Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học


1. Hướng dẫn chung

Câu 1: Đọc văn bản ở phần Văn học để nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học từ tuần 1 đến tuần 5 (từ bài Vào phủ chúa Trịnh đến bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn)

Gợi ý:

- Bài: Vào phủ chúa Trịnh

  • Nội dung:
    • Phản ánh quyền lực to lớn của chúa Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa
    • Thể hiện thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả
  • Nghệ thuật:
    • Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước
    • Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ người viết.
    • Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể sống động, chọn lựa những chi tiết "đắt", gây ấn tượng mạnh. Tác phẩm bám chặt vào người thật việc thật nên có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau.

- Bài: Tự tình (bài II)

  • Nội dung:
    • Bài thơ thể hiện bản lĩnh của Hồ Xuân Hương bộc lộ qua tâm trạng đầy bi kịch: Vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc
  • Nghệ thuật:
    • Tả cảnh sinh động, xây dựng hình ảnh giàu sức gợi cảm diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng
    • Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non, xiên ngang, đâm toạc, tí con con)

- Bài: Câu cá mùa thu

  • Nội dung:
    • Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ.
    • Đồng thời bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả
  • Nghệ thuật:
    • Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
    • Bút pháp thủy mặc đường thi và nghệ thuật thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh
    • Gieo vần "eo" độc đáo. Đây là vần khó luyến láy nhưng lại được Nguyễn Khuyến sử dụng tài tình, rất hợp lí. Nó góp phần diễn tả cảm giác về không gian sắc nét, thu nhỏ, hẹp dần và khép kín lại (cảnh thu) rất hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhân vật trữ tình (tình thu)

- Bài: Thương vợ

  • Nội dung:
    • Tình thương yêu quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của tác giả.
  • Nghệ thuật:
    • Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
    • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng
    • Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống

- Bài: Bài ca ngất ngưỡng

  • Nội dung:
    • Tác phẩm đã diễn tả chân thực nỗi đau đớn, tiếc thương của Nguyễn Khuyến đối với người tri kỉ; đồng thời thể hiện một nét đẹp tâm hồn trong nhà thơ, đó là một mẫu mực tình bạn vô cùng cao quý, đáng trân trọng.
  • Nghệ thuật:
    • Dùng những từ giảm nhẹ, nói tránh vừa thể hiện sự yêu kính đối với người đã mất, đồng thời thể hiện khả năng vận dụng phong phú Tiếng Việt
    • Sử dụng những yếu tố trùng điệp để nhấn mạnh những kỉ niệm, khắc sâu vào nỗi đau và sự cô đơn trống vắng khi không còn bạn
    • Nhịp điệu thay đổi linh hoạt theo nỗi lòng, khi chậm rãi nhẹ nhàng với từng kỉ niệm; khi nhanh, dồn dập với các yếu tố trùng điệp làm nhịp thơ dằn xuống những nỗi đau.

- Bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát

  • Nội dung:
    • bài thơ là một khúc bi ca mang đậm tinh thần nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời, cũng là một trong những minh chứng cho tinh thần phê phán của ông đối với sự bảo thủ trì trệ của chế độ phong kiến đương thời.
  • Nghệ thuật:
    • Sử dụng thủ pháp đối lập, điển tích tinh tế, sáng tạo
    • Xây dựng hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa (bãi cát dài, con đường cùng, hình ảnh người đi đường)
    • Thể thơ và nhịp điệu có tác dụng bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
    • Đại từ danh xưng thay đổi linh hoạt làm cho điểm nhìn đa diện, khách quan hơn

- Bài: Lẽ ghét thương

  • Nội dung:
    • Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Nghệ thuật:
    • Đậm chất tự thuật (Ông Quán chính là hóa thân của Đồ Chiểu, phát ngôn cho những tư tưởng, cảm xúc của tác giả.
    • Sử dụng điển cố, điển tích tinh tế để bật lên thái độ với cuộc sống đương thời
    • Cách bày tỏ cảm xúc bộc trực, mang đậm chất Nam bộ, thể hiện qua việc sử dụng đa dạng những hình thức điệp từ và đối từ.

