Cách xử lý khi gặp người bị ngáo đá, hoang tưởng

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 06 Tháng ba, 2018

Hướng dẫn xử lý người bị ngáo đá, hoang tưởng

Ma túy đá là một loại ma túy tổng hợp rất nguy hiểm có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và gây ảo giác cho người sử dụng. Ngoài những nguy hiểm đối với bản thân nạn nhân, ma túy đá còn gây nguy hại lớn cho xã hội. Vậy khi gặp người bị "ngáo đá" phải xử lý như thế nào?

1. Dấu hiệu người bị “ngáo đá”:

  • Biểu hiện sự hoang tưởng, trong đó đặc biệt là những hoang tưởng thấy mình bị hại, bị giết…
  • Thân nhiệt tăng cao (sốt 40 – 41 độ)
  • Có những hành vi bất thường, mất kiểm soát như: nói lảm nhảm; la hét; đập phá; leo trèo; hung hãn…

Đối tượng bị “ngáo đá” có thể là người thân trong gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp hoặc những người không quen biết, có thể xuất hiện ở nhà hay bất kỳ đâu. Nếu gặp phải người ngáo đá, chúng ta cần phải phòng ngừa cẩn thận, không để bản thân và người nhà rơi vào tình huống bị đối tượng “ngáo đá” khống chế.

2. Cách xử lý chung khi gặp người bị “ngáo đá”

  • Gọi điện thoại ngay cho cơ quan chức năng
  • Tránh xa đối tượng càng xa càng tốt
  • Khóa cửa nếu đối tượng ở trong nhà và cần đề phòng đối tượng có những hành vi nguy hiểm vì lúc này họ không thể nhận thức được ai kể cả người thân của mình.
  • Cất giấu những đồ vật, dụng cụ có thể gây nguy hiểm ra xa đối tượng này vì rất có thể họ sẽ sẽ sử dụng những đồ vật làm hung khí tấn công người xung quanh.
  • Hạn chế những tác động làm kích động tinh thần người ngáo đá và không tụ tập đông người xung quanh để xem.

Cách xử lý khi gặp người bị ngáo đá, hoang tưởng

3. Cách xử lý người nhà bị "ngáo đá"

- Trước tiên, người thân cần có thái độ thật bình tĩnh và đồng thời phải xác định lúc này cần cuốn theo dòng hoang tưởng của họ. Nghĩa là nếu nạn nhân nói “đang có người đuổi theo truy sát…” họ thì người nhà cần có thái độ rất ân cần, đồng cảm rồi nhẹ nhàng khuyên và hỗ trợ họ nằm xuống.

- Lấy đá lạnh chườm lên khắp người nạn nhân, chườm lên trán họ.

- Thân nhiệt nạn nhân sẽ dần hạ xuống, người nhà cần liên tục nói nhẹ nhàng “hãy yên tâm” (vẫn phải cuốn theo dòng hoang tưởng của nạn nhân) và có những cử chỉ xoa dịu, thể hiện mức độ quan tâm ân cần.

- Có thể nói chuyện với nạn nhân như “đã bố trí người cảnh gác cẩn thận, bảo vệ rất chu đáo rồi…”. Khoảng 1 giờ sau, thân nhiệt nạn nhân lúc này đã hạ xuống và họ sẽ thèm nước, khát nước, thèm ăn. Cường độ hoang tưởng thưa dần, nạn nhân sẽ thèm ngủ, buồn ngủ.

- Đến lúc này nạn nhân mới vừa thoát khỏi cơn “ngáo đá”. Liền sau đó, người nhà nên nhanh chóng đưa nạn nhân đến các trung tâm cai nghiện, giúp họ phục hồi và lấy lại tinh thần.

06 Tháng ba, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!