Luật thơ


Video bài giảng

1. Khái quát về luật thơ

a. Khái niệm

  • Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.

b. Các thể thơ chính     

  • Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói.
  • Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn.
  • Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…

c. Sự hình thành luật thơ

Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:

  • Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu cho dòng thơ, bài thơ.
  • Ví dụ:
    • Thể lục bát (6–8 tiếng)
    • thể ngũ ngôn (5 tiếng)
  • Tiếng gồm ba phần: phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.
  • Ví dụ:          

      Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

  • Các tiếng có thanh B hay T ở những vị trí không đổi tạo chỗ ngừng cho sự ngắt nhịp.
  • Ví dụ: Thơ lục bát: ngắt nhịp chẵn và lấy nhịp đôi làm cơ sở.

⇒ Như vậy số tiếng và các đặc điểm riêng của tiếng về cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp,…là các yếu tố cấu thành luật thơ.

2. Luật thơ của một số thể thơ truyền thống

a. Thể lục bát

  • Số tiếng: Câu 6-câu 8 liên tục.
  • Vần:
    • Tiếng thứ 6 hai dòng.
    • Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục.
  • Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
  • Hài thanh:
    • Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B).
    • Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát.

b. Thể song thất lục bát

  • Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6-dòng 8 liên tục.
  • Vần:
    • Cặp song thất: tiếng 7-tiếng 5 hiệp vần vần T.    
    • Cặp lục bát hiệp vần B liền.
  • Nhịp: 2 câu thất 3/4; lục bát 2/2/2.
  • Hài thanh: song thất tiếng 3 linh hoạt B/T.

c. Các thể ngũ ngôn Đường luật

  • Gồm ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú.
  • Số tiếng: 5, số dòng: 8.
  • Vần: độc vận, vần cách.
  • Nhịp: 2/3.
  • Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T  ở tiếng thứ 2,4.

d. Các thể thất ngôn Đường luật

  • Thất ngôn tứ tuyệt:
    • Số tiếng: 7, số dòng: 4.
    • Vần: vần chân, độc vận, vần cách.
    • Nhịp: 4/3.
    • Hài thanh: theo mô hình sau:

  • Thất ngôn bát cú:
    • Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết).
    • Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8.
    • Nhịp: 4/3.
    • Hài thanh: theo mô hình sau:

3. Các thể thơ hiện đại

  • Ảnh hưởng của thơ Pháp.
  • Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân.

Ví dụ:

Hãy xác định thể thơ, cách hiệp vần, ngắt nhịp và hài thanh của các đoạn thơ sau đây:

a. Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.; 
Ngàn dâu xanh ngắt một màu, 
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Đoàn thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc)

Gợi ý làm bài:

Câu a:

  • Dòng 6 tiếng, dòng 8 tiếng ⇒ thể thơ lục bát.
  • Cách hiệp vần: hiệp vần ở các tiếng “ta-là” ⇒ vần lưng, hiệp vần ở các tiếng “nhau-dâu” ⇒ vần chân.
  • Ngắt nhịp: nhịp chẵn 2/2/2 ⇒ “trăm năm/trong cõi/người ta”
  • Hài thanh: có sự đối xứng, luân phiên B - T - B ở các tiếng “năm – cõi – ta” (các tiếng 2-4-6), đối lập trầm bổng ở các tiếng “là-nhau” (tiếng 6-8 ở dòng bát).

Câu b:

  • Hai dòng 7 tiếng, một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng ⇒ thể thơ song thất lục bát.
  • Cách hiệp vần:
    • Cặp song thất: hiệp vần ở các tiếng “thấy-mấy” ⇒ vần lưng.
    • Cặp lục bát: hiệp vần ở các tiếng “màu-sầu” ⇒ vần lưng.
  • Giữa cặp song thất và cặp lục bát: hiệp vần ở các tiếng “dâu-màu” ⇒ vần liền.
  • Ngắt nhịp: nhịp ¾ ở cặp song thất “cùng trông lại/mà cùng chẳng thấy”, nhịp 2/2/2 ở  hai câu lục bát “ngàn dâu/xanh ngắt/một màu”.
  • Hài thanh:
    • Cặp song thất: hai tiếng “lại-xanh” có sự đối xứng T - B (tiếng thứ 3).
    • Cặp lục bát có sự đối xứng luân phiên B - T - B ở các tiếng “dâu-ngắt-màu” (tiếng 2-4-6) và đối lập trầm bổng ở các tiếng “sầu-ai” (tiếng 6-8 dòng bát).