Câu 2: Ôn lại các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; thao tác lập luận phân tích; luyện tập thao tác lập luận phân tích.

Gợi ý:

- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

  • Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận.
  • Khi phân tích đề cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng
  • Quá trình tạo lập dàn ý bao gồm:
    • Xác lập luận điểm, luận cứ; sắp xếp các luận điểm luận cứ theo một trình tự lôgíc, chặt chẽ. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.
  • Thao tác lập luận phân tích và Luyện tập thao tác lập luận phân tích
    • Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.
    • Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
    • Khi phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

2. Gợi ý một số đề bài

  • Đề 1: Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  • Đề 2: Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương
  • Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ)
  • Đề 4: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
  • Đề 5: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát.

3. Gợi ý cách làm bài

a. Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của bài viết

Đề 4: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

  • Yêu cầu của bài viết: Phân tích cảnh thu, tình thu được thể hiện qua bài thơ Câu cá mùa thu của nhà thơ Nguyễn khuyến (phạm vi: Những kiến thức thuộc về bài thơ Câu cá mùa thu, đặc biệt những chi tiết, nội dung mà thông qua đó thấy được bức tranh thu và tâm tình của nhân vật trữ tình)

Đề 5: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát.

  • Yêu cầu của bài viết: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát (phạm vi: Những kiến thức thuộc về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, đặc biệt những chi tiết nghệ thuật, những biểu hiện thể hiện tâm trạng của người lữ khách đi trên bãi cát, từ đó nhìn nhận tâm tình, tư tưởng của tác giả Cao Bá Quát)

b. Lập dàn ý, viết thành bài văn một trong các đề bài trên

Gợi ý: 

Đề 4: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

a. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

b. Thân bài:

- Trình bày những nét khái quát chung, những vấn đề có liên quan đến tác phẩm, và nội dung cần phân tích

  • Xuất xứ bài thơ
  • Thể thơ
  • Chủ đề bài thơ

- Làm rõ những nội dung đề yêu cầu phân tích: cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

  • Cảnh thu 
    • Được miêu tả qua màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng
    • Qua đường nét: Sóng hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co
    • Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền cây nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi trở về ao thu, với thuyền câu.
    • Không gian thu: tĩnh, vắng tiếng, vắng người. Các chuyển động trong bài thơ đều rất nhẹ, rất khẽ. Đến cuối bài thơ, tiếng cá "đớp đông dưới chân bèo" lại càng làm tăng thêm sự yên lặng, tĩnh mịch.

⇒ Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật, hòa sắc tạo hình ở các điệu xanh. Cảnh thu trên đặc trưng cho những nét riêng của làng quê Bắc bộ với cái hồn dân dã được gợi lên từ từng cảnh vật đơn sơ, mộc mạc, giản dị

  • Tình thu
    • Không gian tĩnh lặng tạo cho hồn thơ Thu Điếu nỗi cô quanh, uẩn khúc, lắng đọng suy tư.
    • Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra nhân vật trữ tình không chú ý đến chuyện câu cá. Câu cá là duyên cớ để nhà thơ đón nhận không khí thu, cảnh thu vào lòng mình.
    • Cái dáng "khẽ đưa vèo" của lá dường như lạc lõng trước không gian tĩnh mịch mà khi nhận ra có khác gì cái chóng vánh đổi thay của thời thế đất nước.
    • Cái thế ngồi câu cá "tựa gối buông cần" càng cụ thể hóa hơn tâm tư bất lực trước thời cuộc 

⇒ Bức tranh thu đẹp rất đặc trưng  và có hồn trong bài thơ đã nói lên tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc bộ của Nguyễn Khuyến. Cảnh trong thơ đep nhưng phản phất buồn, một nỗi buồn lan tỏa từ tâm trạng trầm lặng suy tư của nhân vật trữ tình.

c. Kết bài:

  • Nêu đánh giá, nhận xét 
  • Trình bày những cảm nhận mà các em tâm đắc nhất.

