Mâm cúng hoá vàng gồm những gì
Mâm cúng hoá vàng gồm những gì? Lễ cúng hóa vàng gồm những gì? TimDapAnmời các bạn cùng tham khảo mâm cơm cúng lễ hóa vàng dưới đây.
- Bài cúng hóa vàng, bài khấn hóa vàng Tết 2022
- Hóa vàng và những nguyên tắc bắt buộc
- Bài văn cúng lễ tạ, lễ hóa vàng năm mới
Theo quan niệm xưa, hóa vàng là một nghi lễ vô cùng quan trọng và có phần đặc biệt. Tục này dựa trên tín ngưỡng thờ cúng gia tiên giúp con người ở thế giới bên kia cảm nhận được sống gần gũi với dương gian hơn. Sau 3 ngày Tết đầu năm, lễ hóa vàng được tiến hành thì tấm lòng thành của con cháu đối với các đấng sinh thành mới được chứng giám đồng thời con cháu trong gia đình sẽ được phù hộ bình an, mạnh khỏe, công việc thuận lợi và phát đạt hơn trong năm tới.
Lễ hóa vàng không chỉ là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn mà còn mang một ý nghĩa đó là đón tài lộc về với gia đình. Cầu mong một năm mới đầy hạnh phúc, công việc luôn thuận lợi và hanh thông.
Năm 2022, hóa vàng ngày nào đẹp?
Tham khảo chi tiết tại bài viết Ngày đẹp hóa vàng 2022
Mâm cúng hóa vàng
Mâm cúng mặn
Dù là bất kỳ mâm cúng nào đi nữa thì một mâm cúng với đầy đủ thịt, rau củ luôn là cần thiết. Những món ăn trong mâm cơm hóa vàng ngày Tết không cố định. Cho nên bạn có thể chọn những món ăn nào mà ông bà tổ tiên ngày trước thích ăn.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì bạn nên chuẩn bị mâm cơm hóa vàng ngày Tết có đầy đủ những món này nhé:
Gà luộc: Ý nghĩa của gà luộc trong văn hóa của người Việt Nam là tượng trưng cho sự tốt lành và một tương lai tốt đẹp. Ngoài ra, con gà còn gắn liền với 5 đức tính của người dân Việt: Văn – Võ – Dũng cảm – Nhân hậu – Trung tín.
Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày tết. Nhưng đó là đối với người miền Bắc. Còn người miền Nam, thay vì chuẩn bị nguyên liệu và học cách gói bánh chưng ngày Tết thì họ lại gói và chưng bánh tét. Bánh chưng có tầm quan trọng như vậy là vì nó bắt nguồn từ câu chuyện “Bánh chưng bánh giầy” từ thời vua Hùng xa xưa. Ngoài ra, bánh chưng đặc biệt ý nghĩa hơn là vì nó được làm từ những nguyên liệu đặc trưng của Việt Nam và có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu.
Giò lụa hoặc giò thủ là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng không chỉ trong dịp Tết mà dù là những ngày thường cũng vậy. Bởi vì mùi vị của nó rất dễ ăn, có thể ăn được cả khi nóng hay nguội hoặc cả khi cho vào tủ lạnh thì vẫn ăn rất ngon.
Dưa hành, củ kiệu: Khi mâm cỗ cúng hoá vàng đã có bánh chưng xanh thì làm sao có thể thiếu được củ kiệu, dưa hành giòn ngon để ăn kèm.
Theo như người xưa thì cách làm củ kiệu, dưa hành ngon nhất là để chúng lên men càng lâu càng tốt. Tức là nếu củ kiệu, dưa hành bạn ngâm càng lâu thì lại càng ngon.
Mâm cúng chay
Vì ngày cúng hóa vàng không phải là ngày rằm hay ngày 30, mùng 1 nên việc chuẩn bị mâm chay để làm mâm cơm hóa vàng ngày Tết là không bắt buộc.
Bạn có thể lựa chọn giữa mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn tùy vào cách thức và mục đích ăn uống của gia đình bạn cũng như là của ông bà tổ tiên đã khuất.
Đối với mâm cúng chay, các món ăn cần chuẩn bị gồm có những ăn món đảm bảo đủ vị như mâm cúng mặn như canh – mặn – xào. Bạn có thể tham khảo những món ăn sau đây để làm mâm cúng chay:
- Rau củ xào chay
- Canh rau củ nấu nấm ngũ sắc
- Xôi gấc đậu xanh
- Gỏi xoài chay
- Đậu hũ kho nấm rơm
- Chả giò chay chiên