nạt…
  • Nghĩa tình thái: “Đã đành” → Thái độ thừa nhận một thực tế

Câu d:

  • Nghĩa sự việc: một cái gông xứng đáng với tội ác sáu người tử tù.
  • Nghĩa tình thái: “Thật là” khẳng định.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung