1. Yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận
- Một bài văn hay:
- Phải có những ý sâu sắc, mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề.
- Phải được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn, đoạn văn chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu sức thuyết phục.
- Cần dùng từ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng, phù hợp với nội dung biểu đạt, thể hiện chính xác ý nghĩa và tình cảm của bản thân.
- Cần chú ý thêm các điểm sau:
- Lời văn nghị luận cần có tính biểu cảm.
- Cần tránh lối dng từ khuôn sáo, lối viết khoa trương, khoe chữ, nhận định, đánh giá cực đoan, dùng hình ảnh hoặc từ cảm thán tràn lan, không đúng chỗ…
2. Cách diễn đạt trong văn nghị luận
a. Cách sử dụng từ ngữ
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
- Kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng (ấn dụ, hoán dụ, so sánh,…) và một số từ ngữ mang tính biể cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
b. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu
- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,…
- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, để nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,…
- Có ý thức đầy đủ hơn về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
- Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau một cách hài hòa để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
c. Cách xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng các phần trong lời văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước.
1. Yêu cầu diễn đạt trong văn nghị luận
- Một bài văn hay:
- Phải có những ý sâu sắc, mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề.
- Phải được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn, đoạn văn chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu sức thuyết phục.
- Cần dùng từ đúng nghĩa, đặt câu đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng, phù hợp với nội dung biểu đạt, thể hiện chính xác ý nghĩa và tình cảm của bản thân.
- Cần chú ý thêm các điểm sau:
- Lời văn nghị luận cần có tính biểu cảm.
- Cần tránh lối dng từ khuôn sáo, lối viết khoa trương, khoe chữ, nhận định, đánh giá cực đoan, dùng hình ảnh hoặc từ cảm thán tràn lan, không đúng chỗ…
2. Cách diễn đạt trong văn nghị luận
a. Cách sử dụng từ ngữ
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.
- Kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng (ấn dụ, hoán dụ, so sánh,…) và một số từ ngữ mang tính biể cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
b. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu
- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,…
- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, để nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,…
- Có ý thức đầy đủ hơn về chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
- Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau một cách hài hòa để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
c. Cách xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng các phần trong lời văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước.