Tây Tiến của Quang Dũng
Video bài giảng
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Quang Dũng
- Tên thật: Bùi Đình Diệm (1921 - 1988).
- Quê hương: Phượng Trì - Đan Phượng - Hà Tây.
- Cuộc đời:
- Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh…
- Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ.
- Phong cách sáng tác: vừa hồn nhiên vừa tinh tế, lãng mạn và hào hoa.
- Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988).
b. Bài thơ Tây Tiến
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Trích tác phẩm“Mây đầu ô”.
- Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.
- Bố cục: 4 phần
- Nhan đề:
- Ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, năm 1975 khi in lại lấy tên là Tây Tiến.
2. Đoc - hiểu văn bản
a. Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
- Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ:
- Nỗi nhớ về đồng đội, núi rừng một cách da diết, mênh mông, sâu thẳm.
- Nỗi nhớ thường trực, bao trùm lên cả thiên nhiên lẫn con người.
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc:
- Một vùng đất xa xôi, hùng vĩ, bí hiểm với thiên nhiên hoang vắng, địa hình quanh co, hiểm trở
- Một xứ sở thơ mộng, trữ tình và ấm áp tình người:
- “Hoa về trong đêm hơi”, “cồn mây” ⇒ hình ảnh thơ mộng, huyền ảo.
- “Pha Luông nhà ai mưa xa khơi” ⇒ câu thơ toàn thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
- “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” ⇒ nghĩa tình quân dân ấm áp của người dân miền núi dành cho chiến sĩ Tây Tiến.
⇒ Khổ thơ giàu màu sắc hội họa và âm nhạc đã làm hiện lên một thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng miền Tây.
- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân:
- Người lính Tây Tiến chịu nhiều gian khổ, vất vả, hi sinh:
- Hình ảnh: “đoàn quân mỏi”, “anh bạn dãi dầu” ⇒ chặng đường hành quân gian khổ.
- Biện pháp nói giảm nói tránh + ẩn dụ: “không bước nữa”, “bỏ quên đời” ⇒ sự hi sinh quên mình của người lính.
- Người chiến sĩ trẻ trung, ngang tàng, lãng mạn, yêu đời:
- Có cái nhìn tinh nghịch, lạ lẫm.
- Xem thường cái chết.
- Tâm hồn lãng mạn, đầy tình cảm
⇒ Bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn xây dựng nên một hình ảnh chân thực và sinh động về người lính.
b. Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
- Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ.
- Vẻ đẹp bí ẩn của con người và cuộc sống ở miền Tây làm ngây ngất tâm hồn những chàng trai Tây Tiến, những con người hào hoa, yêu đời.
- Cảnh sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo.
⇒ Bút pháp gợi và ngôn ngữ giàu nhạc điệu đã làm nổi bật lên vẻ mĩ lệ, trữ tình của thiên nhiên và con người nơi núi rừng Tây Bắc.
c. Đoạn 3: Chân dung của người lính Tây Tiến
- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng:
- “Đoàn binh không mọc tóc” ⇒ hình ảnh dữ dội và mạnh mẽ của người lính Tây Tiến.
- “Dữ oai hùm” + Động từ “trừng” ⇒ vẻ ngoài oai hùng, lẫm liệt.
- Vẻ đẹp hào hoa:
- “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” ⇒ bút pháp lãng mạn, thể hiện một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, một cháy tim khát khao yêu đương của người lính Tây Tiến.
- Vẻ đẹp bi tráng:
- Chất bi thương:
- “Đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “áo bào thay chiếu” ⇒ khắc họa chân thực sự khốc liệt của chiến tranh, cho thấy sự hi sinh lớn lao của người lính.
- Chất hùng tráng:
- "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh": lí tưởng xả thân vì Tổ quốc, cống hiến tuổi xuân cho Tổ quốc;
- “Anh về đất”: coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, như một quy luật tự nhiên;
- "Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: âm hưởng dữ dội và hào hùng của thiên nhiên để đưa tiễn anh linh của những người lính Tây Tiến.
