Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX


Video bài giảng

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa từ năm 1945 - 1975

  • Đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
  • Văn học Việt Nam 1945-1975 phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt:
    • 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc.
    • Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc.
    • Sự giao lưu văn hóa với nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước. 

2. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945 - 1975

a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

  • Tập trung vào hai đề tài: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội:
    • Tổ  quốc trở  thành nguồn cảm hứng lớn, một đề  tài chủ yếu xuyên suốt văn học giai đoạn 1945-1975.   
    • Chủ nghĩa xã hội là một đề tài lớn.  
  • Hai đề tài này không có sự tách bạch hoàn toàn mà gắn bó mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.  

b. Nền văn học hướng về đại chúng

  • Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ.  
  • Nhân vật trung tâm là quần chúng cách mạng với vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Vì thế văn học có tính nhân văn sâu sắc và nội dung nhân đạo mới.  
  • Về hình thức: tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.  

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn  

  • Khuynh hướng sử thi  
    • Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: độc lập, tự do.  
    • Nhân vật chính: tiêu biểu cho lí tưởng của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.  
    • Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng.  
    • Người cầm bút nhìn con người và cuộc đời chủ yếu bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.
  • Cảm hứng lãng mạn  
    • Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng.  
    • Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.   
    • Tất cả những yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam về khuynh hướng thẩm mỹ.  

3. Hoàn cảnh lịch sử xã hội và những đặc điểm cơ bản về VHVN từ 1975 - nay

a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá  

  • Chiến thắng 1975 mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước.  
  • Từ 1986, đất nước đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nước ngoài.   
  • Đất nước đổi mới thúc đẩy văn học đổi mới.  

b. Những đặc điểm  

  • Từ sau năm 1975 nhất là từ 1986, văn học từng bước chuyển sang đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.  
  • Văn học phát triển đa dạng về đề tài, chủ  đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật.  
  • Nhà văn đổi mới cách nhìn, cách tiếp cận con người và hiện thực cuộc sống. Thể hiện con người ở nhiều phương diện kể cả đời sống tâm linh.  
  • Cái mới của văn học là hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường.  

Ví dụ:

Phân tích và chứng minh rằng: Văn học thời kì 1945 - 1975 được sáng tác chủ yếu theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Gợi ý làm bài:

1. Mở bài

  • Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn là một trong những đặc điểm cơ bản của văn học thời kì 1945 - 1975, thể hiện chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn giúp nhân dân ta vượt qua những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua được.       

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và mối quan hệ của chúng

- Khuynh hướng sử thi

  • Những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.
  • Là cảm hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các thi nhân trong thời kỳ kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Cảm hứng lãng mạn

  • Là cách nhìn thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, đầy mơ ước.
  • Là sự mơ ước bay bổng hướng tới cái chưa có trong thực tế bằng niềm tin, sự lạc quan.
  • Là những rung động về lí tưởng cao đẹp, khát vọng lớn lao của những con người có chí hướng, hoài bão cao cả…
  • Mối quan hệ: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn không tách rời nhau trong các tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. Sự kết hợp ấy tạo nên chủ nghĩa lãng mạn anh hùng.

b. Phân tích và chứng minh khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945 - 1975

Trong thơ ca

- Thể hiện như một đặc điểm nổi bật của thi pháp trong văn học 1945 - 1975:

  • Xây dựng hình ảnh người lính khuynh hướng tô đậm những cái khác thường và sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập để tác động mạnh mẽ vào cảm quan người đọc.
  • Những vần thơ hào hùng, sôi nổi của khí thế ra quân hoành tráng nơi chiến trường trong kháng chiến chống Pháp. 
  • Thể hiện qua hàng loạt thơ ca về đất nước và những tình cảm của cái tôi trữ tình của nhà thơ:
    • Tình cảm chung, tự hào về đất nước giàu đẹp.
    • Niềm xúc động trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
    • Tình cảm thiết tha và lòng biết ơn sâu nặng với cha ông ta đã xây dựng nên đất nước này bằng mồ hôi, trí tuệ và cả máu xương.
    • Tình cảm gắn bó với mọi vùng của đất nước được khái quát thành một quy luật của tình cảm, của cuộc sống.
    • Tất cả tình cảm đó đều gắn bó với nhau trong tình yêu tổ quốc, lí tưởng đấu tranh vì độc lập, tự do và thấm nhuần niềm tin sắt đá vào tương lai tất thắng của cách mạng, tràn đầy tính chất lãng mạn qua một số hình ảnh: Nhân dân vùng lên; Đánh đuổi giặc thù; Đất nước hồi sinh.     

Trong văn xuôi

- Đề tài của một số tác phẩm văn xuôi phản ánh công cuộc chống Mỹ của nhân dân ta vốn là một vấn đề có ý nghĩa lịch sử.

- Tác phẩm tiêu biểu: Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

3. Kết bài

  • Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng.
  • Là tiếng kèn xung trận, tiếng trống thúc quân góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa từ năm 1945 - 1975

  • Đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
  • Văn học Việt Nam 1945-1975 phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt:
    • 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc.
    • Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc.
    • Sự giao lưu văn hóa với nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước. 

2. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945 - 1975

a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

  • Tập trung vào hai đề tài: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội:
    • Tổ  quốc trở  thành nguồn cảm hứng lớn, một đề  tài chủ yếu xuyên suốt văn học giai đoạn 1945-1975.   
    • Chủ nghĩa xã hội là một đề tài lớn.  
  • Hai đề tài này không có sự tách bạch hoàn toàn mà gắn bó mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.  

b. Nền văn học hướng về đại chúng

  • Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ.  
  • Nhân vật trung tâm là quần chúng cách mạng với vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Vì thế văn học có tính nhân văn sâu sắc và nội dung nhân đạo mới.  
  • Về hình thức: tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.  

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn  

  • Khuynh hướng sử thi  
    • Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: độc lập, tự do.  
    • Nhân vật chính: tiêu biểu cho lí tưởng của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.  
    • Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng.  
    • Người cầm bút nhìn con người và cuộc đời chủ yếu bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.
  • Cảm hứng lãng mạn  
    • Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng.  
    • Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.   
    • Tất cả những yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam về khuynh hướng thẩm mỹ.  

3. Hoàn cảnh lịch sử xã hội và những đặc điểm cơ bản về VHVN từ 1975 - nay

a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá  

  • Chiến thắng 1975 mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước.  
  • Từ 1986, đất nước đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nước ngoài.   
  • Đất nước đổi mới thúc đẩy văn học đổi mới.  

b. Những đặc điểm  

  • Từ sau năm 1975 nhất là từ 1986, văn học từng bước chuyển sang đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.  
  • Văn học phát triển đa dạng về đề tài, chủ  đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật.  
  • Nhà văn đổi mới cách nhìn, cách tiếp cận con người và hiện thực cuộc sống. Thể hiện con người ở nhiều phương diện kể cả đời sống tâm linh.  
  • Cái mới của văn học là hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường.  

Ví dụ:

Phân tích và chứng minh rằng: Văn học thời kì 1945 - 1975 được sáng tác chủ yếu theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Gợi ý làm bài:

1. Mở bài

  • Khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn là một trong những đặc điểm cơ bản của văn học thời kì 1945 - 1975, thể hiện chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn giúp nhân dân ta vượt qua những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua được.       

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và mối quan hệ của chúng

- Khuynh hướng sử thi

  • Những tình cảm, cảm xúc tự hào, ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.
  • Là cảm hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các thi nhân trong thời kỳ kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Cảm hứng lãng mạn

  • Là cách nhìn thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, đầy mơ ước.
  • Là sự mơ ước bay bổng hướng tới cái chưa có trong thực tế bằng niềm tin, sự lạc quan.
  • Là những rung động về lí tưởng cao đẹp, khát vọng lớn lao của những con người có chí hướng, hoài bão cao cả…
  • Mối quan hệ: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn không tách rời nhau trong các tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. Sự kết hợp ấy tạo nên chủ nghĩa lãng mạn anh hùng.

b. Phân tích và chứng minh khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945 - 1975

Trong thơ ca

- Thể hiện như một đặc điểm nổi bật của thi pháp trong văn học 1945 - 1975:

  • Xây dựng hình ảnh người lính khuynh hướng tô đậm những cái khác thường và sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập để tác động mạnh mẽ vào cảm quan người đọc.
  • Những vần thơ hào hùng, sôi nổi của khí thế ra quân hoành tráng nơi chiến trường trong kháng chiến chống Pháp. 
  • Thể hiện qua hàng loạt thơ ca về đất nước và những tình cảm của cái tôi trữ tình của nhà thơ:
    • Tình cảm chung, tự hào về đất nước giàu đẹp.
    • Niềm xúc động trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
    • Tình cảm thiết tha và lòng biết ơn sâu nặng với cha ông ta đã xây dựng nên đất nước này bằng mồ hôi, trí tuệ và cả máu xương.
    • Tình cảm gắn bó với mọi vùng của đất nước được khái quát thành một quy luật của tình cảm, của cuộc sống.
    • Tất cả tình cảm đó đều gắn bó với nhau trong tình yêu tổ quốc, lí tưởng đấu tranh vì độc lập, tự do và thấm nhuần niềm tin sắt đá vào tương lai tất thắng của cách mạng, tràn đầy tính chất lãng mạn qua một số hình ảnh: Nhân dân vùng lên; Đánh đuổi giặc thù; Đất nước hồi sinh.     

Trong văn xuôi

- Đề tài của một số tác phẩm văn xuôi phản ánh công cuộc chống Mỹ của nhân dân ta vốn là một vấn đề có ý nghĩa lịch sử.

- Tác phẩm tiêu biểu: Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

3. Kết bài

  • Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng.
  • Là tiếng kèn xung trận, tiếng trống thúc quân góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.

Bài học bổ sung