Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003


Video bài giảng

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Cô-phi An-nan 

  • Cô-phi An-nan sinh ngày 8-4-1938 tại Ga-na (Châu Phi).
  • Năm 1997: Ông là người thứ bảy và là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc.
  • Ông đảm nhiệm chức vụ này hai nhiệm kì, từ tháng 1-1997 đến tháng 1-2007.
  • Năm 2001, tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân Tổng thư kí Cô-phi An-nan được trao giải thưởng Nô-ben Hòa bình.
  • Hoạt động:
    • Ra lời kêu gọi hành động 5 điều về đấu tranh chống lại đại dịch HIV/AIDS.
    • Thành lập quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu.

b. Văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003

- Hoàn cảnh ra đời:

  • Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003, khi dịch HIV/AIDS hoành hành, có ít dấu hiệu suy giảm.

- Thể loại:

  • Văn bản nhật dụng: đề cập hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước con người trong cuộc sống hàng ngày.

- Bố cục: bài văn chia làm 3 đoạn.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Cơ sở của bản thông điệp

  • Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001
  • Nhắc lại Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của các quốc gia đó.

b. Tình hình thực tế và nhiệm vụ phòng chống AIDS

Điểm lại tình hình thực hiện phòng chống AIDS đã qua:

  • Đưa ra một số kết quả đạt được:
    • Ngân sách cho phòng chống AIDS tăng lên đáng kể
    • Quỹ toàn cầu cho phòng chống AIDS đã được thông qua
    • Các quốc gia đã xây dựng chiến lược phòng chống AIDS.
    • Ngày càng nhiều công ty áp dụng chính sách phòng chống AIDS tại nơi làm việc
    • Các nhóm từ thiện luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS và có các hoạt động tích cực, phối hợp
  • Những vấn đề còn tồn tại:
    • Đại dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong cao
    • Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV
    • Tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
    • Đại dịch này đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ.
    • Lan rộng đến cả các khu vực trước đây hầu như an toàn.
  • Cách trình bày vấn đề:
    • Rõ ràng, khoa học có sức thuyết phục cao.
    • Trình bày trên cả 3 phương diện của cuộc chiến: thống nhất cam kết, hoạt động thực tế và kết quả đạt được.
    • Lập luận, đánh giá, bình luận theo phương pháp lật lại vấn đề.
    • Dẫn chứng cụ thể sinh động, đáng tin cậy.

→ Tác giả điểm lại tình hình một cách trung thực, đáng tin cậy và làm cơ sở cho kiến nghị sẽ nêu.

Nhiệm vụ cần đặt ra:

  • Phải nỗ lực thực hiện cam kết bằng những nguồn lực và hành động cần thiết.
  • Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng.
  • Phải công khai lên tiếng về AIDS.
  • Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
  • Đừng để ai có ảo tưởng rằng có thể bảo vệ được chính mình.
  • Không được im lặng, phải có hành động chống lại đại dịch này.

c.  Lời kêu gọi phòng chống AIDS

  • Hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS.
  • Hãy giật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử.
  • Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn.

→ Chúng ta hãy tránh xa AIDS!


Ví dụ:

Từ lời kêu gọi “hãy giật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS” của Cô-phi An-nan trong "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003", hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thái độ đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề: Trước những người bị nhiễm HIV/AIDS con người có những thái độ đối xử khác nhau.

b. Thân bài

- Vài nét về căn bệnh HIV/AIDS

  • HIV/AIDS là gì?
  • Tính chất nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS?

- Bàn luận (bình luận, phân tích, chứng minh) về thái độ đổi xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.     

Thái độ tích cực và tác dụng của nó:

  • Nhìn chung nhà nước và toàn thể cộng đồng đã có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề đại dịch HIV và với những người mắc phải căn bệnh này.
    • Nhiều tổ chức, nhiều cơ quan, nhiều cá nhân đã nỗ lực tham gia “cuộc chiến” chống lại hiểm hoạ chung.
    • Đã có những trung tâm tư vấn, điều trị miễn phí...
    • Nhiều cá nhân công khai căn bệnh của mình trước cộng đồng...
    • Nhiều cá nhân tình nguyện chăm sóc cho những người bệnh nặng không nơi nương tựa...
  • Những thái độ đó có tác dụng:
    • Giúp mọi người có hiểu biết về bệnh HIV, biết cách phòng tránh...
    • Người mắc bệnh có ý chí, nghị lực để chữa bệnh, hạn chế sự lây lan ..

Thái độ tiêu cực và tác hại của nó:

  • Thực tế, vẫn còn sự kì thị, phân biệt đối xử với những người bị bệnh.
    • Nhiều khi họ bị đồng nhất với các đối tượng có vấn đề trong xã hội (như người nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm, người có lối sông buông thả).
    • Nhiều người bệnh bị chính người thân, gia đình mình xa cánh, thậm chí khinh miệt của mọi người xung quanh…
  •  Điều này gây nên những tác hại khôn lường:
    • phần đông người mắc bệnh giấu diếm,
    • không dám công khai chữa trị,
    • nhiều người rơi vào tâm trạng tuyệt vọng phẫn uất…

→ Vì thế bệnh có thể lây lan khó kiểm soát...

c. Kết bài:

  • Rút ra bài học nhận thức và hành động:
    • Phê phán thái độ kì thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    • Cần có thái độ sống có trách nhiệm, tích cực và nhân đạo trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS nói riêng và trong các vấn đề thiết thân của thực tế đời sống nói chung.
    • Phấn đấu học tập, rèn luyện để có sức khỏe, có lối sống lành mạnh...