⇒ Sử dụng nhiều từ ngữ án Việt (“chiến trường”, “viễn xứ”, “biên cương”,…) tạo ra giọng điệu trang trọng thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
d. Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
- Hai câu đầu: nêu lên tinh thần quyết tâm của những người lính Tây Tiến “một đi không trở lại”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
- Hai câu cuối: lời thề sắt son ⇒ tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua.
⇒ Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng.
Ví dụ:
Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng sáng tác.
- Giới thiệu khái quát về hình tượng nghệ thuật chủ đạo: người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng; đậm chất lãng mạn, hào hoa bay bổng, mang dấu ấn riếng của hồn thơ Quang Dũng.
b. Thân bài
- Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện
- Ở sự hào hùng, mãnh liệt; ý chí chiến đấu quên mình, tâm hồn hào hoa, lãng mạn... giữa bao gian khổ - hi sinh.
- Họ “bi” mà không “lụy”, buồn đau mà hùng tráng, mất mát, hi sinh mà vẫn lạc quan...
- Người lính Tây Tiến phải chiến đấu và đối mặt với gian khổ hi sinh
- Các anh phải chiến đấu trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, hoang dại, bí hiểm, dữ dằn của núi cao, vực sâu, dốc thẳm; với mưa rừng, thác gầm, cọp dữ...
- Các anh phải chiến đấu giữa một thực tế chiến tranh tàn khốc, người lính có thể ngã xuống vì sốt rét, vì bệnh tật ; vì đói khổ, vì bom đạn...“
- Cái chết đồng hành với mỗi bước chân trên đường chiến trận.
- Giữa cuộc chiến tranh tàn khốc, người lính tây Tiến ngời sáng vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt; tâm hồn lãng mạn, hào hoa
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt
- Các anh bước vào cuộc chiến đấu khốc liệt với tư thế hiên ngang, bất chấp hiện thực nghiệt ngã
- Các anh luôn tiềm tàng một tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu quên mình
- Các anh hi sinh một cách thanh thản, xem cái chết nhẹ như lông hồng
- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa:
- Là những con người có tâm hồn lãng mạn, dễ cảm, xúc động và có cái nhìn tinh tế, mộng mơ.
- Cảm nhận được từng làn hương hoa đêm“Mường lát hoa về trong đêm hơi”, từng mùi thơm của “cơm lên khói”, “thơm nếp xôi”, . . .
- Cảm xúc thăng hoa đầy lãng mạn trong chiến tranh tàn khốc: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/Kìa em xiêm áo tự bao giờ”
- Cảm nhận được vẻ đẹp đây chất thơ của thiên nhiên, con người, cuộc sống miền Tây Tổ quốc:
- Vẻ đẹp bi tráng là đặc điểm chủ đạo và là điểm khác biệt giữa hình tượng người lính trong Tây Tiến so với hình tượng người lính trong các tác phẩm của thơ ca thời kì chống pháp.
- Thứ nhất: những người lính Tây Tiến hầu hết là những chàng trai trí thức đất Hà Thành - đất kinh kì, hoa lệ. Thuở ấy, họ ra đi với ý chí chiến đấu mạnh mẽ nhưng tâm hồn vẫn đậm chất lãng mạn, bay bổng. Viết về người lính của đất kinh kì đầy lãng mạn bằng một giọng điệu bi hùng và những hình ảnh có chất cổ điển, lí tưởng hóa như vậy là phù hợp.
- Thứ hai: xuất phát từ tâm hồn của chính chủ thể trữ tình: hồn thơ Quang Dũng. Một Quang Dũng đa tài, lãng mạn, hào hoa... đã tạo nên một Tây Tiến bi tráng, hào hùng.
c. Kết bài
- Nhận định tổng quát về đặc trưng của hình tượng nghệ thuật: chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính không thể tách rời, không mâu thuẫn mà luôn hòa nhập để tạo nên vẻ đẹp vừa lí tưởng, vừa hiện thực của hình tượng thơ.
- Nhận định tổng quát về đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp.
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Quang Dũng
- Tên thật: Bùi Đình Diệm (1921 - 1988).
