Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh


1. Rẽ nhánh

Ví dụ 1: Để giải phương trình bậc hai: ax2 +bx +c = 0 (a \(\neq\) 0 ) ta phải: Tính Delta = b*b - 4*a*c

- Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.

- Nếu Delta >= 0 thì phương trình có nghiệm.

Hoặc có thể nói: Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm, ngược lại phương trình có nghiệm.

Ta có mệnh đề sau:

- Nếu ... thì ...                                       (Dạng thiếu)

- Nếu ... thì ... nếu không thì ...                (Dạng đủ)

Cấu trúc này được gọi là cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ.

2. Câu lệnh if-then

Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạng mệnh đề thiếu và đủ nói ở trên, Pascal có hai dạng câu lệnh if-then:

a. Dạng thiếu 

Cú pháp: If < Điều kiện > then < Câu lệnh >;

Trong đó:

- Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.

- Câu lệnh: Là một câu lệnh của Pascal.

Sơ đồ:

Hình 1. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện, nếu điều kiện sai thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.

Ví dụ 2:

if Delta < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.');

b. Dạng đủ

Cú pháp:

If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 >

     else < Câu lệnh 2 >;

Trong đó:

- Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.

- Câu lệnh 1, câu lệnh 2: Là một câu lệnh của Pascal.

Sơ đồ:

Hình 2. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.

Chú ý 1: Trước từ khóa Else không có dấu chấm phẩy (;).

Ví dụ 3:

if a mod 3 = 0 then write('a chia het cho 3')

   else write('a khong chia het cho 3');

3. Câu lệnh ghép

Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:

Begin

< Các câu lệnh >;

End;

Chú ý 2: Sau END phải có dấu chấm phẩy (;)

Ví dụ 4:

 if D < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.')

       else

                       begin

                                       x1:= (-b – sqrt(b*b – 4*a*c))/(2*a);

                                       x2:= -b/a-x1

                       end;

4. Một số ví dụ

Ví dụ 5. Tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 , với a \(\neq\) 0.

Xây dựng ý tưởng:

- Nhập 3 số a,b,c.

- Tính: delta:=b*b-4*a*c.

- Nếu delta<0 thì pt vô nghiêm, ngược lại thì phương trình có nghiệm.

- Dùng câu lệnh if-then dạng đủ.

Xác định bài toán:

- Input: Các hệ số a, b, c nhập từ bàn phím.

- Output: Đưa ra màn hình các nghiệm thực hoặc thông báo "Phuong trinh vo nghiem".

program Giai_PTB2;

uses crt;

var a,b,c: real;

       D, x1, x2: real;

begin

       clrscr;

       write(' a, b, c: ');

       readln(a, b, c);

       D:= b*b – 4*a*c;

       if D < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.')

                       else

                       begin

                                       x1:= (-b – sqrt(D))/(2*a);

                                       x2:= -b/a – x1;

                                       writeln(' x1 = ', x1: 8:3,' x2 = ', x2:8:3);

                       end;

       readln

end.

Ví dụ 6:

Tìm số ngày của năm N, biết rằng năm nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100. Ví dụ, các năm 2000, 2004 là năm nhuận và có số ngày là 366, các năm 1900, 1945 không phải là năm nhuận và có số ngày là 365.

Hướng dẫn:

- Trong biểu thức điều kiện ta sử dụng các phép toán logic như là or, and để gộp các điều kiện lại với nhau.

- Dùng cấu trúc dạng đủ để lập trình cho bài toán trên.

- Biểu thức điều kiện: ((N mod 400 = 0) or (N mod 4 = 0) and (N mod 100<>0))

Xác định bài toán:

- Input: N nhập từ bàn phím.

- Output: Đưa số ngày của năm N ra màn hình.

program Nam_nhuan;

uses crt;

var N, SN: integer;

begin

       clrscr;

       write('Nam: '); readln(N);

       if (N mod 400 = 0)or((N mod 4 = 0)and( N mod 100 <> 0))

                       then SN:= 366 else SN:= 365;

       writeln(' So ngay cua nam ', N,' la ', SN);

       readln

end. 