Đề 5: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát.

a. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Cao Bá Quát và bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát

b. Thân bài:

- Trình bày những nét khái quát chung có liên quan đến vấn đề:

  • Hoàn cảnh sáng tác
  • Thể loại
  • Nội dung bài thơ

- Làm rõ yêu cầu của đề bài: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát

Hình ảnh người lữ khách đi trên bãi cát.

  • Hình tượng bãi cát mang tính biểu trưng cho con đường công danh, con đường đời vô cùng gian nan, vất vả. Đó cũng là con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt mờ, muôn vàn những khó khăn.
  • Tâm trạng người lữ khách:
    • Từ "lại": tiếng thở dài ngao ngán, chán chường, mệt mỏi, rã rời.
    • Đường đi trên bãi cát khó khăn, vất vả
    • Trời tối còn tất tả đi
    • Giận mình không học được tiên ông phép ngủ quên sự đời mà phải hành hạ thân xác
    • Mệt mỏi, chán ngán, việc theo đuổi lí tưởng, hoài bão, về công danh sự nghiệp.
  • Thái độ chán ghét, khinh bỉ con đường mưu cầu danh lợi tầm thường (quy luật: phường danh lợi - tất tả ngược xuôi)
  • Hình ảnh con đường cùng diễn tả sự bế tắc, không lối thoát
  • Khao khát một sự đổi mới, thay đổi cuộc sống đương thời.

Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát.

  • Thể hiện qua tâm trạng mệt mỏi, rã rời. Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng này là nhận ra được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử quan chế danh lợi giành giựt.
  • Người đi trên bãi cát bị lún chìm chẳng khác gì mồi danh lợi, bổng lộc lôi kéo, cám dỗ con người. Nhìn thấy con đường công danh đầy những trằn trọc chướng ngại, tuy chưa thể tìm ra con đường đi nào khác, nhưng Cao Bá Quát đã thấy được rằng không thể cứ đi, đứng trên bãi cát dài danh lợi đó mãi được, cần phải thay đổi.

c. Kết bài:

  • Nêu nhận xét, đánh giá về tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát
  • Điều mà các em cảm thấy tâm đắc nhất khi viết bài viết.

Ví dụ:

Đề 1: Phân tích bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương

Đề 2: Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương

Gợi ý làm bài: 

Đề 1: Phân tích bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương

a. Mở bài:

  • Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vấn đề cần phân tích

b. Thân bài:

  • Nhan đề "thương vợ": bộc lộ trực tiếp, thành thật tình cảm của Tú Xương dành cho người vợ - đây là trường hợp hiếm có trong thơ văn cổ - các tác giả xưa thường ít khi viết về vợ, chủ yếu là trong những bài văn tế khóc người đã mất. Nhan đề này cho thấy ông rất cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, vất vả trong cuộc sống mà bà Tú phải trải qua.
  • Hai câu đề:
    • "quanh năm" → thời gian làm việc không ngơi nghỉ
    • "mom sông" → địa thế bấp bênh, đầy bất trắc.
    • Bà Tú là người phụ nữ vất vả, tần tảo hết vì chồng con.
    • "năm con với một chồng" → bà là người phải một mình lo toan cho cả gia đình - câu thơ còn ẩn chứa tâm sự chua xót của ông Tú khi đặt 5 con đối xứng với 1 chồng, dường như Tú Xương đang tự trách mình đã trở thành gánh nặng cho người vợ , làm bà thêm vất vả.
  • Hai câu thực:
    • "lặn lội thân cò" → cách nói nhấn mạnh vào sự vất vả, âm thầm hi sinh của bà Tú.
    • "khi quãng vắn", "buổi đò đông'' → những không gian, thời gian ẩn chứa nhiều nguy hiểm (ca dao: con ơi nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ sang)
    • Hình ảnh bà Tú đầy nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh
  • Hai câu luận:
    • "một duyên hai nợ âu đành phận" → sự nỗ lực, cố gắng của bà Tú
    • "năm nắng..." 
    • Hai câu thơ như lời tâm sự của bà Tú tự nói với chính mình nhưng cũng thể hiện sự day dứt, cảm thông của người chồng (duyên một mà nợ hai)
  • Hai câu kết:
    • Tiếng chửi đời đầy cay đắng. Ông Tú đã mượn lời người vợ mà lên án thói đời, lên án chính mình vì đã không giúp gì được cho người vợ hiền của mình: "có chồng hờ hững cũng như không"
    • Cả bài thơ nổi bật lên hình ảnh một người phụ nữ chịu thương chịu khó, vất vả ngày đêm hết lòng chăm lo cho cuộc sống gia đình đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông, biết ơn của người chồng đối với sự hi sinh lặng thầm của vợ

c. Kết bài:

  • Nêu nhận xét, đánh giá
  • Trình bày cảm nhận của cá nhân

Đề 2: Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ "Tự tình"
  • Dẫn dẳt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài:

  • Bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được yêu thương.
  • Hai câu đề:
    • Hoàn cảnh: giữa đêm khuya, hao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh
    • Thấy mình cô độc giữa cuộc đời.
    • Nghệ thuật sử dụng: từ ngữ mạnh → nghe thật thấm thía
  • Hai câu thực:
    • Nói lên suy nghĩ của nhà thơ:
    • Buồn, uống chén rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn. 
    • Nhìn trăng thấy trăng đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ.
    • Khuyết chưa tròn: dang dở, thất vọng, thương tiếc
  • Hai câu luận:
    • Mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. → Những hình ảnh rất thực, ước lệ.
    • Cái nhìn khoẻ khoắn. Có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.
  • Hai câu kết:
    • Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí.
    • Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn
    • Sự chia sẻ ít ỏi
    • Một nỗi buồn chán và thất vọng.

c. Kết bài:

  • Nêu nhận xét, đánh giá
  • Cảm nhận của cá nhân

1. Hướng dẫn chung

Câu 1: Đọc văn bản ở phần Văn học để nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học từ tuần 1 đến tuần 5 (từ bài Vào phủ chúa Trịnh đến bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn)

Gợi ý:

- Bài: Vào phủ chúa Trịnh

  • Nội dung:
    • Phản ánh quyền lực to lớn của chúa Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa
    • Thể hiện thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả
  • Nghệ thuật:
    • Lối kể hấp dẫn, chân thực, hài hước
    • Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ người viết.
    • Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể sống động, chọn lựa những chi tiết "đắt", gây ấn tượng mạnh. Tác phẩm bám chặt vào người thật việc thật nên có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau.

- Bài: Tự tình (bài II)

  • Nội dung:
    • Bài thơ thể hiện bản lĩnh của Hồ Xuân Hương bộc lộ qua tâm trạng đầy bi kịch: Vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc
  • Nghệ thuật:
    • Tả cảnh sinh động, xây dựng hình ảnh giàu sức gợi cảm diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng
    • Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái ý nghĩa của các từ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non, xiên ngang, đâm toạc, tí con con)

- Bài: Câu cá mùa thu

  • Nội dung:
    • Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc bộ.
    • Đồng thời bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả
  • Nghệ thuật:
    • Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
    • Bút pháp thủy mặc đường thi và nghệ thuật thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh
    • Gieo vần "eo" độc đáo. Đây là vần khó luyến láy nhưng lại được Nguyễn Khuyến sử dụng tài tình, rất hợp lí. Nó góp phần diễn tả cảm giác về không gian sắc nét, thu nhỏ, hẹp dần và khép kín lại (cảnh thu) rất hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhân vật trữ tình (tình thu)

- Bài: Thương vợ

  • Nội dung:
    • Tình thương yêu quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của tác giả.
  • Nghệ thuật:
    • Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
    • Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng
    • Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống

