SEO là gì?
Tìm hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO là gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trên công cụ tìm kiếm Google. Vậy cụ thể SEO là gì? Làm SEO là làm gì thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của TimDapAnđể hiểu rõ hơn nhé.
SEO là gì? SEO là viết tắt của từ gì?
SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization (tạm dịch là làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa để website trở nên thân thiện với máy chủ tìm kiếm (Search Engine) từ đó nâng cao thứ hạng website khi người dùng tìm kiếm với các từ khóa liên quan.
Theo định nghĩa của Wiki SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google). Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website) và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
Sự khác nhau giữa SEO và Adwords
SEO và AdWords là dịch vụ tối ưu hóa website với bộ máy tìm kiếm nhằm tăng lưu lượng truy vào một trang web khách hàng tìm kiếm với “một từ” hoặc một “cụm từ” nào đó trên bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing…). Tuy nhiên SEO và Adwords khác nhau về marketing.
Quảng cáo Google Adwords là hình thức quảng cáo trả tiền để được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Bạn chỉ phải trả tiền khi ai đó click vào quảng cáo. Google Adwords cho phép bạn đặt quảng cáo của bạn ở phía bên tay phải hoặc vị trí trên cùng của trang kết quả tìm kiếm trên Google và các trang web liên kết khác. Người sử dụng Internet gõ vào từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và quảng cáo của bạn được xuất hiện tại các trang kết quả tìm kiếm. Khách truy sẽ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn và nó sẽ đưa họ trực tiếp đến trang web của bạn.
Tuy nhiên, quảng cáo đó của bạn sẽ trả mỗi khi có ai đó nhấp chuột vào quảng cáo, giá của từ khóa này sẽ phụ thuộc vào vị trí xuất hiện từ quảng cáo của bạn cũng như sự cạnh tranh của từ khóa. Thông thường 1 lần click sẽ có giá 7.000VNĐ đến 10.000VNĐ. Những từ khóa cạnh tranh cao có thể lên tới 80.000VNĐ đến 100.000VNĐ trên mỗi lần click.
Nếu bạn muốn làm quảng cáo PPC – Adwords thì rất dễ, bất kể ai có thẻ tín dụng Quốc tế như VISA, MASTER CARD là có thể đăng ký và chạy quảng cáo. Còn làm SEO website thì khó hơn nhiều, bạn có thể bỏ ra vài triệu đồng để đi học SEO hoặc có thể thuê các công ty dịch vụ thực hiện cho bạn nhanh hơn.
Thực hiện SEO từ khóa là một công việc rất độc lập. Nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, nó cần được sử dụng kết hợp với các công cụ khác như: Social Media, Email Marketing, ..
Tại Việt Nam, SEO keyword đang ngày càng phổ biến, được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực sáng tạo độc đáo! Ước tính có hơn 20.000 người đang hành nghề SEO và con số này vẫn tiếp tục tăng lên.
SEO làm những công việc gì? Nghề SEO là gì?
Nghề SEO là gì?
Nghề SEO là một trong những nghề nổi lên tại Việt Nam chỉ trong vài năm gần đây, cùng với sự phát triển của Marketing Online nói chung và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) nói riêng. Hiểu một cách đơn giản, một người làm nghề SEO cần đảm nhận công việc SEO Onpage và SEO Offpage.
Như vậy, nghề SEO gồm có 2 công việc chính là SEO Onpage và SEO Offpage. Tuy nhiên Nghề SEO là gì cũng là một khái niệm còn khá lạ lẫm với nhiều người nên cũng cũng còn nhiều lầm tưởng về nghề SEO. Sau đây là 5 lầm tưởng về nghề làm SEO phổ biến nhất:
Nghề SEO giống như nghề làm về IT
IT viết tắt là Information Technology. Nghề SEO với nghề IT không hề giống nhau. Nếu như IT về lập trình máy tính một cách chuyên sâu, thì SEO lại về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nghề SEO chỉ cần biết soạn thảo văn bản, cài đặt các phần mềm chính để phục vụ cho chạy Adwords, phân tích và đo lường kết quả. Đúng đắn hơn, cần nói rằng, nghề SEO liên quan đến nghề IT.
Nghề SEO chỉ cần có kiến thức tin học, không cần khả năng viết lách
Nếu bạn nghĩ vậy thì bạn đã nhầm to. Copywriter là việc quan trọng nhất trong nghề SEO. Vì nội dung mới chính là thứ thu hút và níu giữ người đọc. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt nhưng nội dung lại nghèo nàn thì sớm muộn trang web cũng bị quên lãng. Nghề SEO đòi hỏi khả năng biết copy và write lại một cách hấp dẫn.
Nghề SEO thì không cần biết design
Kỹ năng design tầm cao thì có thể không cần, nhưng kỹ năng design căn bản thì không thế không có nếu như bạn muốn theo đuổi nghề SEO. Bởi vì, bạn không thể tối ưu hóa trang web của mình để được xếp thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google nếu như trang web đó không có hình ảnh hấp dẫn. Nghề SEO liên quan đến Photoshop, video design và một chút khả năng mỹ thuật. Bài viết chuẩn SEO không thể không có những bức ảnh design hấp dẫn.
Nghề SEO chỉ là tối ưu hóa trang web có sẵn với Google, nên không cần phải biết lập trình.
Thực ra thì không hẳn thế, bởi vì khi tối ưu hóa cái gì đó, thì bạn cần hiểu nó. Ngôn ngữ lập trình chính là ngôn ngữ của website. Chỉ khi hiểu được thứ ngôn ngữ ấy, bạn mới hiểu được trang web cần gì. Nghề SEO không cần những kiến thức chuyên môn về lập trình, nhưng kiến thức căn bản thì không thể thiếu.
Nghề SEO và Marketing chẳng liên quan gì đến nhau
Đây là nhầm tưởng tai hại. SEO là một nhánh của SEM (Search Engine Marketing – Marketing công cụ tìm kiếm). Trong thời đại hiện nay, khi mà marketing online ngày càng phát triển, thì nghề SEO gần như trở thành nghề quan trọng để chạy marketing tốt.
SEO làm những công việc gì?
Trước tiên và quan trọng nhất của một nhân viên SEO là phải xác định được công việc, khả năng làm việc và tính cầu tiến bộ của mỗi người làm SEO. SEO không đơn giản chỉ là đưa từ khóa lên top, làm SEO là làm sao đưa từ khóa lên top và khiến người sử dụng click vào website của chúng ta.
Nhân viên làm SEO không cần học cao, không cần thông minh quá và cũng không cần ngoại hình hay yêu cầu gì cao. Nhân viên làm SEO chỉ cần một chiếc máy vi tính và biết sử dụng thành thạo máy vi tính cùng với tham gia một khóa học SEO là làm được việc. Vậy yêu cầu của nhân viên SEO là gì? Chịu khó vâng chỉ cần chịu khó, kiên trì và không nóng vội hay nản lòng là được.
Công việc của một SEOer là gì?
- Tìm hiểu về lĩnh vực chuẩn bị làm SEO
- Phân tích chi tiết website và đối thủ hàng đầu
- Đưa ra kế hoạch SEO và làm list từ khóa
- Tối ưu cấu trúc website sao cho thân thiện với công cụ tìm kiếm
- Tạo ra nội dung chất lượng cho website
- Xây dựng hệ thống backlink chất lượng trỏ về website
- Kiểm tra từ khóa hàng tuần, tháng để khắc phục sai xót nếu có
- Duy trì lặp lại các công việc trên
Nếu là nhân viên làm thuê bạn cần làm thêm một số việc như báo cáo cấp trên tiến trình làm việc và các yêu cầu cấp trên giao cho.
Mục đích làm seo là gì?
Mục đích làm SEO (Search Engine Optimization), hay còn gọi là làm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là để nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).
Khi SEO hiệu quả, thứ hạng web ở vị trí top, thì cơ hội trang web xuất hiện trước đối tượng khách hàng tiềm năng cao hơn, thu hút nhiều lượt xem, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng, giúp quảng bá thương hiệu đồng thời nâng cao doanh số.
Ngày nay, làm SEO dần trở thành một nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công trong chiến lược Online Marketing. Mục đích làm SEO cũng chính là phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, kinh doanh; tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh thương mại trong thời đại Internet phát triển bùng nổ.
Mọi người đang tìm kiếm hàng ngày và hẫu hết chỉ nhìn vào trang kết quả đầu tiên. Vì thế nếu như một khách hàng đang đi tìm sản phẩm của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang web của bạn. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.
Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự các trang web trong kết quả tìm kiếm và những thuật toán của nó luôn là một bí mật lớn. Những yếu tố này có thể được sắp xếp thành 2 nhóm: những yếu tố bên trong website (nội dung, cấu trúc) và những yếu tố bên ngoài website (blacklink, traffic). Hiểu rõ khái niệm nghề seo là gì, seo làm những công việc gì? sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về lĩnh vực hấp dẫn và đầy tính nghệ thuật này. TimDapAnchúc bạn thành công với nghề làm SEO.