Tổng hợp ca dao Việt Nam

Bùi Thế Hiển
Admin 17 Tháng mười, 2022

Tổng hợp ca dao Việt Nam với những câu ca dao dân gian Việt Nam hay và ý nghĩa được TimDapAnchọn lọc thuộc nhiều đề tài khác nhau.

1. Ca dao là gì

Ca dao (歌謠) là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

Và đặc biệt hơn đó chính là ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao được hiểu ý nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ ông cha ta để lại.

2. Tổng hợp ca dao Việt Nam

Ă

Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau
Ăn kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.
Ăn cây nào, rào cây đó.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Ăn cháo,đá bát.
Ăn chưa no,lo chưa tới.
Ăn cơm mới,trò chuyện cũ
Anh em như thể tay chân
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn không ngồi rồi

B

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Bênh lý không bênh thân
Bốn bể mười nhà.
Bán quạt mùa đông, mua bông mùa hè.
Ba mặt một lời.
Bắt cá hai tay.
Bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu.
Bé không vịn,lớn cả gãy cành.
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
Bỏ thì thương, vương thì tội.
Bóc ngắn cắn dài.
Bạn bè là nghĩa tương tri.
sao cho sau trước một bề mới yên.

C

Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Cái khó ló cái khôn
Chị ngã, em nâng.
Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng.
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
Cây ngay không sợ chết đứng.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chân cứng đá mềm.
Cái răng,cái tóc là góc con người.
Cá lớn nuốt cá bé.
Chết trong còn hơn sống đục.
Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Của một đồng, công một nén.
Chuột sa chĩnh gạo.
Chung lưng đấu sức
Chân yếu tay mềm
Chớ dung kẻ gian, chớ oan người ngay
Con hơn cha là nhà có phúc
Con không nghe mẹ nghe cha, mắm không ưa muối thì ắt là đổ đi
Con có cha như nhà có nóc
Cày sâu cuốc bẫm
Còn nước, còn tát
Của ăn của để
Cãi thầy núi đè

Đ

Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
Đi với phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy.
Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
Đổi trắng thay đen.
Đúng mũi chịu sào.đa đa ích thiện
Đã nghèo còn mắc cái eo

G

Gieo gió gặt bão
Góp gió thành bão
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Giận quá mất khôn.
Gừng càng già càng cay.
Ghét của nào trời trao của nấy.
Gậy ông đập lưng ông.
Gạo chợ,nước sông,củi đồng,nồi đất.
Giấu đầu hở đuôi.
Gừng cay muối mặn
Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.

K

Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.
Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
Khôn nhà dại chợ.
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Không làm sao nên.
Kính lão đắc thọ.
Kính trên nhường dưới.
Không có lửa làm sao có khói.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

L

Lá rụng về cội
Lá lành đùm lá rách
Liệu cơm gắp mắm.
Lùi một bước tiến ngàn dặm
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Lời nói là đọi máu, lời nói là gói vàng
Lòng tham vô đáy

3. Cao dao về danh lam thắng cảnh

1. Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

2. Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm,

Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời.

3. Đường đi xa lắm ai ơi,

Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông.

Đi qua muôn chợ vạn rừng,

Thuyền con một chiếc vẫy vùng biển khơi...

4. Ngày ngày em đứng em trông

Trông non, non ngất, trông sông, sông dài,

Trông mây, mây kéo ngang trời

Trông trăng, trăng khuyết, trông người, người xa.

5. Nhà tôi nghề giã, nghề sông,

Lặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoài,

Cá trắng cho chí cá khoai,

Còn như cá lẹp cá mai cũng nhiều.

6. Ra về nhớ nước giếng khơi,

Nhớ điếu ăn thuốc, nhớ cơi đựng trầu.

Ra về giã nước giã non,

Giã người, giã cảnh, kẻo còn nhớ nhung.

7. Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

8. Ruộng đồng mặc sức chim bay,

Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.

9. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.

Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn.

Núi bao nhiêu tuổi, núi còn trơ trơ.

10. Trời cao, cao bấy không xa,

Đất kia rộng vậy thế mà dày sâu.

Bể xa mây nước mù mù,

Biết mô cửa lạch, biết mô sông cùng...

11. Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ca dao Việt Nam

4. Ca dao về phong tục tập quán

1. Bà phải có ông chồng phải có vợ,

Giàu thì một lọ khó thì một niêu.

Dù cho cha đánh mẹ treo,

Cũng không bỏ được Chùa Keo ngày rằm.

2. Ba Xã có lưới quăng chài,

Mật Ninh hút thuốc kéo dài cổ ra.

3. Bánh giầy nhất hạng Liễu Đôi,

Xẻ ra nửa cái thì ngồi mâm năm.

Ăn rồi no lóc no lăn,

Chép miệng tiếc rẻ, sang năm lại về.

4. Bậu về nhớ ghé Ba La,

Mua cân đường phổi cho ta với mình.