- Quê hương: Phượng Trì - Đan Phượng - Hà Tây.
- Cuộc đời:
- Là người đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh…
- Được biết nhiều với tư cách là nhà thơ.
- Phong cách sáng tác: vừa hồn nhiên vừa tinh tế, lãng mạn và hào hoa.
- Sáng tác chính: Mây đầu ô (1968), Thơ văn Quang Dũng (1988).
b. Bài thơ Tây Tiến
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Trích tác phẩm“Mây đầu ô”.
- Viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến.
- Bố cục: 4 phần
- Nhan đề:
- Ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, năm 1975 khi in lại lấy tên là Tây Tiến.
2. Đoc - hiểu văn bản
a. Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
- Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ:
- Nỗi nhớ về đồng đội, núi rừng một cách da diết, mênh mông, sâu thẳm.
- Nỗi nhớ thường trực, bao trùm lên cả thiên nhiên lẫn con người.
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc:
- Một vùng đất xa xôi, hùng vĩ, bí hiểm với thiên nhiên hoang vắng, địa hình quanh co, hiểm trở
- Một xứ sở thơ mộng, trữ tình và ấm áp tình người:
- “Hoa về trong đêm hơi”, “cồn mây” ⇒ hình ảnh thơ mộng, huyền ảo.
- “Pha Luông nhà ai mưa xa khơi” ⇒ câu thơ toàn thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
- “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” ⇒ nghĩa tình quân dân ấm áp của người dân miền núi dành cho chiến sĩ Tây Tiến.
⇒ Khổ thơ giàu màu sắc hội họa và âm nhạc đã làm hiện lên một thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng miền Tây.
- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân:
- Người lính Tây Tiến chịu nhiều gian khổ, vất vả, hi sinh:
- Hình ảnh: “đoàn quân mỏi”, “anh bạn dãi dầu” ⇒ chặng đường hành quân gian khổ.
- Biện pháp nói giảm nói tránh + ẩn dụ: “không bước nữa”, “bỏ quên đời” ⇒ sự hi sinh quên mình của người lính.
- Người chiến sĩ trẻ trung, ngang tàng, lãng mạn, yêu đời:
- Có cái nhìn tinh nghịch, lạ lẫm.
- Xem thường cái chết.
- Tâm hồn lãng mạn, đầy tình cảm
⇒ Bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn xây dựng nên một hình ảnh chân thực và sinh động về người lính.
b. Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
- Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ.
- Vẻ đẹp bí ẩn của con người và cuộc sống ở miền Tây làm ngây ngất tâm hồn những chàng trai Tây Tiến, những con người hào hoa, yêu đời.
- Cảnh sông nước miền Tây một chiều sương giăng hư ảo.
⇒ Bút pháp gợi và ngôn ngữ giàu nhạc điệu đã làm nổi bật lên vẻ mĩ lệ, trữ tình của thiên nhiên và con người nơi núi rừng Tây Bắc.
c. Đoạn 3: Chân dung của người lính Tây Tiến
- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng:
- “Đoàn binh không mọc tóc” ⇒ hình ảnh dữ dội và mạnh mẽ của người lính Tây Tiến.
- “Dữ oai hùm” + Động từ “trừng” ⇒ vẻ ngoài oai hùng, lẫm liệt.
- Vẻ đẹp hào hoa:
- “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” ⇒ bút pháp lãng mạn, thể hiện một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, một cháy tim khát khao yêu đương của người lính Tây Tiến.
- Vẻ đẹp bi tráng:
- Chất bi thương:
- “Đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “áo bào thay chiếu” ⇒ khắc họa chân thực sự khốc liệt của chiến tranh, cho thấy sự hi sinh lớn lao của người lính.
- Chất hùng tráng:
- "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh": lí tưởng xả thân vì Tổ quốc, cống hiến tuổi xuân cho Tổ quốc;
- “Anh về đất”: coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, như một quy luật tự nhiên;
- "Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: âm hưởng dữ dội và hào hùng của thiên nhiên để đưa tiễn anh linh của những người lính Tây Tiến.
