SWOT là gì?
SWOT là gì? Tại sao cần phân tích SWOT? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của Tìm Đáp Án để có thể hiểu rõ hơn về SWOT nhé.
1. SWOT là gì?
SWOT là thuật ngữ đại diện cho Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
Strengths và Weaknesses đại diện cho những yếu tố trong nội bộ của doanh nghiệp. Đây là hai yếu tố bạn có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…
Opportunities và Threats là các yếu tố bên ngoài, thường liên quan tới thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể sẽ ập tới. Với những yếu tố này, doanh nghiệp thường không thể kiểm soát và thay đổi được, như các vấn đề về đối thủ cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào, xu hướng mua sắm của khách hàng, và nhiều hơn nữa.
Một bản phân tích SWOT có thể giúp bạn gạch đầu dòng những điểm mạnh nhất mà bạn có, tự nhận biết những yếu điểm bạn cần khắc phục, nắm lấy cơ hội từ bên ngoài, và phòng ngừa những thách thức đang ở phía trước. Thông thường, một bảng phân tích SWOT sẽ được trình bày dưới hình thức hai hàng hai cột, như ví dụ minh họa ở bên dưới đây.
Khi bạn dành thời gian để phân tích SWOT, doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ tạo dựng được những chiến lược và đề xuất cần thiết khi kết hợp các yếu tố S-W-O và T với nhau. Đó là những nền móng mà công ty cần để phát triển định hướng trong tương lai.
Bạn tự cho rằng doanh nghiệp của bạn đã có đầy đủ tất cả những gì cần thiết để trở nên thành công và nổi bật, nhưng bạn có biết rằng SWOT có thể đem lại những cái nhìn mới, và cả những chiến lược rất tuyệt vời mà chính bạn có thể cũng không nhận ra?
2. Tại sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?
Để tạo nên một bản phân tích mô hình SWOT thực sự hữu ích, thường các nhà sáng lập và lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chúng. Đây rõ ràng không phải là công việc có thể giao phó cho ai khác.
Nhưng đội khi, đội ngũ lãnh đạo cấp cao lại không tham gia trực tiếp trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, chiến lược SWOT cần phải có sự góp sức của một nhóm các thành viên đại diện cho nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau. Ai cũng nên có một ghế trong nhóm xây dựng bản phân tích chiến lược SWOT.
Những doanh nghiệp lớn còn đi xa hơn, khi họ thu thập những thông tin trực tiếp từ khách hàng để phân tích SWOT. Bạn hoàn toàn có thể tham vấn ý kiến từ những người bạn, phòng kế toán, hoặc thậm chí từ đối tác cung ứng nguyên vật liệu và các đại lý cung ứng sản phẩm doanh nghiệp bạn nữa.
Những quan điểm khác nhau có thể giúp ích nhiều trong việc xây dựng và vạch chiến lược kinh doanh cụ thể.
Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng mô hình SWOT để đánh giá tình hình hiện tại, và để ra những chiến lược tiếp theo cho mình. Nhưng bạn nên nhớ, mọi bước đi của sự thay đổi cần phải thống nhất. Nếu bạn muốn xem xét và đánh giá hiệu quả của chiến lược mới, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một bản phân tích SWOT trong 6 – 12 tháng sau.
Với những doanh nghiệp nhỏ (tựa như các start-up), SWOT đóng vai trò như một bản kế hoạch vạch ra các bước trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp. Nó thực sự hữu ích trong việc xác định bước đi nào họ nên bước trong chặng đường gian nan sắp tới.
3. Cách để xây dựng một bản phân tích SWOT hiệu quả
Việc đầu tiên bạn cần làm ở đây, đó là tập hợp nhóm người từ nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp để xây dựng mô hình SWOT. Không nhất thiết phải dành cả ngày để brainstroming , chỉ cần một tới hai giờ là đủ cho công việc này rồi.
Việc tham vấn ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn khác nhau sẽ giúp bản phân tích SWOT của bạn trở nên thực sự có giá trị.
Như đã nói ở trên, việc thực hiện SWOT không khác gì một cuộc họp brainstorming. Mọi người nên tự viết ra ý tưởng của mình trong giấy. Điều này giúp hạn chế việc tất cả mọi người quá chú trọng tới một ý tưởng cụ thể nào đó, và đảm bảo ý kiến của tất cả đều được lắng nghe.
Sau 5 tới 10 lên ý tưởng cá nhân, tất cả dán giấy nhớ của mình lên tường và nhóm các ý tưởng đồng nhất với nhau. Bạn nên cho phép mọi người được bổ sung ý tưởng mới trên nền tảng những ý tưởng cũ. Điều này giúp nảy sinh những quan điểm độc đáo với góc nhìn hoàn toàn mới.
Sau khi nhóm các ý tưởng lại với nhau, đã đến lúc xếp hạng chúng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp phổ thông bỏ phiếu để xác định xem ý tưởng nào là quan trọng và cần thiết hơn cả. Tất nhiên, việc này có thể nảy sinh vài sự tranh luận nho nhỏ.
4. Những câu hỏi cần thiết trong việc phân tích mô hình SWOT
Dưới đây là một vài câu hỏi bạn cần lưu tâm khi xây dựng chiến lược SWOT:
Strengths – Điểm mạnh:
Điểm mạnh của một doanh nghiệp thường là các yếu tố nội bộ có thể giúp doanh nghiệp phát triển và xây dựng lợi thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố này doanh nghiệp có thể kiểm soát được.
Quy trình nào mà doanh nghiệp đang áp dụng có thể giúp họ trở nên thành công?
