Lai tân - Hồ Chí Minh


1. Tìm hiểu chung 

a. Xuất xứ

  • Bài thơ mang địa danh cụ thể này là bài số 97 trong số 134 bài của tập nhật kí trong tù. (Bài thơ sáng tác ở giai đoạn bốn tháng đầu)
  • Lai Tân nằm trên đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.

b. Bố cục

  • Phần một: (ba câu đầu) Hiện thực xã hội Lai Tân
  • Phần hai: (Câu thơ cuối) Bình luận của tác giả

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Ba câu đầu 

  • Ba câu thơ tự sự (kể), ghi lại hình ảnh một cách tự nhiên, như chụp lại hiện thực, giúp ta thấy rõ cảnh tượng, hoạt động của nhà giam Lai Tân
  • Ban trưởng nhà giam - con người thực thi pháp luật nơi nhà tù cai quan tù nhân lại chuyên đánh bạc
  • Cảnh trưởng kiếm ăn quanh - hành động của một kẻ cướp cạn, trấn lột xương tủy của tù nhân, rất dơ bẩn và tàn nhẫn.
  • Huyện trưởng "chong đèn" làm công việc - cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không - đó là đang hút thuốc phiện - người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng của tệ nạn.

⇒ Sự thực của bộ máy chính quyền Lai Tân: thối nát, vô trách nhiệm. Tạo mâu thuẫn (tiếng cười châm biếm chỉ bật lên khi tạo được mâu thuẫn) với câu cuối.

b. Câu cuối

  • Ba tiếng: “Thái bình thiên” hạ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngờ (người đọc chờ một câu kết tựa như một cú đòn sấm sét, hạ gục đối thủ).
  • Giọng điệu có vẻ dửng dưng, nhưng hiệu quả châm biếm thật thâm thuý sâu sắc, đâu cứ phải đao to búa lớn, mới hại gục được đối phương. Liên hệ hoàn cảnh thực tế: 1942 - Nhật đang xâm lược Trung Quốc mới thấy hết ý nghĩa phê phán mãnh liệt của bài thơ.

Tổng kết

  • Nội dung

    • Bài thơ đã phơi bày thực trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng như là yên ấm, tốt lành
  • Nghệ thuật

    • Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết tinh tế, tạo điểm nhấn ở tiếng cuối mỗi câu

Ví dụ:

Đề: Phân tích bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Lai Tân

  • Hoàn cảnh sáng tác
  • Bố cục

- Phân tích bài thơ Lai Tân

Luận điểm 1: Ba câu thơ đầu

  • Ba câu thơ đầu là ba nét vẽ rạch ròi chân dung của những kẻ đứng đầu trong bộ máy quản lí nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân:
    • Ban trưởng: ngày ngày đánh bạc.
    • Cảnh trưởng: ăn tiền của phạm nhân.
    • Huyện trưởng: chong đèn làm việc công (Việc mờ ám - hút thuốc phiện?)
  • Lần lượt từng tên, hiện ra rõ mồn một, tất cả đều thối nát, đều hoàn toàn vô trách nhiệm. Đó là những kẻ đại diện thực thi, bảo vệ công lí, pháp luật nhưng hành vi lại phi pháp.
  • Nhà tù là nơi cải hoá người xấu thành người tốt nhưng với những kẻ cai quản nhà tù như thế kia thì thực chất của loại nhà tù này là gì là điều dễ hiểu. Một kiểu nhà tù như thế với những kẻ cai quản như thế thì làm sao xã hội có thể thái bình thực sự được.

Luận điểm 2: Câu thơ cuối

  • Tưởng rằng kết bài sẽ là một lời buộc tội gay gắt nhưng câu thơ cuối buông ra lại quá nhẹ nhàng, mát mẻ. Đại loạn thế, thối nát thế mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
  • “Thái bình” là  nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ. Hoá ra tình trạng ấy là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy cai trị nơi đây. “Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong”.
  • Không “đao to búa lớn” mà theo như cách dân gian thường nói là “Mát nước thối cỏ”, lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ của HCM đã có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân.Qủa là một đòn đã kích độc đáo và bất ngờ 

c. Kết bài: 

  • Nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm
  • Suy nghĩ của cá nhân

1. Tìm hiểu chung 

a. Xuất xứ

  • Bài thơ mang địa danh cụ thể này là bài số 97 trong số 134 bài của tập nhật kí trong tù. (Bài thơ sáng tác ở giai đoạn bốn tháng đầu)
  • Lai Tân nằm trên đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.