1. Khái quát về luật thơ

a. Khái niệm

  • Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.

b. Các thể thơ chính     

  • Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói.
  • Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn.
  • Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…

c. Sự hình thành luật thơ

Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:

  • Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu cho dòng thơ, bài thơ.
  • Ví dụ:
    • Thể lục bát (6–8 tiếng)
    • thể ngũ ngôn (5 tiếng)
  • Tiếng gồm ba phần: phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.
  • Ví dụ:          

      Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

  • Các tiếng có thanh B hay T ở những vị trí không đổi tạo chỗ ngừng cho sự ngắt nhịp.
  • Ví dụ: Thơ lục bát: ngắt nhịp chẵn và lấy nhịp đôi làm cơ sở.

⇒ Như vậy số tiếng và các đặc điểm riêng của tiếng về cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp,…là các yếu tố cấu thành luật thơ.

2. Luật thơ của một số thể thơ truyền thống

a. Thể lục bát

  • Số tiếng: Câu 6-câu 8 liên tục.
  • Vần:
    • Tiếng thứ 6 hai dòng.
    • Tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục.
  • Nhịp: Chẵn, dựa vào tiếng có thanh không đổi (2, 4, 6 → 2/2/2)
  • Hài thanh:
    • Tiếng 2 (B), tiếng 4 (T), tiếng 6 (B).
    • Đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng 6, 8 dòng bát.

b. Thể song thất lục bát

  • Số tiếng: 2 dòng 7, dòng 6-dòng 8 liên tục.
  • Vần:
    • Cặp song thất: tiếng 7-tiếng 5 hiệp vần vần T.    
    • Cặp lục bát hiệp vần B liền.
  • Nhịp: 2 câu thất 3/4; lục bát 2/2/2.
  • Hài thanh: song thất tiếng 3 linh hoạt B/T.

c. Các thể ngũ ngôn Đường luật

  • Gồm ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú.
  • Số tiếng: 5, số dòng: 8.
  • Vần: độc vận, vần cách.
  • Nhịp: 2/3.
  • Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T  ở tiếng thứ 2,4.

d. Các thể thất ngôn Đường luật

  • Thất ngôn tứ tuyệt:
    • Số tiếng: 7, số dòng: 4.
    • Vần: vần chân, độc vận, vần cách.
    • Nhịp: 4/3.
    • Hài thanh: theo mô hình sau:

  • Thất ngôn bát cú:
    • Số tiếng: 7, số dòng: 8 (4 phần: đề, thực, luận, kết).
    • Vần: vần chân, độc vận ở các câu 1, 2, 4, 6, 8.
    • Nhịp: 4/3.
    • Hài thanh: theo mô hình sau:

3. Các thể thơ hiện đại

  • Ảnh hưởng của thơ Pháp.
  • Vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân.

Ví dụ:

Hãy xác định thể thơ, cách hiệp vần, ngắt nhịp và hài thanh của các đoạn thơ sau đây:

a. Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.; 
Ngàn dâu xanh ngắt một màu, 
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

(Đoàn thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc)

Gợi ý làm bài:

Câu a:

  • Dòng 6 tiếng, dòng 8 tiếng ⇒ thể thơ lục bát.
  • Cách hiệp vần: hiệp vần ở các tiếng “ta-là” ⇒ vần lưng, hiệp vần ở các tiếng “nhau-dâu” ⇒ vần chân.
  • Ngắt nhịp: nhịp chẵn 2/2/2 ⇒ “trăm năm/trong cõi/người ta”
  • Hài thanh: có sự đối xứng, luân phiên B - T - B ở các tiếng “năm – cõi – ta” (các tiếng 2-4-6), đối lập trầm bổng ở các tiếng “là-nhau” (tiếng 6-8 ở dòng bát).

Câu b:

  • Hai dòng 7 tiếng, một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng ⇒ thể thơ song thất lục bát.
  • Cách hiệp vần:
    • Cặp song thất: hiệp vần ở các tiếng “thấy-mấy” ⇒ vần lưng.
    • Cặp lục bát: hiệp vần ở các tiếng “màu-sầu” ⇒ vần lưng.
  • Giữa cặp song thất và cặp lục bát: hiệp vần ở các tiếng “dâu-màu” ⇒ vần liền.
  • Ngắt nhịp: nhịp ¾ ở cặp song thất “cùng trông lại/mà cùng chẳng thấy”, nhịp 2/2/2 ở  hai câu lục bát “ngàn dâu/xanh ngắt/một màu”.
  • Hài thanh:
    • Cặp song thất: hai tiếng “lại-xanh” có sự đối xứng T - B (tiếng thứ 3).
    • Cặp lục bát có sự đối xứng luân phiên B - T - B ở các tiếng “dâu-ngắt-màu” (tiếng 2-4-6) và đối lập trầm bổng ở các tiếng “sầu-ai” (tiếng 6-8 dòng bát).

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung

Từ khóa phổ biến