⇒ Sử dụng nhiều từ ngữ án Việt (“chiến trường”, “viễn xứ”, “biên cương”,…) tạo ra giọng điệu trang trọng thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.
d. Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.
- Hai câu đầu: nêu lên tinh thần quyết tâm của những người lính Tây Tiến “một đi không trở lại”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
- Hai câu cuối: lời thề sắt son ⇒ tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua.
⇒ Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng linh hồn của đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng.
Ví dụ:
Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng sáng tác.
- Giới thiệu khái quát về hình tượng nghệ thuật chủ đạo: người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng; đậm chất lãng mạn, hào hoa bay bổng, mang dấu ấn riếng của hồn thơ Quang Dũng.
b. Thân bài
- Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến thể hiện
- Ở sự hào hùng, mãnh liệt; ý chí chiến đấu quên mình, tâm hồn hào hoa, lãng mạn... giữa bao gian khổ - hi sinh.
- Họ “bi” mà không “lụy”, buồn đau mà hùng tráng, mất mát, hi sinh mà vẫn lạc quan...
- Người lính Tây Tiến phải chiến đấu và đối mặt với gian khổ hi sinh
- Các anh phải chiến đấu trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, hoang dại, bí hiểm, dữ dằn của núi cao, vực sâu, dốc thẳm; với mưa rừng, thác gầm, cọp dữ...
- Các anh phải chiến đấu giữa một thực tế chiến tranh tàn khốc, người lính có thể ngã xuống vì sốt rét, vì bệnh tật ; vì đói khổ, vì bom đạn...“
- Cái chết đồng hành với mỗi bước chân trên đường chiến trận.
- Giữa cuộc chiến tranh tàn khốc, người lính tây Tiến ngời sáng vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt; tâm hồn lãng mạn, hào hoa
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt
- Các anh bước vào cuộc chiến đấu khốc liệt với tư thế hiên ngang, bất chấp hiện thực nghiệt ngã
- Các anh luôn tiềm tàng một tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu quên mình
- Các anh hi sinh một cách thanh thản, xem cái chết nhẹ như lông hồng
- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa:
- Là những con người có tâm hồn lãng mạn, dễ cảm, xúc động và có cái nhìn tinh tế, mộng mơ.
- Cảm nhận được từng làn hương hoa đêm“Mường lát hoa về trong đêm hơi”, từng mùi thơm của “cơm lên khói”, “thơm nếp xôi”, . . .
- Cảm xúc thăng hoa đầy lãng mạn trong chiến tranh tàn khốc: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/Kìa em xiêm áo tự bao giờ”
- Cảm nhận được vẻ đẹp đây chất thơ của thiên nhiên, con người, cuộc sống miền Tây Tổ quốc:
- Vẻ đẹp bi tráng là đặc điểm chủ đạo và là điểm khác biệt giữa hình tượng người lính trong Tây Tiến so với hình tượng người lính trong các tác phẩm của thơ ca thời kì chống pháp.
- Thứ nhất: những người lính Tây Tiến hầu hết là những chàng trai trí thức đất Hà Thành - đất kinh kì, hoa lệ. Thuở ấy, họ ra đi với ý chí chiến đấu mạnh mẽ nhưng tâm hồn vẫn đậm chất lãng mạn, bay bổng. Viết về người lính của đất kinh kì đầy lãng mạn bằng một giọng điệu bi hùng và những hình ảnh có chất cổ điển, lí tưởng hóa như vậy là phù hợp.
- Thứ hai: xuất phát từ tâm hồn của chính chủ thể trữ tình: hồn thơ Quang Dũng. Một Quang Dũng đa tài, lãng mạn, hào hoa... đã tạo nên một Tây Tiến bi tráng, hào hùng.
c. Kết bài
- Nhận định tổng quát về đặc trưng của hình tượng nghệ thuật: chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính không thể tách rời, không mâu thuẫn mà luôn hòa nhập để tạo nên vẻ đẹp vừa lí tưởng, vừa hiện thực của hình tượng thơ.
- Nhận định tổng quát về đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ kháng chiến chống Pháp.