b. Bố cục

  • Phần một: (ba câu đầu) Hiện thực xã hội Lai Tân
  • Phần hai: (Câu thơ cuối) Bình luận của tác giả

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Ba câu đầu 

  • Ba câu thơ tự sự (kể), ghi lại hình ảnh một cách tự nhiên, như chụp lại hiện thực, giúp ta thấy rõ cảnh tượng, hoạt động của nhà giam Lai Tân
  • Ban trưởng nhà giam - con người thực thi pháp luật nơi nhà tù cai quan tù nhân lại chuyên đánh bạc
  • Cảnh trưởng kiếm ăn quanh - hành động của một kẻ cướp cạn, trấn lột xương tủy của tù nhân, rất dơ bẩn và tàn nhẫn.
  • Huyện trưởng "chong đèn" làm công việc - cứ ngỡ là đang thâu đêm suốt tháng để lo công việc, đắm chìm trong công việc quên cả nghỉ ngơi. Nhưng không - đó là đang hút thuốc phiện - người có chức vụ lớn thì lại thờ ơ, vô trách nhiệm, chìm ngập trong tận cùng của tệ nạn.

⇒ Sự thực của bộ máy chính quyền Lai Tân: thối nát, vô trách nhiệm. Tạo mâu thuẫn (tiếng cười châm biếm chỉ bật lên khi tạo được mâu thuẫn) với câu cuối.

b. Câu cuối

  • Ba tiếng: “Thái bình thiên” hạ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bất ngờ (người đọc chờ một câu kết tựa như một cú đòn sấm sét, hạ gục đối thủ).
  • Giọng điệu có vẻ dửng dưng, nhưng hiệu quả châm biếm thật thâm thuý sâu sắc, đâu cứ phải đao to búa lớn, mới hại gục được đối phương. Liên hệ hoàn cảnh thực tế: 1942 - Nhật đang xâm lược Trung Quốc mới thấy hết ý nghĩa phê phán mãnh liệt của bài thơ.

Tổng kết

  • Nội dung

    • Bài thơ đã phơi bày thực trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng như là yên ấm, tốt lành
  • Nghệ thuật

    • Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết tinh tế, tạo điểm nhấn ở tiếng cuối mỗi câu

Ví dụ:

Đề: Phân tích bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Lai Tân

  • Hoàn cảnh sáng tác
  • Bố cục

- Phân tích bài thơ Lai Tân

Luận điểm 1: Ba câu thơ đầu

  • Ba câu thơ đầu là ba nét vẽ rạch ròi chân dung của những kẻ đứng đầu trong bộ máy quản lí nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân:
    • Ban trưởng: ngày ngày đánh bạc.
    • Cảnh trưởng: ăn tiền của phạm nhân.
    • Huyện trưởng: chong đèn làm việc công (Việc mờ ám - hút thuốc phiện?)
  • Lần lượt từng tên, hiện ra rõ mồn một, tất cả đều thối nát, đều hoàn toàn vô trách nhiệm. Đó là những kẻ đại diện thực thi, bảo vệ công lí, pháp luật nhưng hành vi lại phi pháp.
  • Nhà tù là nơi cải hoá người xấu thành người tốt nhưng với những kẻ cai quản nhà tù như thế kia thì thực chất của loại nhà tù này là gì là điều dễ hiểu. Một kiểu nhà tù như thế với những kẻ cai quản như thế thì làm sao xã hội có thể thái bình thực sự được.

Luận điểm 2: Câu thơ cuối

  • Tưởng rằng kết bài sẽ là một lời buộc tội gay gắt nhưng câu thơ cuối buông ra lại quá nhẹ nhàng, mát mẻ. Đại loạn thế, thối nát thế mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
  • “Thái bình” là  nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ. Hoá ra tình trạng ấy là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy cai trị nơi đây. “Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong”.
  • Không “đao to búa lớn” mà theo như cách dân gian thường nói là “Mát nước thối cỏ”, lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ của HCM đã có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân.Qủa là một đòn đã kích độc đáo và bất ngờ 

c. Kết bài: 

  • Nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm
  • Suy nghĩ của cá nhân

Bài học tiếp theo

Nhớ đồng - Tố Hữu
Tương tư - Nguyễn Bính
Chiều xuân - Anh Thơ
Tiểu sử tóm tắt

Bài học bổ sung