Đất nước - Nguyễn Đình Thi


Video bài giảng

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Đình Thi

  • Là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và đều có sự đóng góp đáng kể.
  • Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo.
  • Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước.

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác:
    • Hoàn thành 1955, đưa in trong tập “Người chiến sĩ”.
  • Bố cục: 2 phần.
  • Chủ đề:
    • Cảm nghĩ của tác giả về hai mùa thu (mùa thu Hà Nội và mùa thu ở chiến khu Việt Bắc). Đồng thời ca ngợi nhân dân ta, đất nước ta anh hùng.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm

  • Sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của núi rừng Việt Bắc ⇒ tác giả nhớ về mùa thu của Hà Nội năm xưa.
  • Một mùa thu đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất buồn.
  • Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.

b. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc

  • Những thay đổi:
    • Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nổi khi đứng giữa đất trời tự do.
    • Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.
  • Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.

c. Những suy tư và cảm nhận về đất nước

  • Đau thương, căm hờn quyết tâm đứng lên chiến đấu:
    • Những hình ảnh tương phản ⇒ sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.
    • Những từ ngữ diễn tả tâm trạng ⇒ sự hài hoà giữa cái chung - riêng, tình yêu lứa đôi - tình yêu đất nước.
    • Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.
    • Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng.
  • Đất nước anh dũng, kiên cường:
    • Biện pháp đối lập ⇒ sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta.
    • Sự thay đổi về cảnh vật ⇒ vừa chiến đấu vừa xây dựng.
    • Sự thay đổi con người ⇒ giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.
  • Con người Việt Nam đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ.
  • Tổng kết

    • Đây là bài thơ hay nhất của đời thơ Nguyễn Đình Thi.
    • Bài thơ tiêu biểu cho cái nhìn của ông về đất nước: mang vẻ đẹp trong sự đau thương.

Ví dụ:

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

Mùa thu nay khác rồi

              …

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Đoạn thơ đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.

b. Thân bài

  • Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.
  • Từ hoài niệm về những ngày thu đã xa trong đoạn mở đầu, ý thơ dẫn vào cảm xúc về mùa thu nay của cách mạng, của dân tộc giữa khung cảnh chiến khu Việt Bắc.
  • Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức.
  • Mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhận thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuộc đời.
  • Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.
  • Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

c. Kết bài

  • Mười bốn dòng thơ đã thể hiện chất trữ tình bay bổng hòa quyện chất chính luận sâu sắc, với nghệ thuật diễn đạt tài hoa, từ ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm đến những dòng thơ giàu âm điệu, giọng thơ lúc sôi nổi rạo rực, lúc lắng đọng suy tư.

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Đình Thi

  • Là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và đều có sự đóng góp đáng kể.
  • Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo.
  • Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước.

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác:
    • Hoàn thành 1955, đưa in trong tập “Người chiến sĩ”.
  • Bố cục: 2 phần.
  • Chủ đề:
    • Cảm nghĩ của tác giả về hai mùa thu (mùa thu Hà Nội và mùa thu ở chiến khu Việt Bắc). Đồng thời ca ngợi nhân dân ta, đất nước ta anh hùng.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm

  • Sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của núi rừng Việt Bắc ⇒ tác giả nhớ về mùa thu của Hà Nội năm xưa.
  • Một mùa thu đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất buồn.
  • Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.

b. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc

  • Những thay đổi:
    • Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nổi khi đứng giữa đất trời tự do.
    • Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.
  • Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.

c. Những suy tư và cảm nhận về đất nước

  • Đau thương, căm hờn quyết tâm đứng lên chiến đấu:
    • Những hình ảnh tương phản ⇒ sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.
    • Những từ ngữ diễn tả tâm trạng ⇒ sự hài hoà giữa cái chung - riêng, tình yêu lứa đôi - tình yêu đất nước.
    • Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.
    • Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng.
  • Đất nước anh dũng, kiên cường:
    • Biện pháp đối lập ⇒ sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta.
    • Sự thay đổi về cảnh vật ⇒ vừa chiến đấu vừa xây dựng.
    • Sự thay đổi con người ⇒ giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.
  • Con người Việt Nam đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ.
  • Tổng kết

    • Đây là bài thơ hay nhất của đời thơ Nguyễn Đình Thi.
    • Bài thơ tiêu biểu cho cái nhìn của ông về đất nước: mang vẻ đẹp trong sự đau thương.

Ví dụ:

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

Mùa thu nay khác rồi

              …

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Đoạn thơ đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.

b. Thân bài

  • Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.
  • Từ hoài niệm về những ngày thu đã xa trong đoạn mở đầu, ý thơ dẫn vào cảm xúc về mùa thu nay của cách mạng, của dân tộc giữa khung cảnh chiến khu Việt Bắc.
  • Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức.
  • Mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhận thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuộc đời.
  • Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.
  • Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

c. Kết bài

  • Mười bốn dòng thơ đã thể hiện chất trữ tình bay bổng hòa quyện chất chính luận sâu sắc, với nghệ thuật diễn đạt tài hoa, từ ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm đến những dòng thơ giàu âm điệu, giọng thơ lúc sôi nổi rạo rực, lúc lắng đọng suy tư.

Bài học tiếp theo

Luật thơ (Tiếp theo)

Bài học bổ sung