Tả con vật trang 19 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Bài văn sau có mấy đoạn. Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn. Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật. Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài “Con thỏ trắng”.


Câu 1

Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn? 

Phương pháp giải:

HS chia đoạn văn và nêu tóm tắt nội dung chính của từng đoạn. 

Lời giải chi tiết:

- Bài văn trên có 4 đoạn: 

+ Đoạn 1: từ đầu đến “khu chăn nuôi”.

+ Đoạn 2: từ “chú thỏ có bộ lông trắng” đến “thỏ là giống vật nghe rất tinh”.

+ Đoạn 3: từ “con thỏ trắng này” đến “nhanh nhẹn, láu táu”.

+ Đoạn 4: đoạn còn lại.

- Nội dung chính của từng đoạn:

+ Đoạn 1: giới thiệu chú thỏ trắng 

+Đoạn 2: miêu tả ngoại hình của chú thỏ 

+ Đoạn 3: miêu tả tính cách của chú thỏ

+ Đoạn 4:  tình cảm của nhân vật trong bài với chú thỏ 


Câu 2

Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật? 

Phương pháp giải:

HS nhận xét và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Cấu tạo bài văn tả con vật bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Nội dung: 

+ Mở bài: giới thiệu về đối tượng miêu tả (con vật,…)

+ Thân bài: miêu tả về ngoại hình,  tính cách, ích lợi của con vật 

+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về con vật


Câu 3

Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài “Con thỏ trắng” 

Phương pháp giải:

HS so sánh cấu trúc với bài “Con thỏ trắng” và rút ra nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Bài văn vẫn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài

- Khác nhau: về kết cấu 

+ Bài “Con thỏ trắng” kết cấu bài miêu tả đúng so với trình tự mẫu

+ Bài “Điệu múa trên đồng cỏ” có sự thay đổi về trình tự kết cấu 

Con thỏ trắng 

Điệu múa trên đồng cỏ 

Mở bài: giới thiệu chú thỏ trắng 

Mở bài: miêu tả ngoại hình của thiên nga

Thân bài: miêu tả ngoại hình, tính cách của chú thỏ

Thân bài: tính tình, hoạt động của loài thiên nga

Kết bài: tình cảm của nhân vật với chú thỏ  

Kết bài cảm nghĩ của tác giả thông qua ngoại hình của thiên nga. 

Bài giải tiếp theo
Xả thân cứu đoàn tàu trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
Luyện tập về vị ngữ trang 23 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
Sự thật là thước đo chân lí trang 24 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
Luyện tập tả con vật trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
Trao đổi: Em đọc sách báo trang 27 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
Người lính dũng cảm trang 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
Gương dũng cảm trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều
Bông hồng thép trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Video liên quan