- Bài: Bài ca ngất ngưỡng

  • Nội dung:
    • Tác phẩm đã diễn tả chân thực nỗi đau đớn, tiếc thương của Nguyễn Khuyến đối với người tri kỉ; đồng thời thể hiện một nét đẹp tâm hồn trong nhà thơ, đó là một mẫu mực tình bạn vô cùng cao quý, đáng trân trọng.
  • Nghệ thuật:
    • Dùng những từ giảm nhẹ, nói tránh vừa thể hiện sự yêu kính đối với người đã mất, đồng thời thể hiện khả năng vận dụng phong phú Tiếng Việt
    • Sử dụng những yếu tố trùng điệp để nhấn mạnh những kỉ niệm, khắc sâu vào nỗi đau và sự cô đơn trống vắng khi không còn bạn
    • Nhịp điệu thay đổi linh hoạt theo nỗi lòng, khi chậm rãi nhẹ nhàng với từng kỉ niệm; khi nhanh, dồn dập với các yếu tố trùng điệp làm nhịp thơ dằn xuống những nỗi đau.

- Bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát

  • Nội dung:
    • bài thơ là một khúc bi ca mang đậm tinh thần nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường đời, cũng là một trong những minh chứng cho tinh thần phê phán của ông đối với sự bảo thủ trì trệ của chế độ phong kiến đương thời.
  • Nghệ thuật:
    • Sử dụng thủ pháp đối lập, điển tích tinh tế, sáng tạo
    • Xây dựng hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa (bãi cát dài, con đường cùng, hình ảnh người đi đường)
    • Thể thơ và nhịp điệu có tác dụng bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
    • Đại từ danh xưng thay đổi linh hoạt làm cho điểm nhìn đa diện, khách quan hơn

- Bài: Lẽ ghét thương

  • Nội dung:
    • Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Nghệ thuật:
    • Đậm chất tự thuật (Ông Quán chính là hóa thân của Đồ Chiểu, phát ngôn cho những tư tưởng, cảm xúc của tác giả.
    • Sử dụng điển cố, điển tích tinh tế để bật lên thái độ với cuộc sống đương thời
    • Cách bày tỏ cảm xúc bộc trực, mang đậm chất Nam bộ, thể hiện qua việc sử dụng đa dạng những hình thức điệp từ và đối từ.

Câu 2: Ôn lại các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; thao tác lập luận phân tích; luyện tập thao tác lập luận phân tích.

Gợi ý:

- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

  • Phân tích đề là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận.
  • Khi phân tích đề cần đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng
  • Quá trình tạo lập dàn ý bao gồm:
    • Xác lập luận điểm, luận cứ; sắp xếp các luận điểm luận cứ theo một trình tự lôgíc, chặt chẽ. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.
  • Thao tác lập luận phân tích và Luyện tập thao tác lập luận phân tích
    • Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng.
    • Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
    • Khi phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

2. Gợi ý một số đề bài

  • Đề 1: Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  • Đề 2: Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương
  • Đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưỡng của Nguyễn Công Trứ)
  • Đề 4: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
  • Đề 5: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát.

3. Gợi ý cách làm bài

a. Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của bài viết

Đề 4: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

  • Yêu cầu của bài viết: Phân tích cảnh thu, tình thu được thể hiện qua bài thơ Câu cá mùa thu của nhà thơ Nguyễn khuyến (phạm vi: Những kiến thức thuộc về bài thơ Câu cá mùa thu, đặc biệt những chi tiết, nội dung mà thông qua đó thấy được bức tranh thu và tâm tình của nhân vật trữ tình)

Đề 5: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát.

  • Yêu cầu của bài viết: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát (phạm vi: Những kiến thức thuộc về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, đặc biệt những chi tiết nghệ thuật, những biểu hiện thể hiện tâm trạng của người lữ khách đi trên bãi cát, từ đó nhìn nhận tâm tình, tư tưởng của tác giả Cao Bá Quát)

b. Lập dàn ý, viết thành bài văn một trong các đề bài trên

Gợi ý: 

Đề 4: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

a. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

b. Thân bài:

- Trình bày những nét khái quát chung, những vấn đề có liên quan đến tác phẩm, và nội dung cần phân tích

  • Xuất xứ bài thơ
  • Thể thơ
  • Chủ đề bài thơ

- Làm rõ những nội dung đề yêu cầu phân tích: cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu

  • Cảnh thu 
    • Được miêu tả qua màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng
    • Qua đường nét: Sóng hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co
    • Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền cây nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi trở về ao thu, với thuyền câu.
    • Không gian thu: tĩnh, vắng tiếng, vắng người. Các chuyển động trong bài thơ đều rất nhẹ, rất khẽ. Đến cuối bài thơ, tiếng cá "đớp đông dưới chân bèo" lại càng làm tăng thêm sự yên lặng, tĩnh mịch.

