Bài 22: Hệ thống điện quốc gia


1. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia

1.1. Sơ đồ hệ thống điện quốc gia 

1.2. Các thành phần của hệ thống điện quốc gia 

  • Hệ thống điện quốc gia gồm có :

    • Nguồn điện .

    • Các lưới điện

    • Các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc 

⇒ Được liên kết với nhau thành một hệ thống 

2. Sơ đồ lưới điện quốc gia

Hệ thống điện thực hiện các quá trình : sản xuất , truyền tải , phân phối và tiêu thụ điện năng .

2.1. Cấp điện áp của lưới điện :

  • Là giá trị điện áp quy định cho các đường dây dẫn truyền tải điện, có nhiều cấp điện áp khác nhau: 800kV, 500 kV, 220 kV, 110 kV, 66 kV, 35 kV, 22 kV, 10.5 kV, 6 kV, 0.4 kV. 

  • Phụ thuộc vào mỗi quốc gia

  • Lưới điện quốc gia được chia thành:  

    • Lưới điện truyền tải (từ 66kV trở lên)

    • Lưới điện phân phối (từ 35kV trở xuống)

2.2. Sơ đồ lưới điện quốc gia : 

  • Lưới điện quốc gia bao gồm:

    • Đường dây dẫn điện (đường dây trên không, đường dây cáp ngầm)

    • Trạm điện (trạm biến áp, trạm đóng ngắt và phân phối)

  • Nhiệm vụ: Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trên.

3. Vai trò của hệ thống điện quốc gia

  • Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

  • Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.

Bài 1:

Để nâng cao công suất truyền tải điện năng đi xa, nước ta hiện nay đang sử dụng biện pháp gì?

A. Nâng cao dòng điện.

B. Nâng cao điện áp.

C. Nâng cao công suất.

D. Không sử dụng biện pháp gì.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án B

  • Nâng cao điện áp.

Bài 2:

Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải, tại sao đường dây càng dài, công suất càng lớn thì điện áp càng cao?  

Hướng dẫn giải

  • Ta có: Công suất thiết kế của các nhà máy điện

\(P = U.I\)   là không đổi

  • Nếu tăng I: thì phải tăng tiết diện dây dẫn, tốn kém vật liệu làm dây dẫn.

  • Nếu tăng U: thì giảm được I nhờ đó tiết kiệm được vật liệu làm dây dẫn, đồng thời giảm được tổn hao điện năng trên đường dây dẫn truyền tải

1. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia

1.1. Sơ đồ hệ thống điện quốc gia 

1.2. Các thành phần của hệ thống điện quốc gia 

  • Hệ thống điện quốc gia gồm có :

    • Nguồn điện .

    • Các lưới điện

    • Các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc 

⇒ Được liên kết với nhau thành một hệ thống 

2. Sơ đồ lưới điện quốc gia

Hệ thống điện thực hiện các quá trình : sản xuất , truyền tải , phân phối và tiêu thụ điện năng .

2.1. Cấp điện áp của lưới điện :

  • Là giá trị điện áp quy định cho các đường dây dẫn truyền tải điện, có nhiều cấp điện áp khác nhau: 800kV, 500 kV, 220 kV, 110 kV, 66 kV, 35 kV, 22 kV, 10.5 kV, 6 kV, 0.4 kV. 

  • Phụ thuộc vào mỗi quốc gia

  • Lưới điện quốc gia được chia thành:  

    • Lưới điện truyền tải (từ 66kV trở lên)

    • Lưới điện phân phối (từ 35kV trở xuống)

2.2. Sơ đồ lưới điện quốc gia : 

  • Lưới điện quốc gia bao gồm:

    • Đường dây dẫn điện (đường dây trên không, đường dây cáp ngầm)

    • Trạm điện (trạm biến áp, trạm đóng ngắt và phân phối)

  • Nhiệm vụ: Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trên.

3. Vai trò của hệ thống điện quốc gia

  • Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

  • Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.

Bài 1:

Để nâng cao công suất truyền tải điện năng đi xa, nước ta hiện nay đang sử dụng biện pháp gì?

A. Nâng cao dòng điện.

B. Nâng cao điện áp.

C. Nâng cao công suất.

D. Không sử dụng biện pháp gì.

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án B

  • Nâng cao điện áp.

Bài 2:

Trong hệ thống điện có rất nhiều đường dây truyền tải, tại sao đường dây càng dài, công suất càng lớn thì điện áp càng cao?  

Hướng dẫn giải

  • Ta có: Công suất thiết kế của các nhà máy điện

\(P = U.I\)   là không đổi

  • Nếu tăng I: thì phải tăng tiết diện dây dẫn, tốn kém vật liệu làm dây dẫn.

  • Nếu tăng U: thì giảm được I nhờ đó tiết kiệm được vật liệu làm dây dẫn, đồng thời giảm được tổn hao điện năng trên đường dây dẫn truyền tải

Bài học tiếp theo

Bài 23: Mạch điện xoay chiều ba pha
Bài 24: Thực hành nối tải ba pha hình sao và hình tam giác

Bài học bổ sung