Vietcombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tìm hiểu về ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được gọi là "Vietcombank", là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính theo vốn hóa. Trong bài viết này TimDapAnxin được chia sẻ một số thông tin tổng quan về ngân hàng Vietcombank, mời các bạn cùng tham khảo.
Tổng quan về ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Đến nay, ngân hàng Vietcombank đã phát triển hệ thống địa chỉ ATM Vietcombank, địa điểm đặt cây ATM trên khắp các tỉnh thành của cả nước với hơn 2.100 máy ATM và hơn 49.500 điểm thanh toán thẻ POS. Bên cạnh đó, ngân hàng Vietcombank còn có 89 chi nhanh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài. Hội sở chính của ngân hàng Vietcombank nằm tại thủ đô Hà Nội.
Các dịch vụ của ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ tài khoản
Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ cho vay
Dịch vụ bảo lãnh
Bao thanh toán
Kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng điện tử
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Sản phẩm liên kết
Giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank
Nếu như các giao dịch chuyển tiền online, Nạp tiền điện thoại qua thẻ ATM Vietcombank, có thể thực hiện trực tuyến trên máy tính, laptop. Thì với các thủ tục như mở tài khoản thẻ ATM, đăng ký dịch vụ InternetBanking… bạn cần phải đến trực tiếp chi nhánh, cửa hàng giao dịch của ngân hàng Vietcombank.
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn cần đến đúng giờ làm việc của Vietcombank thì mới có thể thực hiện được các thủ tục, giao dịch. Nếu như bạn đến sớm hơn thời gian làm việc của ngân hàng Vietcombank thì sẽ phải chờ đợi khá mất thời gian. Nếu đến muộn so với thời gian làm việc của Vietcombank thì sẽ lại không làm được việc, lãng phí công sức vô ích.
Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
Việc tìm hiểu thông tin chi tiết về lịch làm việc của Vietcombank sẽ giúp các bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian đến chi nhánh ngân hàng Vietcombank để thực hiện các giao dịch của mình. Tránh trường hợp đến quá giờ hoặc đến không đúng ngày làm việc của ngân hàng. Dưới đây giờ làm việc hành chính của Ngân hàng Vietcombank từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần:
– Giờ làm việc ngân hàng Vietcombank buổi sáng: Từ 8 giờ đến 12 giờ
– Giờ nghỉ trưa ngân hàng Vietcombank: Từ 12 giờ đến 13 giờ
– Giờ làm việc buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ
Song, một vài chi nhánh của ngân hàng Vietcombank sẽ có thời gian làm việc như sau:
– Giờ làm việc buổi sáng: Từ 7h30 – 12h.
– Giờ nghỉ trưa: Từ 12h – 13h.
– Giờ làm việc buổi chiều: Từ 13h – 16h30.
Ngân hàng Vietcombank có làm việc thứ 7 không
Ngân hàng Vietcombank không làm việc vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần và các ngày Tết, lễ. Tuy nhiên, một số chi nhánh của ngân hàng Vietcombank ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn làm việc trong sáng ngày thứ 7 để các khách hàng có thể giao dịch.
Cụ thể, thời gian làm việc phòng giao dịch tòa nhà Havana – 132 Hàm Nghi, Quận 1, TP. HCM vẫn làm việc sáng thứ 7 trừ các ngày lễ, tết. Với thời gian từ 7h30 đến 11h30. Khi đến đây giao dịch các bạn lưu ý tầng M là PGD Hàm Nghi và Phòng Kinh doanh dịch vụ Thẻ còn tầng trệt là phòng Kế toán giao dịch và Phòng Ngân quỹ.
Lịch làm việc thứ 7 của ngân hàng Vietcombank
Chi nhánh |
Giờ làm việc thứ 7 |
Giờ kết thúc |
Hồ Chí Minh |
7h30 |
11h30 |
Lào Cai |
7h30 |
11h30 |
Sở giao dịch |
||
Thăng Long |
8h00 |
12h00 |
Đà Nẵng |
8h00 |
11h00 |
Quy Nhơn |
7h30 |
11h00 |
Ninh Thuận |
7h30 |
10h30 |
Đắc Lắc |
7h30 |
11h30 |
Đà Lạt |
7h30 |
11h30 |
Một số lưu ý khi giao dịch tại ngân hàng vietcombank
Một số điểm giao dịch của ngân hàng Vietcombank phải chờ đợi khá lâu, thậm chí phải lấy số ngồi chờ nên các bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý nhất để đến giao dịch. Đồng thời, việc nắm bắt chính xác giờ làm việc ngân hàng Vietcombank sẽ giúp các bạn chủ động về mặt thời gian để có thể tiến hành thủ tục nhanh gọn, chính xác nhất.
Với những ai đã biết về giờ làm việc của mỗi ngân hàng, đặc biệt là giờ làm việc của ngân hàng Vietcombank hẳn sẽ thấy tầm quan trọng. Bởi vì khi biết trước thời gian mở cửa ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hoặc thời gian đóng cửa, họ có thể sắp xếp thời gian tới sớm hơn để thực hiện giao dịch. Trong vô vàn dịch vụ của Vietcombank thì dịch vụ vấn tin số dư, xem số tiền của mình trong tài khoản luôn là mối quan tâm của người dùng, dịch vụ SMS Banking của Vietcombank lại làm tốt điều này nên người dùng đăng ký dịch vụ khá nhiều.
Ngoài ra, nếu không có nhu cầu giao dịch với lượng tiền mặt lớn thì tìm đến những địa chỉ ATM Vietcombank cũng là một giải pháp thay thế hiệu quả không kém. Một phần do số lượng ATM Vietcombank được phân bố trải dài khắp cả nước nên sẽ đảm bảo dễ dàng rút tiền, chuyển khoản ở khắp mọi tỉnh thành.