⇒ Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật, hòa sắc tạo hình ở các điệu xanh. Cảnh thu trên đặc trưng cho những nét riêng của làng quê Bắc bộ với cái hồn dân dã được gợi lên từ từng cảnh vật đơn sơ, mộc mạc, giản dị

  • Tình thu
    • Không gian tĩnh lặng tạo cho hồn thơ Thu Điếu nỗi cô quanh, uẩn khúc, lắng đọng suy tư.
    • Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra nhân vật trữ tình không chú ý đến chuyện câu cá. Câu cá là duyên cớ để nhà thơ đón nhận không khí thu, cảnh thu vào lòng mình.
    • Cái dáng "khẽ đưa vèo" của lá dường như lạc lõng trước không gian tĩnh mịch mà khi nhận ra có khác gì cái chóng vánh đổi thay của thời thế đất nước.
    • Cái thế ngồi câu cá "tựa gối buông cần" càng cụ thể hóa hơn tâm tư bất lực trước thời cuộc 

⇒ Bức tranh thu đẹp rất đặc trưng  và có hồn trong bài thơ đã nói lên tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc bộ của Nguyễn Khuyến. Cảnh trong thơ đep nhưng phản phất buồn, một nỗi buồn lan tỏa từ tâm trạng trầm lặng suy tư của nhân vật trữ tình.

c. Kết bài:

  • Nêu đánh giá, nhận xét 
  • Trình bày những cảm nhận mà các em tâm đắc nhất.

Đề 5: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát.

a. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Cao Bá Quát và bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát

b. Thân bài:

- Trình bày những nét khái quát chung có liên quan đến vấn đề:

  • Hoàn cảnh sáng tác
  • Thể loại
  • Nội dung bài thơ

- Làm rõ yêu cầu của đề bài: Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát

Hình ảnh người lữ khách đi trên bãi cát.

  • Hình tượng bãi cát mang tính biểu trưng cho con đường công danh, con đường đời vô cùng gian nan, vất vả. Đó cũng là con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt mờ, muôn vàn những khó khăn.
  • Tâm trạng người lữ khách:
    • Từ "lại": tiếng thở dài ngao ngán, chán chường, mệt mỏi, rã rời.
    • Đường đi trên bãi cát khó khăn, vất vả
    • Trời tối còn tất tả đi
    • Giận mình không học được tiên ông phép ngủ quên sự đời mà phải hành hạ thân xác
    • Mệt mỏi, chán ngán, việc theo đuổi lí tưởng, hoài bão, về công danh sự nghiệp.
  • Thái độ chán ghét, khinh bỉ con đường mưu cầu danh lợi tầm thường (quy luật: phường danh lợi - tất tả ngược xuôi)
  • Hình ảnh con đường cùng diễn tả sự bế tắc, không lối thoát
  • Khao khát một sự đổi mới, thay đổi cuộc sống đương thời.

Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát.

  • Thể hiện qua tâm trạng mệt mỏi, rã rời. Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng này là nhận ra được tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử quan chế danh lợi giành giựt.
  • Người đi trên bãi cát bị lún chìm chẳng khác gì mồi danh lợi, bổng lộc lôi kéo, cám dỗ con người. Nhìn thấy con đường công danh đầy những trằn trọc chướng ngại, tuy chưa thể tìm ra con đường đi nào khác, nhưng Cao Bá Quát đã thấy được rằng không thể cứ đi, đứng trên bãi cát dài danh lợi đó mãi được, cần phải thay đổi.

c. Kết bài:

  • Nêu nhận xét, đánh giá về tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng lữ khách khi đi trên bãi cát
  • Điều mà các em cảm thấy tâm đắc nhất khi viết bài viết.