1. Rẽ nhánh

Ví dụ 1: Để giải phương trình bậc hai: ax2 +bx +c = 0 (a \(\neq\) 0 ) ta phải: Tính Delta = b*b - 4*a*c

- Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.

- Nếu Delta >= 0 thì phương trình có nghiệm.

Hoặc có thể nói: Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm, ngược lại phương trình có nghiệm.

Ta có mệnh đề sau:

- Nếu ... thì ...                                       (Dạng thiếu)

- Nếu ... thì ... nếu không thì ...                (Dạng đủ)

Cấu trúc này được gọi là cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ.

2. Câu lệnh if-then

Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạng mệnh đề thiếu và đủ nói ở trên, Pascal có hai dạng câu lệnh if-then:

a. Dạng thiếu 

Cú pháp: If < Điều kiện > then < Câu lệnh >;

Trong đó:

- Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.

- Câu lệnh: Là một câu lệnh của Pascal.

Sơ đồ:

Hình 1. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện, nếu điều kiện sai thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.

Ví dụ 2:

if Delta < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.');

b. Dạng đủ

Cú pháp:

If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 >

     else < Câu lệnh 2 >;

Trong đó:

- Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.

- Câu lệnh 1, câu lệnh 2: Là một câu lệnh của Pascal.

Sơ đồ:

Hình 2. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.

Chú ý 1: Trước từ khóa Else không có dấu chấm phẩy (;).

Ví dụ 3:

if a mod 3 = 0 then write('a chia het cho 3')

   else write('a khong chia het cho 3');

3. Câu lệnh ghép

Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:

Begin

< Các câu lệnh >;

End;

Chú ý 2: Sau END phải có dấu chấm phẩy (;)

Ví dụ 4:

 if D < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.')

       else

                       begin

                                       x1:= (-b – sqrt(b*b – 4*a*c))/(2*a);

                                       x2:= -b/a-x1

                       end;

4. Một số ví dụ

Ví dụ 5. Tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 , với a \(\neq\) 0.

Xây dựng ý tưởng:

- Nhập 3 số a,b,c.

- Tính: delta:=b*b-4*a*c.

- Nếu delta<0 thì pt vô nghiêm, ngược lại thì phương trình có nghiệm.

- Dùng câu lệnh if-then dạng đủ.

Xác định bài toán:

- Input: Các hệ số a, b, c nhập từ bàn phím.

- Output: Đưa ra màn hình các nghiệm thực hoặc thông báo "Phuong trinh vo nghiem".

program Giai_PTB2;

uses crt;

var a,b,c: real;

       D, x1, x2: real;

begin

       clrscr;

       write(' a, b, c: ');

       readln(a, b, c);

       D:= b*b – 4*a*c;

       if D < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.')

                       else

                       begin

                                       x1:= (-b – sqrt(D))/(2*a);

                                       x2:= -b/a – x1;

                                       writeln(' x1 = ', x1: 8:3,' x2 = ', x2:8:3);

                       end;

       readln

end.

Ví dụ 6:

Tìm số ngày của năm N, biết rằng năm nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100. Ví dụ, các năm 2000, 2004 là năm nhuận và có số ngày là 366, các năm 1900, 1945 không phải là năm nhuận và có số ngày là 365.

Hướng dẫn:

- Trong biểu thức điều kiện ta sử dụng các phép toán logic như là or, and để gộp các điều kiện lại với nhau.

- Dùng cấu trúc dạng đủ để lập trình cho bài toán trên.

- Biểu thức điều kiện: ((N mod 400 = 0) or (N mod 4 = 0) and (N mod 100<>0))

Xác định bài toán:

- Input: N nhập từ bàn phím.

- Output: Đưa số ngày của năm N ra màn hình.

program Nam_nhuan;

uses crt;

var N, SN: integer;

begin

       clrscr;

       write('Nam: '); readln(N);

       if (N mod 400 = 0)or((N mod 4 = 0)and( N mod 100 <> 0))

                       then SN:= 366 else SN:= 365;

       writeln(' So ngay cua nam ', N,' la ', SN);

       readln

end. 

Bài học tiếp theo

Bài 10: Cấu trúc lặp
Bài tập và thực hành 2

Bài học bổ sung