Những điểm mạnh nào về con người mà doanh nghiệp của bạn đang có, như kỹ năng chuyên môn, mối quan hệ, học thức, kỹ năng công việc, danh tiếng,…?
Những điểm mạnh về vật chất, tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, như tệp khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ, bằng sáng chế,…?
Doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh gì so với các đối thủ trên thị trường?
Weaknesses – Điểm yếu:
Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp của bạn đang có. Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị máy móc?
Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?
Liệu địa điểm/trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?
Opportunities – Cơ hội:
Cơ hội chính là những yếu tố môi trường bên ngoài có thể giúp ích nhiều cho sự thành công của doanh nghiệp của bạn về sau này.
Liệu thị trường trọng tâm của doanh nghiệp của bạn đang phát triển. Có xu hướng nào đang tồn tại để khách hàng tiêu thụ sản phẩm bạn đang cung cấp trong tương lai?
Có sự kiện nào tới đây mà doanh nghiệp của bạn có thể nắm bắt để phát triển hay không?
Có sự thay đổi nào có thể tác động tích cực tới doanh nghiệp của bạn?
Khi phát triển, khách hàng liệu có đánh giá cao về doanh nghiệp của bạn?
Threats – Thách thức:
Thách thức là những yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu tới hoạt động của doanh nghiệp bạn. Thường những yếu tố này bạn không thể kiểm soát được, bạn chỉ có thể dự đoán và đề ra những sách lược để đối phó với chúng.
Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?
Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?
Ví dụ trực quan về phân tích SWOT
Để bạn có cái nhìn trực quan hơn về mô hình SWOT, chúng tôi giới thiệu tới bạn bản phân tích từ Uper Crust Pies, một công ty chuyên cung cấp sản phẩm bánh ngọt tại Michigan, Hoa Kỳ. Sản phẩm của chuỗi cửa hàng này là bánh ngọt làm trong ngày, salad, và đồ uống.
Công ty đang có dự tính mở cửa hàng tại Yubetchatown và rất mong muốn được phát triển chuỗi cửa hàng trong thời gian ngắn. Đây chính bản phân tích SWOT của họ:
Điểm mạnh:
Địa điểm: Khu dân cư sầm uất.
Điểm độc đáo: Khác biệt với các chuỗi cửa hàng ăn nhanh.
Đội ngũ quản lý: Toàn là những người có chuyên môn rộng.
Điểm yếu:
Thiếu nguồn vốn: Chỉ có vốn từ vay mượn và từ các nhà đầu tư khác.
Thiếu uy tín: Đây là cửa hàng đầu tiên tại khu vực.
Cơ hội:
Triển vọng phát triển: Thị trường Yubetchatown tăng trưởng 8.5% mỗi năm.
Triển vọng từ đối tượng khách hàng trọng tâm: Ngày càng nhiều các gia đình có cha mẹ làm công ăn lương trong thị trường.
Thách thức:
Sự cạnh tranh: Nhiều cửa hàng khác có đối tượng khách hàng trung thành.
Vấn đề “hậu” khai trương: Khách có thể không quay lại dùng bữa tại nhà hàng sau khai trương.
Cần làm gì tiếp theo?
Sau khi hoàn thành bản phân tích SWOT, bạn cần biến những lý thuyết trên giấy tờ trở thành hiện thực trong thực tế. Rõ ràng, đây là vấn đề bạn có thể làm thế nào để xây dựng và đề xuất những chiến lược thực sự hữu ích trong vòng vài tháng tới.
Bước đầu tiên, bạn cần ghép nối các yếu tố trong SWOT, như kết nối những điểm mạnh và cơ hội để nhận biết việc doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng những lợi thế nào để nắm bắt lấy cơ hội ngoài thị trường.
Rồi sử dụng những điểm mạnh sẵn có để đối phó với những thách thức trong tương lai doanh nghiệp có thể gặp phải. Bạn có thể sử dụng bản phân tích này để thiết lập các chiến lược cần thiết.
Với danh sách các công việc cần thiết trong tay, bạn cần xem xét tới vấn đề thời gian và đặt ra những mục tiêu cần đạt được cho những chiến lược kể trên. Bạn cần đạt được những gì hiệu quả công việc như thế nào trong từng tháng / quý?
Bên cạnh đó, doanh nghiệp của bạn cũng rất quan tâm tới việc những cơ hội ngoài kia có thể giúp bạn lấp đầy những điểm yếu sẵn có nào trong bạn. Hay, bạn có thể khắc phục những khuyết điểm nào để đối mặt với thách thức bên ngoài sắp tới. Tương tự, bạn lại liên kết các yếu tố với nhau trong SWOT và đề ra các chiến lược cụ thể mà thôi.
Trở lại với ví dụ của Uper Crust Pies, đây chính là các chiến lược họ đã đề ra sau khi liên kết các yếu tố trong bản phân tích SWOT của mình:
Chiến lược cho sự phát triển trong tương lai của Uper Crust Pies:
Tìm kiếm những nhà đầu tư mới.
Tạo dựng kế hoạch marketing: Vì công ty cần phải thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng là các gia đình thuộc tầng lớp lao động, cần một bữa ăn thực sự thoải mái và healthy, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược marketing phù hợp.
Kế hoạch cho ngày lễ khai trường: Vì doanh nghiệp cần phải giữ lượng khách hàng mục tiêu sau buổi lễ khai trương, Uper cần lên kế hoạch cẩn thận cho buổi lễ này (như thực hiện các chính sách truyền thông, khuyến mại,…).
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.