Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học


1. Hướng dẫn chung

Xem lại các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; Thao tác lập luận phân tích; Thao tác lập luận so sánh

  • Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận:
    • Khái niệm
    • Các bước tiến hành
    • Lập dàn ý
  • Thao tác lập luận phân tích:
    • Khái niệm
    • Yêu cầu
    • Cách thực hiện
  • Thao tác lập luận so sánh:
    • Khái niệm
    • Mục đích
    • Yêu cầu
    • Cách thức

2. Gợi ý một số đề bài

Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Đề 4: Cảm nhận của anh chị về cảm hứng thiên nhiên của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

Đề 5: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn miêu tả "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ở cuối truyện?

3. Gợi ý cách làm bài

Đề 4:

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn đã thể hiện khá rõ cảm hứng về thiên nhiên
  • Tác giả đã miêu tả khá thành công nhiều bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đầy gợi cảm.
    • Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc của mùa hạ lúc chiều tà:"Tiếng trống thu không...."; "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..."
    • Không khí êm đềm, tĩnh lặng khi đêm xuống ở làng quê: "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát"
  • Thiên nhiên và con người trong truyện luôn được khắc họa trong sự hòa hợp với nhau. Hai đứa trẻ có thể phát hiện tinh tế những biến thái của trời đất, cây cỏ: "An và Liên ngước mắt nhìn lên các vì sao để tìm sôn Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông", "Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu"...
  • Qua cảm hứng về thiên nhiên, Thạch Lam đã tạo nên sự đặc sắc của riêng thiên truyện này đồng thời ít nhiều gợi được ở người đọc những tình cảm đối với quê hương xứ xở.

Đề 5:

  • Đoạn cho chữ ở cuối truyện có thể xem là đoạn văn kết tinh nghệ thuật của tác phẩm "Chữ người tử tù"
  • Qua đoạn văn này: Hình ảnh Huấn Cao càng trở nên uy nghi lẫm liệt, giữa "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Ở đây thủ pháp đối lập được sử dụng một cách triệt để và đã mang lại hiệu quả to lớn. 
    • Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật với mực thơm, lụa trắng,.... nhưng trong tác phẩm công việc thanh cao này lại được diễn ra "trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián"
    • Sự đối lập kì vĩ của người tử tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng" chỉ sáng mai sẽ bị giải về kinh chịu án tử hình đang ung dung phóng bút tô vẽ những nét chữ tài hoa trên tấm lụa bạch như một nghệ sĩ hoàn toàn tự do, tự tại. >< hình ảnh thầy thơ lại "run run bưng chậu mực" và hình ảnh viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ", rồi "vái người tử rù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh"
  • Giữa chốn ngục tù bạo tàn, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị, làm chủ mà chính người tù bị gông xiềng đang làm chủ. Đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao thượng đối với cái xấu xa, thấp hèn

Ví dụ:

Đề: Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Gợi ý làm bài:

Các em có thể tham khảo những ý dưới đây:

  • Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên là: Bi kịch bị từ chối (bị cự tuyệt) quyền làm người.
  • Bi kịch này kéo dài cả cuộc đời Chí Phèo ngay từ khi sinh ra đến khi kết thúc số phận với nhiều giai đoạn
    • Thời ấu thơ: Bị bỏ rơi rồi thành món hàng chuyền tay của dân làng; từng là tá điền sống kiếp trâu ngựa trong nhà Bá Kiến
    • Bị nhà Bá Kiến đảy vô tù; sau khi ra tù, dần trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, tay sai cho Bá Kiến, bị cả làng xa lánh, ghét bỏ.
    • Sau đó lại bị Thị Nở cự tuyệt và đỉnh điểm kết thúc ở hành động vác dao đi đòi lương thiện - giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình
  • Bá kiến là nguyên nhân trực tiếp, xâu xa dẫn đến những bi kịch đau đớn, nhất là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bên cạnh đó, sự vô cảm của người dân làng Vũ Đại cũng là đã góp phần dẫn đến cái chết của Chí Phèo
  • Nhận xét:
    • Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đã góp phần làm nên tính chất điển hình cho nhân vật 
    • Bi kịch cho thấy, nỗi đau lớn nhất của Chí Phèo là nỗi đau của một con người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt không cho làm người chứ không phải là nỗi đau đói cơm rách áo, không nhà cửa, không nơi nương tựa
    • Góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

1. Hướng dẫn chung

Xem lại các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; Thao tác lập luận phân tích; Thao tác lập luận so sánh

  • Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận:
    • Khái niệm
    • Các bước tiến hành
    • Lập dàn ý
  • Thao tác lập luận phân tích:
    • Khái niệm
    • Yêu cầu
    • Cách thực hiện
  • Thao tác lập luận so sánh:
    • Khái niệm
    • Mục đích
    • Yêu cầu
    • Cách thức

2. Gợi ý một số đề bài

Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Đề 4: Cảm nhận của anh chị về cảm hứng thiên nhiên của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

Đề 5: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn miêu tả "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ở cuối truyện?