 

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Cô-phi An-nan 

  • Cô-phi An-nan sinh ngày 8-4-1938 tại Ga-na (Châu Phi).
  • Năm 1997: Ông là người thứ bảy và là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc.
  • Ông đảm nhiệm chức vụ này hai nhiệm kì, từ tháng 1-1997 đến tháng 1-2007.
  • Năm 2001, tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân Tổng thư kí Cô-phi An-nan được trao giải thưởng Nô-ben Hòa bình.
  • Hoạt động:
    • Ra lời kêu gọi hành động 5 điều về đấu tranh chống lại đại dịch HIV/AIDS.
    • Thành lập quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu.

b. Văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003

- Hoàn cảnh ra đời:

  • Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003, khi dịch HIV/AIDS hoành hành, có ít dấu hiệu suy giảm.

- Thể loại:

  • Văn bản nhật dụng: đề cập hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước con người trong cuộc sống hàng ngày.

- Bố cục: bài văn chia làm 3 đoạn.

2. Đọc - hiểu văn bản

a. Cơ sở của bản thông điệp

  • Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001
  • Nhắc lại Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của các quốc gia đó.

b. Tình hình thực tế và nhiệm vụ phòng chống AIDS

Điểm lại tình hình thực hiện phòng chống AIDS đã qua:

  • Đưa ra một số kết quả đạt được:
    • Ngân sách cho phòng chống AIDS tăng lên đáng kể
    • Quỹ toàn cầu cho phòng chống AIDS đã được thông qua
    • Các quốc gia đã xây dựng chiến lược phòng chống AIDS.
    • Ngày càng nhiều công ty áp dụng chính sách phòng chống AIDS tại nơi làm việc
    • Các nhóm từ thiện luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS và có các hoạt động tích cực, phối hợp
  • Những vấn đề còn tồn tại:
    • Đại dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong cao
    • Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV
    • Tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
    • Đại dịch này đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ.
    • Lan rộng đến cả các khu vực trước đây hầu như an toàn.
  • Cách trình bày vấn đề:
    • Rõ ràng, khoa học có sức thuyết phục cao.
    • Trình bày trên cả 3 phương diện của cuộc chiến: thống nhất cam kết, hoạt động thực tế và kết quả đạt được.
    • Lập luận, đánh giá, bình luận theo phương pháp lật lại vấn đề.
    • Dẫn chứng cụ thể sinh động, đáng tin cậy.

→ Tác giả điểm lại tình hình một cách trung thực, đáng tin cậy và làm cơ sở cho kiến nghị sẽ nêu.

Nhiệm vụ cần đặt ra:

  • Phải nỗ lực thực hiện cam kết bằng những nguồn lực và hành động cần thiết.
  • Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng.
  • Phải công khai lên tiếng về AIDS.
  • Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS.
  • Đừng để ai có ảo tưởng rằng có thể bảo vệ được chính mình.
  • Không được im lặng, phải có hành động chống lại đại dịch này.

c.  Lời kêu gọi phòng chống AIDS

  • Hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS.
  • Hãy giật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử.
  • Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn.

→ Chúng ta hãy tránh xa AIDS!


Ví dụ:

Từ lời kêu gọi “hãy giật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS” của Cô-phi An-nan trong "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003", hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thái độ đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề: Trước những người bị nhiễm HIV/AIDS con người có những thái độ đối xử khác nhau.

b. Thân bài

- Vài nét về căn bệnh HIV/AIDS

  • HIV/AIDS là gì?
  • Tính chất nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS?

- Bàn luận (bình luận, phân tích, chứng minh) về thái độ đổi xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay.     

Thái độ tích cực và tác dụng của nó:

  • Nhìn chung nhà nước và toàn thể cộng đồng đã có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề đại dịch HIV và với những người mắc phải căn bệnh này.
    • Nhiều tổ chức, nhiều cơ quan, nhiều cá nhân đã nỗ lực tham gia “cuộc chiến” chống lại hiểm hoạ chung.
    • Đã có những trung tâm tư vấn, điều trị miễn phí...
    • Nhiều cá nhân công khai căn bệnh của mình trước cộng đồng...
    • Nhiều cá nhân tình nguyện chăm sóc cho những người bệnh nặng không nơi nương tựa...
  • Những thái độ đó có tác dụng:
    • Giúp mọi người có hiểu biết về bệnh HIV, biết cách phòng tránh...
    • Người mắc bệnh có ý chí, nghị lực để chữa bệnh, hạn chế sự lây lan ..

Thái độ tiêu cực và tác hại của nó:

  • Thực tế, vẫn còn sự kì thị, phân biệt đối xử với những người bị bệnh.
    • Nhiều khi họ bị đồng nhất với các đối tượng có vấn đề trong xã hội (như người nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm, người có lối sông buông thả).
    • Nhiều người bệnh bị chính người thân, gia đình mình xa cánh, thậm chí khinh miệt của mọi người xung quanh…
  •  Điều này gây nên những tác hại khôn lường:
    • phần đông người mắc bệnh giấu diếm,
    • không dám công khai chữa trị,
    • nhiều người rơi vào tâm trạng tuyệt vọng phẫn uất…

→ Vì thế bệnh có thể lây lan khó kiểm soát...

c. Kết bài:

  • Rút ra bài học nhận thức và hành động:
    • Phê phán thái độ kì thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    • Cần có thái độ sống có trách nhiệm, tích cực và nhân đạo trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS nói riêng và trong các vấn đề thiết thân của thực tế đời sống nói chung.
    • Phấn đấu học tập, rèn luyện để có sức khỏe, có lối sống lành mạnh...

 

Bài học bổ sung