5. Bị rách nhưng lại có vàng,

Tuy rằng miếu đổ, thành hoàng còn thiêng.

6. Bích Chu đan cót đan nong,

Vân Giang nấu rượu, làng Thùng đánh dao.

7. Bỏ con bỏ cháu,

Không ai bỏ mồng sáu chợ Dưng.

8. Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy,

Vui thì vui vậy, chẳng tầy rã La.

9. Cơm chiều ăn với cá ve,

Anh về nốc biển mà nghe câu hò.

Mấy người hát tối hôm qua,

Hôm nay ra hát cho ra hát cùng.

10. Hát đàn cho rạng đông ra,

Mai về quan bỏ nhà pha cũng đành.

11. Ai về Phú Thọ cùng ta,

Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

12. Dù ai buôn đâu bán đâu,

Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về.

Dù ai buôn bán trăm nghề,

Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu.

13. Cầu Quan vui lắm ai ơi,

Trên thì họp chợ, dưới bơi thuyền rồng.

14. Chẳng về Hội Vật thì thôi,

Về thì đích phải xơi nồi lươn măng.

Đã ăn thì ăn đậu răng,

Lấy năm bảy cọc cho bằng người ta.

Ai ơi, muôn dặm đường xa,

Cái lươn quấn chặt lấy ba măng vòi.

15. Chim mía Ba La,

Cá bống sông Trà,

Kẹo gương Thu Xà,

Mạch nha Thi Phổ.

16. Cho dù cha mắng mẹ treo,

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

17. Chùa làng dựng ở xóm côi,

Sớm hôm hai buổi nghe hồi chuông ngân.

Dân nghe chuông sớm dậy mần,

Kẻ thời chợ búa, người dân ra đồng.

Tiếng chuông người bạn trăm sông,

Quanh năm thức tỉnh người dân trong vùng.

18. Đầu đình có giếng phong quang,

Có cây cổ thụ có hàng nghỉ ngơi.

Chợ Dưng mồng sáu tiệc vui,

Khắp nơi náo nức về chơi hội làng.

19. Dẫu rằng ông nảo ông nào,

Qua đền A Sào cũng mời xuống ngựa.

20. Đồn rằng An Thái Chùa Bà,

Làm chay hát bội đông đà quá đông.

Đàn bà cho chí đàn ông,

Xem xong ba ngọ lại trông đổ giàn.

21. Đồng Cống đan rọ, đan sàng,

Đang Lại dệt vải, chợ Hàm nhuộm thâm.

Trung Lãng thì tráng bánh đa,

Ngân Cầu bánh bỏng, Hưng La bánh bèo.

22. Dù ai buôn bán đâu đâu,

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.

Dù ai buôn bán trăm nghề,

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

23. Dù ai buôn đâu, bán đâu,

Nhớ ngày mở hội rủ nhau mà về.

Dù ai bận rộn trăm nghề,

Tháng hai mở hội thì về Trường Yên.

24. Dù ai đi đâu về đâu,

Nhớ về Bàn Giản cướp cầu hội xuân.

25. Dù cho cha đánh mẹ treo,

Em cũng chẳng bỏ chùa Keo hôm rằm.

Dù cho cha đánh mẹ vằm,

Em cũng chẳng bỏ hôm rằm chùa Keo.

26. Dù cho cha đánh mẹ treo,

Em cũng chẳng bỏ Chùa Keo hôm rằm.

Dù cho cha đánh mẹ vằm,

Em cũng chẳng bỏ hôm rằm Chùa Keo.

Ca dao Việt Nam

27. Đu tiên mới dựng năm nay,

Cô nào hay hát kỳ này hát lên.

Tháng ba nô nức hội đền,

Nhớ ngày giỗ tổ bốn nghìn năm nay.

Dạo xem phong cảnh trời mây

Lô, Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về.

Khắp nơi con cháu ba kỳ,

Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài.

Sở cầu như ý ai ai,

Xin rằng nhớ lấy mùng mười tháng ba.

Nhớ ngày mùng bảy tháng ba,

Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy.

28. Đừng thấy miếu rách mà khinh,

Miếu rách mặc miếu, thần linh hãy còn.

29. Em về Bồ Địch, Giếng Vuông,

Sáo treo bốn bức, em buồn nỗi chi.

30. Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,

Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

31. Gắng công kén hộ cốm Vòng,

Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.

32. Hát cho con gái có chồng,

Con trai có vợ, mẹ dòng có con.

Còn trời còn nước còn non,

Còn câu quan họ em còn say sưa.

33. Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ,

Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

34. Hỡi cô thắt lưng bao xanh,

Có về An Phú với anh thì về.

An Phú có ruộng tứ bề,

Có ao tắm mát có nghề kẹo nha.

35. Kẻ Dầu có quán Đình Thanh,

Kẻ Rũi ta có Vạn Đình, Ba Voi.