3. Gợi ý cách làm bài

Đề 4:

  • Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn đã thể hiện khá rõ cảm hứng về thiên nhiên
  • Tác giả đã miêu tả khá thành công nhiều bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đầy gợi cảm.
    • Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc của mùa hạ lúc chiều tà:"Tiếng trống thu không...."; "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..."
    • Không khí êm đềm, tĩnh lặng khi đêm xuống ở làng quê: "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát"
  • Thiên nhiên và con người trong truyện luôn được khắc họa trong sự hòa hợp với nhau. Hai đứa trẻ có thể phát hiện tinh tế những biến thái của trời đất, cây cỏ: "An và Liên ngước mắt nhìn lên các vì sao để tìm sôn Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông", "Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu"...
  • Qua cảm hứng về thiên nhiên, Thạch Lam đã tạo nên sự đặc sắc của riêng thiên truyện này đồng thời ít nhiều gợi được ở người đọc những tình cảm đối với quê hương xứ xở.

Đề 5:

  • Đoạn cho chữ ở cuối truyện có thể xem là đoạn văn kết tinh nghệ thuật của tác phẩm "Chữ người tử tù"
  • Qua đoạn văn này: Hình ảnh Huấn Cao càng trở nên uy nghi lẫm liệt, giữa "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Ở đây thủ pháp đối lập được sử dụng một cách triệt để và đã mang lại hiệu quả to lớn. 
    • Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật với mực thơm, lụa trắng,.... nhưng trong tác phẩm công việc thanh cao này lại được diễn ra "trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián"
    • Sự đối lập kì vĩ của người tử tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng" chỉ sáng mai sẽ bị giải về kinh chịu án tử hình đang ung dung phóng bút tô vẽ những nét chữ tài hoa trên tấm lụa bạch như một nghệ sĩ hoàn toàn tự do, tự tại. >< hình ảnh thầy thơ lại "run run bưng chậu mực" và hình ảnh viên quản ngục "khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ", rồi "vái người tử rù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh"
  • Giữa chốn ngục tù bạo tàn, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị, làm chủ mà chính người tù bị gông xiềng đang làm chủ. Đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao thượng đối với cái xấu xa, thấp hèn

Ví dụ:

Đề: Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Gợi ý làm bài:

Các em có thể tham khảo những ý dưới đây:

  • Bi kịch lớn nhất của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên là: Bi kịch bị từ chối (bị cự tuyệt) quyền làm người.
  • Bi kịch này kéo dài cả cuộc đời Chí Phèo ngay từ khi sinh ra đến khi kết thúc số phận với nhiều giai đoạn
    • Thời ấu thơ: Bị bỏ rơi rồi thành món hàng chuyền tay của dân làng; từng là tá điền sống kiếp trâu ngựa trong nhà Bá Kiến
    • Bị nhà Bá Kiến đảy vô tù; sau khi ra tù, dần trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, tay sai cho Bá Kiến, bị cả làng xa lánh, ghét bỏ.
    • Sau đó lại bị Thị Nở cự tuyệt và đỉnh điểm kết thúc ở hành động vác dao đi đòi lương thiện - giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình
  • Bá kiến là nguyên nhân trực tiếp, xâu xa dẫn đến những bi kịch đau đớn, nhất là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Bên cạnh đó, sự vô cảm của người dân làng Vũ Đại cũng là đã góp phần dẫn đến cái chết của Chí Phèo
  • Nhận xét:
    • Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đã góp phần làm nên tính chất điển hình cho nhân vật 
    • Bi kịch cho thấy, nỗi đau lớn nhất của Chí Phèo là nỗi đau của một con người bị tàn phá về thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt không cho làm người chứ không phải là nỗi đau đói cơm rách áo, không nhà cửa, không nơi nương tựa
    • Góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

Bài học tiếp theo

Bài học bổ sung