Đáp án câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu bộ luật dân sự 2015
Đáp án câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu bộ luật dân sự 2015
Bài dự thi tìm hiểu bộ luật dân sự 2015 dưới đây được TimDapAnsưu tầm và chọn lọc. Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015 cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân trên địa bàn Thủ đô; giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thành phố hiểu, nắm vững nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015” trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2017. Dưới đây là Đáp án câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu bộ luật dân sự 2015 dành cho các bạn cùng tham khảo.
Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nhà nước ta đã ban hành những Bộ luật dân sự nào? Những Bộ luật dân sự đó được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành vào thời gian nào?
- Những Bộ luật dân sự được nhà nước ta ban hành từ năm 1945 đến nay:
- BLDS 1995;
- BLDS 2005;
- BLDS 2015.
- Thời gian thông qua và có hiệu lực thi hành các BLDS:
- BLDS 1995: được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.
- BLDS 2005: được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005. Bộ luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2006.
- BLDS 2015: được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2017.
Câu 2. Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005?
- BLDS 2015: được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2017.
- Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005: Thí sinh trình bày được những điểm mới căn bản sau:
- Về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:
- Quy định 5 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, ghi nhận tại Chương II BLDS 2015.
- Bổ sung căn cứ pháp lý về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự;
- Hoàn thiện các cơ chế pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền dân sự của người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự;
- Hoàn thiện các quy định quyền nhân thân của cá nhân;
- Về chủ thể quan hệ pháp luật dân sự;
- Về tài sản và quyền sở hữu:
- Bổ sung quy định về tài sản hình thành trong tương lai Điều 105;
- Bổ sung quy định về quyền với bất động sản liền kề (Điều 245 đến Điều 256), quyền hưởng dụng (Điều 257 đến Điều 266), quyền bề mặt (Điều 267 đến Điều 273).
- Quy định về các hình thức sở hữu có sự thống nhất với Hiến pháp 2013.
- Về giao dịch dân sự:
- Hình thức giao dịch dân sự quy định theo hướng linh hoạt hơn (Điều 119);
- Cách thức giải quyết đối với giao dịch dân sự vô hiệu có những điểm sửa đổi, bổ sung;
- Bổ sung quy định về giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 125;
- Quy định cụ thể hơn về hậu quả của giao dịch vô hiệu để bảo đảm tốt hơn sự ổn định trong giao dịch dân sự tại Điều 131, 133.
- Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
- Bổ sung thêm 2 biện pháp mới: cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu;
- Về tài sản bảo đảm;
- Về hiệu lực đối kháng với người thứ ba;
- Về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm: Điều 308.
- Về xử lý tài sản bảo đảm : Bổ sung tại Điều 299, 303.
- Về hợp đồng dân sự:
- Sử dụng thống nhất thuật ngữ “hợp đồng” thay cho “hợp đồng dân sự” trong BLDS 2005;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của hợp đồng;
- Bổ sung quy định về hiệu lực của hợp đồng;
- Bổ sung quy định về điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng;
- Bổ sung về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng…
- Về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- Sửa đổi, bổ sung quy định về thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm: Điều 590, 591 BLDS 2015;
- Về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:
- Xác định rõ các quy định trong phần này tập trung điều chỉnh vấn đề về xác định và áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Nêu rõ các trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài…
- Về những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:
- Thí sinh nêu và phân tích được ý nghĩa của những điểm sửa đổi, bổ sung nêu trên.
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.