Mười tám cất thuyền xuống chơi,

Mười chín giã bánh, hai mươi rước thần.

36. Kẻ Dầu có quán Đình Thành,

Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi.

Mười tám cất thuyền xuống bơi,

Mười chín giã bánh, hai mươi rước thần.

37. Lá hồ chợ São gánh ra,

Móc ở chợ Lối bán ra vở ngoài,

Khua nón thì ở chợ Luông,

Cái nón đôi luồng nó ở chợ Dưng.

5. Ca dao về tình cảm gia đình

1. Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về

Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung

2. Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.

3. Ai làm cho chuối không cành,

Cho anh không vợ cắn quanh mẹ già.

Mẹ già như mẹ người ta,

Thì anh có vợ trong nhà đã lâu.

Mẹ anh ác nghiệt cơ cầu,

Cho nên anh chịu âu sầu đến nay.

4. Ai ơi chồng dữ thì lo,

Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.

5. Ai ơi giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Xin đừng làm, nói đơn sai,

Tin mình đừng sợ những lời dèm pha.

Anh em một họ một nhà,

Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.

6. Ai về tôi gửi đôi giày,

Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

7. Anh đi làm mướn nuôi ai,

Cho áo anh rách, cho vai anh mòn?

Anh đi làm mướn nuôi con,

Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai.

8. Anh em chín họ mười đời,

Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra.

Chị em cùng khúc ruột rà,

Kẻ giàu, người khó, họ xa tám đời.

9. Anh em cốt nhục đồng bào,

Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương.

10. Anh em hiền thật là hiền,

Bởi một đồng tiền làm mất lòng nhau.

11. Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

12. Anh em như chân như tay,

Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.

13. Anh ơi! em bảo anh này,

Công cha nghĩa mẹ cao dày chớ quên.

14. Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

15. Bao giờ cá lý hóa long,

Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay.

16. Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,

Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.

Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,

Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.

17. Bốn con ngồi bốn góc giường,

Mẹ ơi mẹ hỡi mẹ thương con nào.

Mẹ thương con bé mẹ thay,

Thương thì thương vậy chẳng tày trưởng nam.

Trưởng nam nào có gì đâu,

Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam.

18. Bồng bềnh giữa chốn giang tân,

Bên tình bên nghĩa biết phân bên nào.

Em ơi, nhất lê nhì lựu tam đào,

Bên tình bên nghĩa, bên nào cũng thương.

19. Ba bà đi chợ với nhau
Một bà đi trước kể chuyện nàng dâu
Một bà đi sau tu tu lên khóc
Nhà bà có phúc cưới được dâu hiền,
Nhà tôi vô duyên cưới cô dâu dại
Việc làm thì rái, chỉ tưởng những ăn
Hễ bảo quét sân đánh chết ba gà
Bảo đi quét nhà, đánh chết ba cho
Có mâm giỗ, họ miếng ra miếng vào
Rửa bát cầu ao liếm dĩa quèn quẹt
Đi chợ quên thúng quên quan tiền
Về nhà quên ngõ đâm xiêng vào chùa
Vo chùa thấy hai ông Hộ Pháp mới tô
Nó nghĩ khách tới đầy nhà nhà tôi
Trở ra nó mỉm miệng nó cười
Thằng chồng nó đánh một hồi cẳng chân
Bà đi giữa nghe chuyện phân vân
Rằng dâu tôi cũng không đần không khôn
Mẹ chồng có nói đến con
Thì con tôi chỉ cười dòn nói đưa!

20. Ba năm bú mớm con thơ,
Kể công cha mẹ, biết cơ ngần nào.
Dạy rằng chín chữ cù lao,
Bể sâu không ví, trời cao không bì.

21. Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp mật, như đường mía lau.

22. Cá không ăn muối cá ươn,

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

23. Cái ngủ, mày ngủ cho lâu,

Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về.

Bắt được con giếc, con trê,

Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.

24. Cha mẹ để của bằng non,
Không bằng để đức cho con ở đời.

25. Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.

26. Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày.

27. Cha mẹ ở tấm lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng, mới đành dạ con.

28. Chăn tằm rồi mới ươm tơ,
Làm dâu rồi mới được như mẹ chồng.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao là một phần quan trọng tạo nên những giá trị to lớn. Từ cuộc sống đời thường hay trong quá trình sinh hoạt, lao động mà ông cha ta đã viết nên những câu ca dao tục ngữ sâu sắc, khắc họa chân thực một bức tranh sống động về cuộc sống, con người, xã hội Việt Nam. Đặc biệt ca dao Việt Nam còn mang đến những bài học sâu sắc giúp con người hoàn thiện hơn về cảm xúc cũng như hình thành những đức tính tốt đẹp, đáng quý. 

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tổng hợp ca dao Việt Nam. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm nhiều tài liệu bổ ích nhé.