Thao tác lập luận bác bỏ


1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

a. Khái niệm

  • Bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe

b. Mục đích

  • Bác bỏ những quan điểm, những ý kiến không đúng, bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn
  • Giúp văn nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục

c. Yêu cầu

  • Cần nắm chắc sai lầm của người khác
  • Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng có chừng mực phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận

2. Cách bác bỏ

a. Tìm hiểu ngữ liệu 

Ngữ liệu 1

  • Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ cách lập luận thiếu khoa học, suy diễn, chủ quan của người viết khi cho rằng "Nguyễn Du là con bệnh thần kinh"
  • Phân tích:
    • Tác giả chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ của ông Nguyễn Bách Khoa khi giảng giải, phân tích lời nói và những câu thơ của Nguyễn Du
    • Nghệ thuật bác bỏ: So sánh với những thi sĩ nước ngoài từng có trí tưởng tượng như Nguyễn Du
    • Cách diễn đạt: phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

Ngữ liệu 2

  •  Tác giả bác bỏ luận cứ lệch "Nhiều đồng bào... nghèo nàn"
  • Cách bác bỏ:
    • Tác giả vừa trực tiếp phê phán: Thái độ từ bỏ tiếng mẹ đẻ bắt nguồn từ nhiều căn cứ trong đó việc than phiền tiếng nước mình nghèo chỉ là một căn cứ. Từ đó phê phán "Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả"
    • Vừa phân tích bằng lí lẽ và dẫn chứng rồi truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch "Phải qui lỗi...của con người" để bác bỏ

Ngữ liệu 3

  • Ông Nguyễn Khắc Viện đã nêu luận điểm không đúng đắn "Tôi hút, tôi bênh, mặc tôi"
  • Cách bác bỏ: Nêu dẫn chứng cụ thể và phân tích rõ tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá

b. Cách bác bỏ

  • Các cách bác bỏ thông dụng:
    • Bác bỏ luận điểm
    • Bác bỏ luận cứ
    • Bác bỏ cách lập luận
  • Khi bác bỏ cần nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, cách lập luận
  • Cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực

Ví dụ:

Đề: Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận dưới đây:

a. "Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ, cho nên tôi không học ngoại ngữ."

b. "Nếu hoạt động thể thao quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến học tập, còn nếu hoạt động thể thao quá ít lại ảnh hưởng không tốt đến thân thể. Như vậy nói chung là hoạt động thể thao quá nhiều hay quá ít đều không tốt đối với học tập và với thân thể."

Gợi ý làm bài:

- Lỗi sai trong các lập luận trên:

a. Lập luận sai, bởi: Đối tượng cần học ngoại ngữ không phải chỉ là người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ mà rộng hơn rất nhiều

b. Lập luận sai, bởi: Câu khái quát bỏ sót tính chất giả định (nếu) và tính điều kiện (nếu...thì) của từng vế cụ thể

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

a. Khái niệm

  • Bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe

b. Mục đích

  • Bác bỏ những quan điểm, những ý kiến không đúng, bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn
  • Giúp văn nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục

c. Yêu cầu

  • Cần nắm chắc sai lầm của người khác
  • Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng có chừng mực phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận

2. Cách bác bỏ

a. Tìm hiểu ngữ liệu 

Ngữ liệu 1

  • Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ cách lập luận thiếu khoa học, suy diễn, chủ quan của người viết khi cho rằng "Nguyễn Du là con bệnh thần kinh"
  • Phân tích:
    • Tác giả chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ của ông Nguyễn Bách Khoa khi giảng giải, phân tích lời nói và những câu thơ của Nguyễn Du
    • Nghệ thuật bác bỏ: So sánh với những thi sĩ nước ngoài từng có trí tưởng tượng như Nguyễn Du
    • Cách diễn đạt: phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

Ngữ liệu 2

  •  Tác giả bác bỏ luận cứ lệch "Nhiều đồng bào... nghèo nàn"
  • Cách bác bỏ:
    • Tác giả vừa trực tiếp phê phán: Thái độ từ bỏ tiếng mẹ đẻ bắt nguồn từ nhiều căn cứ trong đó việc than phiền tiếng nước mình nghèo chỉ là một căn cứ. Từ đó phê phán "Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả"
    • Vừa phân tích bằng lí lẽ và dẫn chứng rồi truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch "Phải qui lỗi...của con người" để bác bỏ

Ngữ liệu 3

  • Ông Nguyễn Khắc Viện đã nêu luận điểm không đúng đắn "Tôi hút, tôi bênh, mặc tôi"
  • Cách bác bỏ: Nêu dẫn chứng cụ thể và phân tích rõ tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá

b. Cách bác bỏ

  • Các cách bác bỏ thông dụng:
    • Bác bỏ luận điểm
    • Bác bỏ luận cứ
    • Bác bỏ cách lập luận
  • Khi bác bỏ cần nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, cách lập luận
  • Cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực

Ví dụ:

Đề: Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận dưới đây:

a. "Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ, cho nên tôi không học ngoại ngữ."

b. "Nếu hoạt động thể thao quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến học tập, còn nếu hoạt động thể thao quá ít lại ảnh hưởng không tốt đến thân thể. Như vậy nói chung là hoạt động thể thao quá nhiều hay quá ít đều không tốt đối với học tập và với thân thể."

Gợi ý làm bài:

- Lỗi sai trong các lập luận trên:

a. Lập luận sai, bởi: Đối tượng cần học ngoại ngữ không phải chỉ là người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ mà rộng hơn rất nhiều

b. Lập luận sai, bởi: Câu khái quát bỏ sót tính chất giả định (nếu) và tính điều kiện (nếu...thì) của từng vế cụ thể

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung

Từ khóa phổ biến