Ví dụ:

Đề 1: Phân tích bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương

Đề 2: Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương

Gợi ý làm bài: 

Đề 1: Phân tích bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương

a. Mở bài:

  • Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vấn đề cần phân tích

b. Thân bài:

  • Nhan đề "thương vợ": bộc lộ trực tiếp, thành thật tình cảm của Tú Xương dành cho người vợ - đây là trường hợp hiếm có trong thơ văn cổ - các tác giả xưa thường ít khi viết về vợ, chủ yếu là trong những bài văn tế khóc người đã mất. Nhan đề này cho thấy ông rất cảm thông, chia sẻ với những khó khăn, vất vả trong cuộc sống mà bà Tú phải trải qua.
  • Hai câu đề:
    • "quanh năm" → thời gian làm việc không ngơi nghỉ
    • "mom sông" → địa thế bấp bênh, đầy bất trắc.
    • Bà Tú là người phụ nữ vất vả, tần tảo hết vì chồng con.
    • "năm con với một chồng" → bà là người phải một mình lo toan cho cả gia đình - câu thơ còn ẩn chứa tâm sự chua xót của ông Tú khi đặt 5 con đối xứng với 1 chồng, dường như Tú Xương đang tự trách mình đã trở thành gánh nặng cho người vợ , làm bà thêm vất vả.
  • Hai câu thực:
    • "lặn lội thân cò" → cách nói nhấn mạnh vào sự vất vả, âm thầm hi sinh của bà Tú.
    • "khi quãng vắn", "buổi đò đông'' → những không gian, thời gian ẩn chứa nhiều nguy hiểm (ca dao: con ơi nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội đò đầy chớ sang)
    • Hình ảnh bà Tú đầy nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh
  • Hai câu luận:
    • "một duyên hai nợ âu đành phận" → sự nỗ lực, cố gắng của bà Tú
    • "năm nắng..." 
    • Hai câu thơ như lời tâm sự của bà Tú tự nói với chính mình nhưng cũng thể hiện sự day dứt, cảm thông của người chồng (duyên một mà nợ hai)
  • Hai câu kết:
    • Tiếng chửi đời đầy cay đắng. Ông Tú đã mượn lời người vợ mà lên án thói đời, lên án chính mình vì đã không giúp gì được cho người vợ hiền của mình: "có chồng hờ hững cũng như không"
    • Cả bài thơ nổi bật lên hình ảnh một người phụ nữ chịu thương chịu khó, vất vả ngày đêm hết lòng chăm lo cho cuộc sống gia đình đồng thời cũng thể hiện sự cảm thông, biết ơn của người chồng đối với sự hi sinh lặng thầm của vợ

c. Kết bài:

  • Nêu nhận xét, đánh giá
  • Trình bày cảm nhận của cá nhân

Đề 2: Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ "Tự tình"
  • Dẫn dẳt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài:

  • Bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được yêu thương.
  • Hai câu đề:
    • Hoàn cảnh: giữa đêm khuya, hao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh
    • Thấy mình cô độc giữa cuộc đời.
    • Nghệ thuật sử dụng: từ ngữ mạnh → nghe thật thấm thía
  • Hai câu thực:
    • Nói lên suy nghĩ của nhà thơ:
    • Buồn, uống chén rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn. 
    • Nhìn trăng thấy trăng đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ.
    • Khuyết chưa tròn: dang dở, thất vọng, thương tiếc
  • Hai câu luận:
    • Mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. → Những hình ảnh rất thực, ước lệ.
    • Cái nhìn khoẻ khoắn. Có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.
  • Hai câu kết:
    • Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí.
    • Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn
    • Sự chia sẻ ít ỏi
    • Một nỗi buồn chán và thất vọng.

c. Kết bài:

  • Nêu nhận xét, đánh giá
  • Cảm nhận của cá nhân

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung