Headhunter là gì?
Khái niệm căn bản về Headhunter
Tìm Đáp Án xin gửi tới bạn đọc bài viết khái niệm căn bản về Headhunter để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ khái niệm Headhunter là gì? Headhunter làm công việc gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về nghề Headhunter.
Headhunter là gì? Headhunter là ai?
Trong thời kỳ các Start-up ngày càng năng động và các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều thì nhu cầu tuyển dụng con người để đáp ứng nhu cầu công việc cũng ngày một tăng cao. Các công ty khởi nghiệp với cơ cấu vừa và nhỏ thông thường sẽ không bao gồm bộ phận tuyển dụng chuyên môn vì vậy sự xuất hiện của các đối tượng “tuyển dụng vãng lai” sẽ ra đời và đó cũng chính là các headhunter. Thuật ngữ này tuy mới ra đời nhưng ngày càng trở nên quen thuộc vì tính hữu dụng của nó. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cùng quý đọc giả một vài khái niệm cơ bản về headhunter, liệu headhunter là gì? - Đây là một khái niệm trong tương lai chắc chắn sẽ rất cần thiết và phổ biến.
1. Headhunter là gì?
Lý giải theo chuyên môn headhunting và headhunter là cụm từ chỉ những người làm trong nhóm ngành nhân sự (HR- Human Resource) chuyên đi săn chất xám, nhân tài theo các đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng hoặc cho chính công ty mình. Xuất hiện không quá lâu nhưng cụm từ headhunter ngày càng quen thuộc vì người lao động trở thành nguồn vốn hữu hình trong mọi hoạt động, không mơ hồ như trước kia, đặc biệt là nhu cầu tìm đúng người đúng việc ngày càng trở nên bức thiết, giải quyết nhu cầu về con người đó là phần việc của các headhunter.
2. Headhunter là ai?
Quan trọng sau câu hỏi headhunter là gì chúng ta cần biết headhunter là ai? Những người làm công việc headhunter có thể xuất thân từ bất kỳ ngành nào, nhưng đa phần là trong nhóm ngành kinh tế và xã hội. Họ đến với nghề bởi niềm đam mê và họ tự đào tạo mình qua công việc là chủ yếu, bởi cho dù họ có tốt nghiệp từ nước ngoài về thì môi trường nhân sự cao cấp đều có những đặc trưng riêng, nhất là với Việt Nam thì còn quá mới mẻ. Chính vì lý do đó, nên dù bạn không tốt nghiệp tư bất cứ trường lớp chuyên môn nào, chỉ cần bạn có đủ năng lực và tự tin và khả năng của mình, chính bạn cũng có thể trở thành một headhunter. Chuẩn mực để đánh giá một headhunter chuyên nghiệp tại Viêt Nam hiện nay chưa có một quy chuẩn nào rõ ràng, cụ thể, một headhunter được đánh giá cao là những người tìm được nhân sự và đánh giá đúng năng lực của họ sao cho phù hợp với tiêu chí tuyển dụng mà đối tác của họ đưa ra. Để đạt được danh hiệu đó các headhunter phải trải qua quá trình tôi luyện bản thân và học hỏi rất gian khổ.
3. Headhunter làm công việc gì?
Bỏ qua khái niệm headhunter là gì, chắc hẳn bạn rất quan tâm liệu rằng một headhunter làm những công việc gì? Các headhunter luôn làm việc theo một quy trình nhất định, quy trình này luôn bắt đầu với các nhà tuyển dụng. Một người quản lý hoặc chuyên viên nhân sự viết một mô tả cho vị trí mà công ty của họ đang có nhu cầu tuyển dụng. Bản mô tả này sẽ bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, thường mô tả các loại tính cách người sẽ phù hợp với tổ chức nào của họ. Các headhunter sau đó tập hợp về việc tìm kiếm một kết hợp chính xác, nó là điều quan trọng nhất bạn cần hiểu và biết về săn đầu người sau khái niệm headhunter là gì. Họ được thuê để sắp xếp quá trình tuyển dụng, không làm phức tạp nó. Vì vậy họ chỉ quan tâm đến những ứng viên phù hợp với tiêu chí chính xác họ nhận được.
4. Headhunter thường gặp khó khăn nào?
Headhunter là công việc tưởng chừng đơn giản tuy nhiên người trong cuộc là những nhân chứng sống mang lại những trải nghiệm thực tế về khó khăn mà những headhunter gặp phải. Theo chia sẻ từ một headhunter có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chị cho biết: “Trải qua gần 10 năm làm trong nghề chúng tôi đã gặp không ít khó khăn và thách thức khi thời cuộc luôn thay đổi, công việc này không có bất cứ một chuẩn mực nào, chúng tôi phải làm việc linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng. Với đối tượng “săn đón” chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn khi “theo đuổi” họ. Có những đối tượng phù hợp với vị trí tuyển dụng về kiến thức và kỹ năng đôi khi tại không phù hợp với yêu cầu về phong thủy từ phía khách hàng chẳng hạn. Có những vấn đề rất nhỏ như thế nhưng giải quyết nó đòi hỏi bạn phải trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn và áp dụng kỹ năng mềm thật linh hoạt mới có thể làm hài lòng khách hàng”.
Chia sẻ của một headhunter chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những khó khăn mà họ phải trải qua trong nghề nghiệp của mình. Nếu bạn có ý định trở thành một headhunter, hãy tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này, chính nó là xương sống trong công việc của bạn trong tương lai.
5. Một vài kinh nghiệm dành cho Headhunter.
- Kinh nghiệm kiểm tra thông tin ứng viên: Chỉ kiểm tra sếp cũ và đồng nghiệp của các ứng viên. Có thể kiểm tra bằng cách thông qua các kênh thông tin các nhân như facebook.
- Cách cho khách hàng ăn bánh: Headhunter nên áp dụng cách này với khách hàng. Lần đầu tiên khi giao dịch nếu headhunter đưa ra được cho khách hàng những ưng viên phù hợp nhất thì lần sau khách hàng thường sẽ chấp nhận ngày chứ không để ý nhiều nữa giống như việc ăn bánh.
- Hãy chú ý đến thuật ngữ “khách hàng shopping”: Điều này có nghĩa là khách hàng không có nhu cầu tuyển dụng thật sự tuy nhiên lại luôn yêu cầu headhunter cung cấp ứng viên để thông qua các buổi phỏng vấn hoặc những ngày thử việc ngắn hạn, họ sẽ khai thác kinh nghiệm của ứng viên để đúc kết cho công ty của mình.