Bài cúng tất niên trường học
Bài cúng tất niên cuối năm trường học giúp các thầy cô có thể chuẩn bị lễ cúng tất niên đầy đủ tại cơ quan, trường học nhằm cảm tạ một năm 2022 đã qua và chào đón 2023 với những mục tiêu mới.
- Dự báo thời tiết Tết 2023
- Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2023 cho học sinh, giáo viên toàn quốc
- Kịch bản tổ chức tiệc Tất niên cuối năm 2022
1. Ý nghĩa lễ Tất niên
Tất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết (cũng có nhà cúng sớm hơn). Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau tổ chức tiệc mừng, văn nghệ để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết.
2. Lễ vật cúng Tất niên cuối năm
Đối với mâm cúng Tất niên ở trường học không cần quá cầu kỳ. Nhưng không thể thiếu các vật phẩm quan trọng như hoa tươi, trái cây, hương đèn, rượu trà,… Hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời. Mâm ngũ quả để cúng tất niên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, màu sắc đẹp mắt vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa trưng cũng là hoa tươi, có mùi thơm.
Mâm cỗ cúng Tất niên mỗi vùng miền có sự khác nhau. Đối với mâm cỗ tất niên miền Bắc là 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Mâm cỗ 4 bát gồm: Bát chân giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc, 4 đĩa gồm: Đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa, đĩa chả quế. Nếu 6 bát sẽ bao gồm: Măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc; 8 đĩa gồm: Thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho.
3. Bài cúng Tất niên cuối năm
Cúng Lễ Tất Niên
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia
Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
Hôm nay là ngày …… tháng chạp năm 20….
Tín chủ con là: …..
Ngụ tại:………….
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, Năm kiệt tháng cùng,
Xuân tiết gần kề, Minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày …. tết chúng con cùng toàn thể Cán bộ - GV- Công nhân viên và học sinh thành tâm sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn thể Cán bộ - GV- Công nhân viên và học sinh bình an, mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, chăm ngoan học giỏi.
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Cuối năm ngoài lễ cúng Tất niên thì lễ cúng giao thừa hay lễ cúng tân niên cũng là việc các gia đình cần chú ý chuẩn bị sao cho chu đáo từ việc chuẩn bị mâm cúng giao thừa đến các thủ tục cúng gia thừa sao cho thành kính để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.
Các thầy cô cũng có thể tham khảo bản kế hoạch phân công trực Tết để đảm bảo công tác an toàn trong dịp tết âm lịch.
Và còn rất nhiều bài viết hay về Tết âm lịch mời các bạn xem thêm trên chuyên mục Tết nguyên đán 2023 của Tìm Đáp Án.