05 thay đổi mức lương tối thiểu năm 2021

Bùi Thế Hiển
Admin 09 Tháng sáu, 2021

Từ năm 2021, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. Sau đây là một số điểm mới về lương tối thiểu vùng 2021, mời các bạn cùng theo dõi để nắm rõ 05 thay đổi mức lương tối thiểu năm 2021.

1. Xác lập theo vùng, ấn định tháng, giờ

Khoản 1, Điều 91 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định về lương tối thiểu như sau: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu ngành sẽ không còn được áp dụng từ 1-1-2021

So với quy định tại BLLĐ năm 2012, cách xác lập mức lương tối thiểu từ năm 2021 đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, theo khoản 1, Điều 91 BLLĐ năm 2012, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Trong khi đó, tại BLLĐ 2019, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Như vậy, quy định mới đã bỏ cách xác định lương tối thiểu theo ngành và ấn định theo ngày. Đồng nghĩa rằng, mức lương tối thiểu ngành sẽ không còn được áp dụng từ 1-1-2021.

2. Bỏ quy định về mức lương tối thiểu ngành

Năm 2020, mức lương tối thiểu ngành vẫn được áp dụng theo khoản 3, Điều 91 BLLĐ năm 2012 như sau: Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.

Tuy nhiên, đến BLLĐ năm 2019 đã không còn quy định này. Theo đó, từ ngày 1-1-2021 sẽ không còn lương tối thiểu ngành mà thay vào đó, lương tối thiểu từ năm 2021 chỉ được xác định theo vùng, ấn định theo tháng và giờ.

3. Chính phủ công bố

Khoản 4, Điều 91 BLLĐ năm 2019 quy định, Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, từ năm 2021, Chính phủ có thẩm quyền công bố cả tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối thiểu theo giờ và tiền lương tối thiểu theo tháng. Trong khi BLLĐ năm 2012 chỉ quy định Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng.

4. Thêm nhiều căn cứ điều chỉnh

Theo quy định tại khoản 2, Điều 91 BLLĐ năm 2012, mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia dựa trên 3 căn cứ: Nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; điều kiện kinh tế - xã hội; mức tiền lương trên thị trường lao động.

Từ năm 2021, Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia

Với quy định mới tại BLLĐ năm 2019, mức lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ được điều chỉnh theo 7 tiêu chí: Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; Quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; Năng suất lao động; Khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Có thể thấy, các căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại BLLĐ năm 2019 đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, giúp cho việc đánh giá, xác định mức lương tối thiểu cho các vùng được chính xác, phù hợp với mức sống của người lao động cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

5. Vẫn giữ nguyên như năm 2020

Nội dung về mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được nêu tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, Điều 96 và Điều 103 Nghị định 145 quy định như sau:

Điều 96. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động

1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:

a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Điều 103. Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:

a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP với mức như sau:

Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Có thể sẽ tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2021

Như đã nói ở trên, thay vì điều chỉnh lương tối thiểu vùng vào ngày 01/01 hàng năm thì mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị thay đổi thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng là ngày 01/7 hàng năm (theo Thông báo 1/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ).

Nếu kiến nghị này được Thông qua thì trong năm 2021, dự kiến mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh qua 02 giai đoạn:

- Từ 01/01 – 30/6/2021: Thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

- Từ 01/7/2021: Thực hiện theo Nghị định mới của Chính phủ.

Xem thêm: Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh, thành phố

Trên đây là nội dung chi tiết của Năm 2021, lương tối thiểu vùng sẽ thay đổi ra sao?. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được Tìm Đáp Án cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.