Nghĩa của câu (tiếp theo)


1. Nghĩa tình thái

  • Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu

  • Khẳng định tính chân thực của sự việc
  • Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp
  • Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc
  • Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
  • Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc

b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe: Thông qua các từ ngữ xưng hô, từ cảm thán,...

  • Tình cảm chân thật, gần gũi
  • Thái độ bực tức, hách dịch
  • Thái độ kính cẩn

Ví dụ:

Đề: Đọc các câu sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

"Kể ra nếu đem những chương giảng dẫn như thế vào một cuốn sách phê bình văn chương, thì cũng vô li thực" (Trích - Hoài vọng của lí trí)

"Trường hợp ngược lại, nếu đam mê được chọn trước tiên băng tình, đam mê ấy có nguy cơ sa lầy" (Trích - Đam mê)

"Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy" (Trích - Một thời đại trong thi ca)

"Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?" (Trích - Chí Phèo)

"Giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết" (Trích - Chí Phèo)

"Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao" (Trích - Đam mê)

a. Các từ ngữ in đậm diễn đạt loại nghĩa tình thái gì?

b. Thay nếu trong hai câu đầu bằng giá thì câu văn có chấp nhận được không?

c. Thay giá  trong hai câu giữa bằng nếu thì nghĩa của câu có khác biệt ra sao?

d. Thay giá thử/ giá như trong hai câu cuối bằng nếu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Gợi ý làm bài:

a. Các từ ngữ in đậm đều chỉ giả thiết hay điều kiện, nên đều thuộc loại nghĩa tình thái chưa xảy ra

b. Trong hai câu đầu, thay nếu bằng giá là chuyện không chấp nhận được vì:

  • Nếu chỉ là điều kiện đơn thuần trong khi giá chỉ điều kiện trái ngược với sự việc đã xảy ra.
  • Giá thể hiện sự ao ước, vì vậy không ai lại ao ước xảy ra việc đưa những chương giảng dẫn vô lí vào trong một cuốn sách phê bình văn chương, hay lựa chọn đam mê thế nào để đam mê ấy có nguy cơ sa lầy.

c. Thay giá  trong hai câu giữa bằng nếu thì nghĩa của câu có khác biệt:

  • Làm mất đi hàm ý trái ngược với sự việc đã xảy ra
  • Mất đi nét nghĩa chỉ sự ao ước

d. Thay giá thử/ giá như trong hai câu cuối bằng nếu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi:

  • Giá thử/ giá như  nêu một giả thiết trái ngược với sự việc đã xảy ra nhưng khác với giá ở chỗ không có hàm ý ao ước
  • Vì vậy, nếu thay giá thử/ giá như  bằng nếu thì sẽ làm cho câu văn mất đi hàm ý giả thiết trái ngược với sự việc xảy ra.

1. Nghĩa tình thái

  • Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu

  • Khẳng định tính chân thực của sự việc
  • Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp
  • Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc
  • Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
  • Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc

b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe: Thông qua các từ ngữ xưng hô, từ cảm thán,...

  • Tình cảm chân thật, gần gũi
  • Thái độ bực tức, hách dịch
  • Thái độ kính cẩn

Ví dụ:

Đề: Đọc các câu sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

"Kể ra nếu đem những chương giảng dẫn như thế vào một cuốn sách phê bình văn chương, thì cũng vô li thực" (Trích - Hoài vọng của lí trí)

"Trường hợp ngược lại, nếu đam mê được chọn trước tiên băng tình, đam mê ấy có nguy cơ sa lầy" (Trích - Đam mê)

"Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy" (Trích - Một thời đại trong thi ca)

"Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?" (Trích - Chí Phèo)

"Giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết" (Trích - Chí Phèo)

"Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao" (Trích - Đam mê)

a. Các từ ngữ in đậm diễn đạt loại nghĩa tình thái gì?

b. Thay nếu trong hai câu đầu bằng giá thì câu văn có chấp nhận được không?

c. Thay giá  trong hai câu giữa bằng nếu thì nghĩa của câu có khác biệt ra sao?

d. Thay giá thử/ giá như trong hai câu cuối bằng nếu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Gợi ý làm bài:

a. Các từ ngữ in đậm đều chỉ giả thiết hay điều kiện, nên đều thuộc loại nghĩa tình thái chưa xảy ra

b. Trong hai câu đầu, thay nếu bằng giá là chuyện không chấp nhận được vì:

  • Nếu chỉ là điều kiện đơn thuần trong khi giá chỉ điều kiện trái ngược với sự việc đã xảy ra.
  • Giá thể hiện sự ao ước, vì vậy không ai lại ao ước xảy ra việc đưa những chương giảng dẫn vô lí vào trong một cuốn sách phê bình văn chương, hay lựa chọn đam mê thế nào để đam mê ấy có nguy cơ sa lầy.

c. Thay giá  trong hai câu giữa bằng nếu thì nghĩa của câu có khác biệt:

  • Làm mất đi hàm ý trái ngược với sự việc đã xảy ra
  • Mất đi nét nghĩa chỉ sự ao ước

d. Thay giá thử/ giá như trong hai câu cuối bằng nếu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi:

  • Giá thử/ giá như  nêu một giả thiết trái ngược với sự việc đã xảy ra nhưng khác với giá ở chỗ không có hàm ý ao ước
  • Vì vậy, nếu thay giá thử/ giá như  bằng nếu thì sẽ làm cho câu văn mất đi hàm ý giả thiết trái ngược với sự việc xảy ra.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung

Từ khóa phổ biến